Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

XÂY DỰNG Ubuntu-Openbox từ đĩa cài Ubuntu Alternate

Ubuntu là hệ điều hành ưa thích của bạn? Nhưng chế độ cài đặt sẵn của Ubuntu Live CD lại không thích hợp với nhu cầu của bạn? Đó là lý do bạn nên dùng đĩa cài Ubuntu Alternate, và xây dựng hệ thống theo ý bạn.

Bạn không nên quá rụt rè, vì với Ubuntu, việc này không rắc rối và mất công như Archlinux đâu. Nhiệm vụ của bạn chỉ là chọn các gói phù hợp và cài đặt chúng. Cơ bản chỉ cần vậy mà thôi.

Bài viết này tôi trình bày cách xây dựng hệ thống Ubuntu với giao diện Openbox, một giao diện đồ họa thuộc loại rất nhẹ.


PHẦN 1- Cài đặt hệ thống Ubuntu tối thiểu:

Màn hình khởi động của Ubuntu Alternate CD:

Từ Ubuntu Alternate

Sau khi chọn ngôn ngữ, bạn hãy ấn phím F4, rồi chọn mục "Cài đặt một hệ thống sử dụng dòng lệnh" (hệ thống tối thiểu):

Từ Ubuntu Alternate

Ubuntu sẽ yêu cầu ta xác định kiểu bàn phím, nhập tên máy, rồi cấu hình đồng hồ. Múi giờ Việt Nam là Asia/Ho_Chi_Minh:

Từ Ubuntu Alternate

Tiếp đó là phân vùng ổ cứng và chọn phân vùng để cài đặt:

Từ Ubuntu Alternate

Ubuntu sẽ cài đặt hệ thống cơ bản:

Từ Ubuntu Alternate

Thiết lập người dùng và mật khẩu:

Từ Ubuntu Alternate

Cấu hình trình quản lý gói APT:

Từ Ubuntu Alternate

Ubuntu tiếp tục cài đặt các gói phần mềm cơ bản:

Từ Ubuntu Alternate

Cài đặt bộ tải khởi động GRUB:

Từ Ubuntu Alternate

Khởi động lại, thế là ta đã có 1 hệ thống Ubuntu tối thiểu, với giao diện dòng lệnh:

Từ Ubuntu Alternate


PHẦN 2- Bổ xung:

Để cho việc cài đặt thuận tiện, ta nên đặt lệnh tắt cho một số lệnh hay dùng.

Sửa file ~/.bashrc bằng trình soạn thảo nano: $ nano .bashrc

Thêm vào nội dung như sau:

alias apt-s='apt-cache search'
alias apt-sh='apt-cache show'
alias apt-p='apt-cache policy'
alias apt-i='sudo apt-get install'
alias apt-r='sudo apt-get remove'
alias apt-pu='sudo apt-get purge'
alias apt-ar='sudo apt-get autoremove'
alias apt-ac='sudo apt-get autoclean'
alias apt-f='sudo apt-get -f install'
alias apt-u='sudo apt-get update'
alias apt-uu='sudo apt-get upgrade'
alias apt-du='sudo apt-get dist-upgrade'


Rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+O để lưu file, Ctrl+X để thoát

Giải thích: "alias" là biến để khai báo lệnh tắt, trước dấu "=" là lệnh tắt cho lệnh đầy đủ phía sau (bên trong dấu '')

Bây giờ, thay vì phải gõ cụm lệnh dài "sudo apt-get install", ta chỉ cần gõ lệnh tắt "apt-i" là được.

Khởi động lại máy một lần nữa, rồi ta tiến hành cài đặt.


PHẦN 3- Cài đặt giao diện Openbox:

Việc đầu tiên là cấu hình kho phần mềm, bằng cách sửa file "/etc/apt/sources.list"

$ sudo mv /etc/apt/sources.list /etc/apt/sources.list-old
$ sudo nano /etc/apt/sources.list


Nhập vào nội dung sau:

deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ lucid main restricted universe multiverse
deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ lucid-updates main restricted universe multiverse
deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ lucid-security main restricted universe multiverse


(lucid ở đây là tên mã của Ubuntu 10.04 LTS. Nếu là Ubuntu 10.10 thì phải thay "lucid" bằng "maverick"...)

Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O để lưu file, Ctrl+X để thoát

(Tham khảo: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/chon-mirror-may-chu-kho-phan-mem-tot.html)


Cài đặt các gói cơ bản (âm thanh, giao diện X...):

$ apt-u
$ apt-i alsa-utils xserver-xorg-core xinit menu-xdg
$ apt-i gdebi synaptic ubuntu-restricted-extras


Bàn thêm: gói xserver-xorg-core cũng không phải là tối thiểu, vì nó chứa tất cả driver của "video" vào "input".

Nếu muốn tối thiểu hơn thì bạn thay nó bằng 2 gói: xserver-xorg-video-vesaxserver-xorg-video-card_màn_hình_của_bạn.

Và Laptop thì cài thêm gói: xserver-xorg-input-synaptics


Cài đặt Openbox:

$ apt-i openbox-xdgmenu obconf obmenu


Thêm kho từ LXDE-Ubuntu và của Ubuntu-VN:

$ sudo add-apt-repository ppa:lxde/ppa
$ sudo add-apt-repository ppa:ubuntu-vn/ppa
$ apt-u



Cài đặt một số gói cơ bản:

$ apt-i lxpanel lxdm lxrandr lxshortcut lxtask lxappearance pcmanfm2 gvfs
$ apt-i policykit-desktop-privileges plymouth-label
$ apt-i shiki-wise-theme
$ apt-i system-config-printer-gnome system-config-printer-udev
$ apt-i ibus-unikey



Cài thêm một số phần mềm nhẹ, cần thiết:

$ apt-i feh sakura medit parcellite htop scrot
$ apt-i wicd firefox gecko-mediaplayer vlc gpicview mtpaint



Bây giờ ta có thể đăng nhập vào Openbox, để cài đặt (bằng Synaptic) hoặc cấu hình hệ thống cho thuận tiện:

$ startx

Từ Ubuntu Alternate


Ta cũng nên thêm kho của Medibuntu:

$ sudo wget --output-document=/etc/apt/sources.list.d/medibuntu.list http://www.medibuntu.org/sources.list.d/$(lsb_release -cs).list && sudo apt-get --quiet update && sudo apt-get --yes --quiet --allow-unauthenticated install medibuntu-keyring && sudo apt-get --quiet update

Rồi cài thêm codec: $ apt-i non-free-codecs


Cũng có thể thêm kho của Lubuntu:
$ sudo add-apt-repository ppa:lubuntu-desktop/ppa
$ apt-u



Nếu bạn muốn có driver nguồn đóng chính hãng cho phần cứng (Chẳng hạn card màn hình ATI, hoặc card mạng Broadcom...) thì bạn cần cài thêm gói "jockey-gtk"


Đây là giao diện Openbox với theme Shiki-Wise:
Từ Ubuntu Alternate
(Click vào ảnh để phóng to)


PHẦN 4- MỘT SỐ PHẦN MỀM có thể bạn cũng cần:

Dưới đây là các lệnh cài đặt theo từng nhóm (xếp theo tính chất)

$ apt-u

$ apt-i openoffice.org-l10n-vi openoffice.org-calc openoffice.org-writer openoffice.org-gtk
$ apt-i unoconv openoffice.org-pdfimport openoffice.org-wiki-publisher

$ apt-i xarchiver unzip unrar
$ apt-i galculator leafpad osmo epdfview imagemagick simple-scan


(Có thể thêm "sane-utils" để bổ xung cho "simple-scan"; có thể chọn "okular" thay cho "epdfview")

$ apt-i acpid powernowd pm-utils-powersave-policy xfce4-power-manager gnome-system-monitor

(Tham khảo: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/vai-goi-phan-mem-can-thiet-cho-laptop.html)

$ apt-i chromium-browser cheese transmission pidgin pyNeighborhood
$ apt-i goldendict goldendict-wordnet mpg123
$ apt-i gimp isomaster
$ apt-i brasero cdrdao dvdauthor vcdimager libdvdcss2 gstreamer0.10-fluendo-mp3
$ apt-i aqualung asunder exaile
$ apt-i audacity libavcodec-extra-52 libavformat-extra-52 libmp3lame0

$ apt-i gnome-system-tools gnome-disk-utility gnome-alsamixer catfish seahorse
$ apt-i hardinfo lxinput gpointing-device-settings cpu-checker

$ apt-i language-selector
$ apt-i localepurge



Bạn tự tìm hiểu công dụng và các thuộc tính khác của những gói phần mềm này nhé (Thông qua Synaptic hoặc dùng lệnh: $ apt-sh tên_gói)


Về cấu hình Openbox, bạn có thể tham khảo tại đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/kich-hoat-anti-aliasing-lam-min-cho.html

Và đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cau-hinh-openbox-lxpanel-trong-openbox.html

Và tại đây nữa: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/tan-dung-nang-luc-cua-pcmanfm-trong.html


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=10968

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

8 & 10 lý do bỏ Windows chuyển sang Linux

UPDATE ngày 07/08/2010: Thêm phần "Mười lý do sử dụng Linux thay Windows" (ở cuối)


Thấy bài viết hay quá, post lại lên đây.

Nguồn: http://www.ictnews.vn/Home/phan-mem/8-ly-do-bo-Windows-chuyen-sang-Linux/2010/07/2VCMS1629788/View.htm

ICTnews – Bây giờ là thời điểm rất tốt để từ bỏ Windows chuyển sang Linux cả trên máy trạm lẫn máy chủ.



Bài liên quan:
>> Kinh nghiệm chuyển sang nguồn mở


Microsoft đã dừng hỗ trợ Windows Server 2003 từ ngày 13/7/2010. Điều này có nghĩa là bạn cần tìm phần mềm khác để quản lý các máy chủ của mình. Bạn có thể chuyển từ Windows Server 2003 lên phiên bản mới hơn là Windows Server 2008 để nhận tiếp tục được hỗ trợ của Microsoft hoặc chuyển sang dùng Linux. Ở lĩnh vực máy trạm, những người mệt mỏi với hệ điều hành đầy rẫy lỗi Windows Vista cũng chỉ có cách chuyển lên Windows 7 hoặc chuyển sang nền tảng mới tự do hơn là Linux.

Có thể bạn tin rằng từ bỏ Windows để chuyển sang Linux là việc khó nhưng thực tế đó là vấn đề nhận thức. Không ít doanh nghiệp đã nhận thấy rằng Linux, một thời là hệ điều hành dành cho giới học thuật, nay đã cung cấp các dịch vụ và tính năng cần thiết cho nhu cầu của họ. Linux tiếp tục gia tăng hiện diện trong các trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới, trên hàng trăm nghìn máy tính để bàn cá nhân và hiện chiếm gần 10% ngành dịch vụ điện toán đám mây.

Hãy dành chút thời gian khám phá Linux và sử dụng nó trong môi trường doanh nghiệp của bạn. Đây là 8 lý chí ít bạn cũng nên dành chút thời gian tìm hiểu về Linux.


1. Hỗ trợ thương mại

Trước đây, các doanh nghiệp coi việc thiếu hỗ trợ thương mại là lý do chính để họ trung thành với Windows. Ba nhà cung cấp Linux thương mại lớn Red Hat, Novell và Canonical đã làm tiêu tan lo ngại này. Chỉ một trong các công ty này đã đủ năng lực đáp ứng nhu cầu các dịch vụ và ứng dụng quan trọng trong doanh nghiệp của bạn.


2. Hỗ trợ .NET

Các doanh nghiệp đã chuẩn hóa trên công nghệ của Microsoft, đặc biệt là công nghệ web .NET, có thể dùng Linux để hỗ trợ những ứng dụng .NET. Novell hiện sở hữu và hỗ trợ dự án Mono đảm bảo sự tương thích giữa Linux với nền tảng .NET. Một trong những mục tiêu của dự án Mono là cung cấp cho các doah nghiệp khả năng được lựa chọn và vượt qua sự khép kín công nghệ của Microsoft. Ngoài ra, dự án Mono còn cung cấp các tiện ích plugin để những người phát triển .NET có thể dễ dàng chuyển đổi các ứng dụng .NET dựa trên Windows mà không cần thay đổi các công cụ phát triển quen thuộc của mình.


3. Sự ổn định

Sự ổn định của Linux mang lại cho các doanh nghiệp sự yên tâm rằng các ứng dụng của họ sẽ không bị gián đoạn kéo dài do sự bất ổn của hệ điều hành. Linux đang hưởng thụ lợi thế hơn hẳn này so với Windows giống như người họ hàng Unix đã làm được. Sự ổn định này có nghĩa là Linux có thể hỗ trợ tới 99,999% các yêu cầu dịch vụ của doanh nghiệp. Khởi động lại sau mỗi tải lần bản vá hay thay đổi driver khiến cho Windows trở thành lựa chọn không ổn định và không đáng tin cậy với những người cần hỗ trợ liên tục cho các dịch vụ và ứng dụng trọng yếu của họ.


4. Bảo mật

Không có hệ điều hành nào an toàn 100% và Linux không phải là ngoại lệ. Nhưng Linux mang lại sự an toàn tuyệt vời cho người dùng nó. Từ những cập nhật lõi (kernel) đều đặn đến danh sách các bản vá bảo mật gần như hàng ngày, những người canh cửa bộ mã Linux đã giữ cho các hệ thống Linux rất an toàn. Các doanh nghiệp sử dụng các hệ thống Linux có hỗ trợ mất phí có thể nhận được tất cả các bản vá lỗi. Với Linux, bạn có một cộng đồng toàn cầu cung cấp các bản vá bảo mật, chứ không chỉ lệ thuộc vào một công ty như với những người dùng nền tảng Windows.


5. Cũng dễ dùng như Windows

Trước đây, những người quản trị Windows thấy rằng việc sử dụng bàn phím thay cho chuột là một trong những khó khăn cho việc chuyển đổi sang Linux. Nhưng Linux hiện cũng sử dụng các giao diện người dùng đồ họa (GUI) giống như Windows, chứ không chỉ sử dụng dòng lệnh như trước.


6. Yêu cầu phần cứng thấp

Các doanh nghiệp sẽ thích thực tế là những hệ thống “lỗi thời” của họ vẫn sẽ chạy được Linux và chạy ngon lành. Đây là điều thú vị với những người dùng Linux, không cần nâng cấp phần cứng để đáp ứng mỗi lần thay đổi phiên bản của phần mềm. Linux cũng chạy trên cả kiến trúc x86 32-bit và 64-bit. Nếu máy tính của bạn chạy Windows, nó cũng sẽ chạy được trên Linux. Tuy nhiên, máy chạy Linux có thể không chạy được trên Windows.


7. Linux là tự do

Có thể bạn đã nghe câu nói Linux là tự do. Không chỉ tự do và miễn phí bản quyền, Linux còn cho phép doanh nghiệp được tự do sáng tạo, sửa đổi và nâng cấp mã nguồn. Điều này đã giúp tạo ra các công ty như Google, hãng đã tận dụng khả năng tự do của Linux để trở thành doanh nghiệp thành công.


8. Cộng đồng toàn cầu

Linux có sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà phát triển trên toàn cầu đóng góp vào việc cải tiến mã nguồn cũng như vá các lỗi bảo mật. Cộng đồng tích cực này còn cung cấp cho các doanh nghiệp sự hỗ trợ miễn phí thông qua các diễn đàn và các website cộng đồng.


Các nơi cung cấp Linux

Nếu bạn muốn thử dùng Linux, có nhiều bản phân phối có thể tải về miễn phí và sử dụng không cần bất hợp đồng hỗ trợ thương mại nào:

CentOS – bản phân phối Linux dành cho doanh nghiệp của Redhat. (tutroc77 nói: Chắc dịch nhầm. Đúng ra thì CentOS là bản phân phối dành cho doanh nghiệp dựa trên Red Hat)

Ubuntu – bản phân phối Linux dành cho doanh nghiệp (có dịch vụ hỗ trợ thương mại).

Fedora – Phiên bản dựa trên Linux của Red Hat.

OpenSUSE – Phiên bản SUSE Linux miễn phí của hãng Novell.

Debian – bản phân phối gốc của nhiều bản phân phối Linux như Ubuntu và Linux Mint.

Bạn có thể tìm thông tin liên quan đến quá trình chuyển đổi từ Windows sang Linux thông qua tổ chức Linux Foundation hoặc các thành viên kim cương của tổ chức này.

Quốc Cường

Theo PC World


*************************

Mười lý do sử dụng Linux thay Windows
Tác giả: Hoa Thiếu Ca

(Bài này tương tự bài trên)

Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/tin-tuc/tin-quoc-te/2010/08/1220210/muoi-ly-do-su-dung-linux-thay-windows/


Theo một bài viết gần đây trên Techworld.com, có 10 lý do khiến máy tính nền Linux đáng sử dụng hơn so với Windows.



Nhiều người dùng cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để nói lời chia tay với Windows, bất kể là họ đang sử dụng máy trạm làm việc, máy tính cá nhân hay máy chủ trong doanh nghiệp. Ví dụ, Microsoft đã chấm dứt hỗ trợ Windows Server 2003 kể từ ngày 13/7 vừa qua, do đó bạn (và nhiều người dùng khác) sẽ cầm tìm một nền tảng khác cho máy chủ của mình. Bất kể là chuyển từ máy chủ nền Windows Server 2003 lên phiên bản 2008 hay máy chủ nền Linux, hay nâng cấp máy tính để bàn Windows Vista đầy trục trặc lên Windows 7 hào hoa thì Linux vẫn được xem là nền tảng sẽ mang đến cho bạn nhiều sự tự do hơn bao giờ hết.

Bạn - và nhiều người dùng khác - có thể tin rằng việc chuyển đổi từ Windows sang Linux là một công việc đầy khó khăn, tuy nhiên sự thay đổi trong suy nghĩ và sự nhận thức về việc chuyển đổi này (từ Windows sang Linux) thậm chí còn khó khăn hơn. Nếu từng cố gắng thực hiện một nâng cấp từ Windows XP lên Windows 7, thì ắt hẳn bạn hiểu được nguyên nhân là do đâu.

Người dùng doanh nghiệp đã sớm nhận thấy Linux là 1 hệ điều hành thay thế đáng giá, cung cấp đủ những thành phần và dịch vụ cần thiết mà nhiều doanh nghiệp cần sử dụng. Tiếp đến, Linux cũng đã tiếp tục thâm nhập vào những trung tâm dữ liệu (data center) lớn nhất của thế giới, xuất hiện trên hàng trăm ngàn máy tính cá nhân và trở thành người thống trị gần như 100% của ngành dịch vụ điện toán mây (cloud service).

Hãy dành thời gian để khám phá Linux và áp dụng chúng cho công việc, doanh nghiệp của chính bạn. Nếu vẫn chưa an tâm thì 10 lý do được đề cập bên dưới sẽ giúp bạn suy nghĩ lại về Linux.


1. Sự hỗ trợ kỹ thuật tích cực

Trong quá khứ, doanh nghiệp thường mượn lý do thiếu sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật để gắn bó với Windows. Tuy nhiên, vào lúc này, sự bành trướng và phổ dụng của mã nguồn mở đã khiến các hãng sản xuất, ứng dụng và dịch vụ nền Linux thay đổi. Ví dụ, 3 cây đại thụ trong lĩnh vực cung cấp HĐH Linux như Red Hat, Novell và Canonical hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24x7 trong cả năm đối với mọi dịch vụ.


2. Hỗ trợ và tương thích .NET

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã tiêu chuẩn hóa các ứng dụng, dịch vụ của mình dựa trên công nghệ của Microsoft, đặc biệt là công nghệ web mang tên .NET. Hiện giờ, các nền tảng Linux cũng đã bắt đầu hỗ trợ các ứng dụng .NET. Ví dụ, Novell cung cấp dự án/thư viện Mono có khả năng tương thích với .NET. Một trong những mục tiêu của Mono là cung cấp cho doanh nghiệp khả năng lựa chọn và cung cấp các bổ sung (plug-in) Visual Studio vì thế các lập trình viên .NET có thể dễ dàng chuyển đổi các ứng dụng .NET trên nền Microsoft mà không phải thay đổi các công cụ lập trình quen thuộc. Tại sao Novell và những hãng khác lại nỗ lực tạo ra 1 môi trường .NET trong Linux? Câu trả lời thật đơn giản, Linux là 1 lựa chọn tốt hơn so với Windows để tạo ra sự ổn định cho ứng dụng .NET.


3. Truyền thống Unix

Sự ổn định của các HĐH nền Linux cung cấp cho doanh nghiệp sự thoải mái về tâm trí khi các ứng dụng [trên nền Linux] không phải chịu đựng những trục trặc và thiếu sót dai dẳng xuất phát từ việc HĐH không ổn định. Linux có hiệu năng cao - giống đàn anh Unix - và điều này có nghĩa là Linux có thể hỗ trợ đến 99,999% các yêu cầu dịch vụ. Trong khi đó, do có quá nhiều bản sửa lỗi, cập nhật bảo mật và trình điều khiển đã khiến Windows trở nên không ổn định và không đáng tin cậy cho những người dùng thường xuyên cần sự hỗ trợ kỹ thuật cho các ứng dụng và dịch vụ quan trọng mà họ đang sử dụng.


4. Bảo mật

Không có HĐH nào an toàn tuyệt đối và Linux không là ngoại lệ. Tuy nhiên, Linux cung cấp khả năng bảo mật xuất sắc cho người dùng. Từ phần lõi (kernel) thường xuyên được cập nhật cho đến hầu hết bản cập nhật bảo mật mỗi ngày, cộng đồng Linux đã làm cho các hệ thống Linux trở nên rất an toàn. Với Linux, người dùng được một cộng đồng trên toàn cầu cung cấp các bản sửa lỗi bảo mật, chứ không phải ngồi chờ "cấp phát" như với các HĐH, ứng dụng sử dụng mã nguồn "đóng" khác.


5. Các kỹ năng có khả năng chuyển đổi

Một rào cản đối với việc áp dụng Linux chính là có ý kiến cho rằng Linux không (đủ) giống như Unix, và vì thế các quản trị viên Unix không thể sử dụng thành công kiến thức hiện có của mình để chuyển đổi sang Linux. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và người dùng lại cho rằng hệ thống tập tin trên Unix và Linux khá tương đồng, cạnh đó Linux cũng sử dụng 1 bộ chuẩn các lệnh của Unix. Trên thực tế, có vài lệnh trên Linux không thể tương thích với Unix và ngược lại.

Về cơ bản, các quản trị viên nền Windows có thể nhận thấy việc sử dụng bàn phím thay cho chuột là một khó khăn cần quan tâm khi chuyển đổi sang Linux, tuy nhiên một khi đã khám phá sức mạnh của những dòng lệnh thì họ có thể không bao giờ muốn "nhấn chuột" nữa. Đừng lo lắng, nếu vẫn yêu thích giao diện kiểu Windows, Linux cung cấp cho bạn vài lựa chọn.


6. Phần cứng linh hoạt

Doanh nghiệp chắc chắn sẽ thích thực tế là các hệ thống phần cứng "lỗi thời" vẫn có thể chạy Linux và thậm chí chạy rất tốt. Với Linux, người dùng không nhất thiết phải nâng cấp phần cứng để "theo chân" một phiên bản HĐH hay ứng dụng mới. Linux có thể chạy trên các kiến trúc x86 32-bit và cả 64-bit. Nếu hệ thống của bạn đang chạy Windows thì nó hoàn toàn có thể cài Linux.


7. Miễn phí

Có lẽ, bạn đã từng nghe Linux miễn phí. Đúng vậy, Linux không thu tiền sử dụng và miễn phí trong trường hợp người dùng tuân thủ 1 số điều khoản về bản quyền và hạn chế sử dụng. Linux cho phép người dùng tải về để chỉnh sửa và nâng cấp mã nguồn, sau đó chia sẻ lại cho cả cộng đồng và chính khả năng cho phép tự do sáng tạo với Linux đã giúp dựng nên các công ty lớn như Google.


8. Cộng đồng người dùng toàn cầu

Linux có sự hỗ trợ từ 1 cộng đồng toàn cầu của các lập trình viên chung tay xây dựng mã nguồn mở, phát hiện và vá các lỗi bảo mật, nâng cấp hệ thống. Cộng đồng người dùng này cũng cung cấp cho doanh nghiệp sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí thông qua các diển đàn và website cá nhân.


9. Quỹ Linux

Quỹ Linux là 1 nhóm các đơn vị hỗ trợ (gồm Fujitsu, Hitachi, HP, IBM, Intel, NEC, Novell và Oracle) và các thành viên tài trợ cũng như hợp tác với Linus Torvalds (và những người dùng khác làm việc toàn thời gian với Linux), có mục tiêu hoạt động là quảng bá, bảo vệ và chuẩn hóa Linux để nền tảng này phát triển trên toàn thế giới.


10. Cập nhật thường xuyên

Bạn chán nản khi phải chờ đợi 1 bản Service Pack cho Windows mỗi 18 tháng? Bạn cũng cảm thấy khó khăn để nâng cấp Windows sau vài năm bởi vì không biết rõ đường dẫn đến nơi chứa bản nâng cấp? Trong khi đó, Ubuntu Linux cung cấp phiên bản mới mỗi 6 tháng và sự hỗ trợ dài hạn trong vòng 2 năm với mỗi phiên bản (tutroc77 nói: Cái này chắc ám chỉ Ubuntu :D). Ngoài ra, các nhà cung cấp HĐH Linux thường xuyên cung cấp các bản sửa lỗi và vá bảo mật trong năm ngay khi cần thiết. Một ưu điểm khác, sau khi nâng cấp, hệ thống không cần phải khởi động lại.

Nếu đang có ý định chuyển sang Linux, bạn có thể tham khảo các nhà cung cấp sau để tải về miễn phí:

• CentOS

• Ubuntu

• Fedora

• OpenSUSE

• Debian


Nguồn: Techworld

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Chọn MIRROR (Máy chủ - Kho phần mềm) TỐT nhất cho các Distro

Mirror tốt bao gồm 2 yếu tố. Một là phải thường xuyên cập nhật, và hai là tốc độ download nhanh.

Thông tin về các mirror của Ubuntu: https://launchpad.net/ubuntu/+archivemirrors

Thông tin về các mirror của Archlinux: https://www.archlinux.de/?page=MirrorStatus
và: http://wiki.archlinux.org/index.php/Mirror#Mirror_status

Thông tin về các mirror của Linux Mint: http://www.linuxmint.com/mirrors.php

Thông tin về các mirror của Mandriva: http://wiki.mandriva.com/en/Mandriva_mirrors
và: http://wiki.mandriva.com/en/Mandriva_mirrors

Thông tin về các mirror của openSUSE: http://mirrors.opensuse.org/

Thông tin về các mirror của Unity Linux: http://wiki.unity-linux.org/mirrors
và: http://unity-linux.org/mm/mirrorstatus.html

Một số trang kể trên cho biết về tình trạng cập nhậtbăng thông của các mirror. Còn để kiểm tra tốc độ của mirror thì dùng lệnh PING là đơn giản nhất.

Ví dụ, để kiểm tra tốc độ của mirror "ftp.hostrino.com" (http://ftp.hostrino.com/pub/ubuntu/archive/) của Ubuntu ta chạy lệnh:

$ ping ftp.hostrino.com

Từ Ubuntu - Mint

Như vậy là thời gian đáp ứng của mirror "ftp.hostrino.com" (Hong Kong) rất nhanh, trung bình "time=48ms". Tuy nhiên, xem thông tin trên Web thì mirror này lại không được cập nhật thường xuyên lắm.

Thời gian gần đây, mirror "ftp.tku.edu.tw" (Taiwan) của Ubuntu mà trước đây tôi hay dùng không còn nhanh nữa (time=300ms). Cho nên bây giờ tôi chuyển sang dùng các mirror khác:

Lựa chọn số 1: debian.nctu.edu.tw (Taiwan)
Lựa chọn số 2: free.nchc.org.tw (Taiwan)
Lựa chọn số 3: mirror.internode.on.net (Australia)

Đây là nội dung file /etc/apt/source.list (Ubuntu) của tôi:

# Bắt đầu:

# deb http://ftp.hostrino.com/pub/ubuntu/archive/ lucid main restricted universe multiverse
# deb http://ftp.hostrino.com/pub/ubuntu/archive/ lucid-updates main restricted universe multiverse
# deb http://ftp.hostrino.com/pub/ubuntu/archive/ lucid-security main restricted universe multiverse

deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ lucid main restricted universe multiverse
deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ lucid-updates main restricted universe multiverse
deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ lucid-security main restricted universe multiverse

# deb http://free.nchc.org.tw/ubuntu/ lucid main restricted universe multiverse
# deb http://free.nchc.org.tw/ubuntu/ lucid-updates main restricted universe multiverse
# deb http://free.nchc.org.tw/ubuntu/ lucid-security main restricted universe multiverse

# deb http://mirror.internode.on.net/pub/ubuntu/ubuntu/ lucid main restricted universe multiverse
# deb http://mirror.internode.on.net/pub/ubuntu/ubuntu/ lucid-updates main restricted universe multiverse
# deb http://mirror.internode.on.net/pub/ubuntu/ubuntu/ lucid-security main restricted universe multiverse

# Hết!


Lưu ý: Các dòng có dấu "#" ở đầu là các dòng ghi chú (không được kích hoạt)


BỔ XUNG ngày 01/3/2011 cho họ Ubuntu:

Mấy hôm nay, tốc độ của mirror "ftp.tku.edu.tw" đã nhanh trở lại, trung bình "time=75ms. So với nó thì tốc độ của mirror "debian.nctu.edu.tw" chậm hơn đôi chút (trung bình time=102ms)

Hiện tại, nội dung file /etc/apt/source.list trong Linux Mint 10 của tôi như sau:

deb http://ftp.jaist.ac.jp/pub/Linux/LinuxMint/ julia main upstream import

deb http://ftp.tku.edu.tw/ubuntu/ maverick main restricted universe multiverse
deb http://ftp.tku.edu.tw/ubuntu/ maverick-updates main restricted universe multiverse
deb http://ftp.tku.edu.tw/ubuntu/ maverick-security main restricted universe multiverse

# deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ maverick partner
# deb http://archive.ubuntu.com/ubuntu/ maverick partner

deb http://packages.medibuntu.org/ maverick free non-free

# deb http://archive.getdeb.net/ubuntu maverick-getdeb apps
# deb http://archive.getdeb.net/ubuntu maverick-getdeb games

deb http://download.virtualbox.org/virtualbox/debian maverick contrib

deb http://www.geekconnection.org/remastersys/repository remastersys/




BỔ XUNG ngày 03/4/2011 cho họ Ubuntu

Mới thử 2 MIRROR này cũng thấy khá nhanh và có vẻ ổn định:

1 Mirror từ Singapore:
- ezNetworking Solutions Pte. Ltd.: http://ubuntu.oss.eznetsols.org/ubuntu/

Và 1 Mirror từ China (nhanh hơn Singapore):
- LUPA: http://mirror.lupaworld.com/ubuntu/



BỔ XUNG ngày 26/7/2011 cho họ Ubuntu

Dạo gần đây máy chủ FPT của Việt Nam khá nhanh và ổn định

http://mirror-fpt-telecom.fpt.net/ubuntu/

(Lệnh kiểm tra: ping mirror-fpt-telecom.fpt.net)

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Vài gói PHẦN MỀM cần thiết cho LAPTOP (Archlinux & Ubuntu)

Tham khảo: http://wiki.archlinux.org/index.php/Laptop

Bài viết này đề cập đến 2 Distro quan trọng với tôi là ArchlinuxUbuntu.

Thực ra, nếu bạn cài các Distro thuộc họ Ubuntu theo cách thông thường thì không cần quan tâm đến vấn đề này cũng được. Vì chúng đã được cài đặt sẵn. Nhưng nếu bạn xây dựng hệ thống Ubuntu theo cách riêng, Openbox-Ubuntu chẳng hạn, thì bạn nên biết những gói phần mềm này.

(Về cách xây dựng Openbox-Ubuntu từ Ubuntu Alternate CD tôi sẽ có 1 bài viết riêng)

Với Archlinux, nếu bạn cài đặt trọn gói môi trường GNOME, KDE hặc Xfce thì chúng cũng đã có những gói hỗ trợ cho Laptop. Tuy nhiên, vẫn nên tìm hiểu những phần mềm này.


Các gói phần mềm cần thiết trên Archlinux hỗ trợ cho Laptop là: Pm-utils, Acpid, Powernowd, Laptop Mode Tools, Lm sensors,...

Pm-utils cung cấp chức năng đình chỉ và ngủ đông cho Laptop.

Acpid kết hợp với "Pm-utils" cung cấp chức năng khi đóng (gập) màn hình, khi ấn các phím Power, Sleep/Suspend, khi cắm hặc rút nguồn điện.

Powernowd giúp giảm công suất của bộ vi xử lý khi Laptop chạy bằng Pin, để tiết kiệm Pin.

Laptop Mode Tools (laptop-mode-tools) giúp giảm công suất của nhiều thành phần trên mày khi Laptop chạy bằng Pin, để tiết kiệm Pin.

Lm sensors (lm_sensors) giúp theo dõi và quản lý nhiệt độ, điện áp và quạt.


Cài đặt và cấu hình các gói phần mềm này tham khảo chi tiết trên wiki.archlinux.org

Ngoài ra, khi bạn dùng các giao diện nhẹ như Openbox hoặc LXDE thì cũng nên cài thêm gói xfce4-power-manager (Phần mềm quản lý điện năng của môi trường Xfce).


Các gói phần mềm cần thiết trên Ubuntu hỗ trợ cho Laptop là: Acpid, Powernowd, Pm-utils-powersave-policy, Lm-sensors, Fancontrol...

Với Ubuntu, chỉ cần cài chúng:

apt-get install acpid powernowd pm-utils-powersave-policy lm-sensors fancontrol

Vậy là xong!


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10814

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

CÀI ĐẶT Ubuntu, Linux Mint, Ubuntu Studio... TỪ Ổ CỨNG

Tham khảo: https://help.ubuntu.com/community/Installation/FromLinux

Để cài đặt Distro Linux thuộc họ Ubuntu từ ổ cứng, yêu cầu phải có bộ tải khởi động GRUB, hoặc Grub4dos. Nếu máy bạn đang có 1 Distro Linux thì coi như là đã có GRUB (có 1 số ít ngoại lệ). Bài viết này đề cập đến trường hợp có GRUB.

Trước tiên, ta phải có file ISO cài đặt của hệ điều hành. Có 2 dạng file, dạng thứ 1 là Live CD, còn dạng thứ 2 là Install CD (Alternate).

Live CD gồm có Ubuntu Live CD, Linux Mint, Kubuntu Live CD, Xubuntu Live CD, Lubuntu Live CD...

Install CD gồm có Ubuntu Alternate CD, Ubuntu Studio, Kubuntu Alternate CD, Xubuntu Alternate CD...

(Tôi mới chỉ thử nghiệm với Ubuntu Live CD, Linux Mint và Ubuntu Alternate CD)


A. Đối với LIVE CD:

(Tham khảo cách Boot trực tiếp từ file ISO loại Live CD, của họ Ubuntu, với GRUB 2 tại đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/boot-tu-file-iso-loai-live-cd-cua-ho.html)

Nguyên lý: Trích xuất toàn bộ nội dung đĩa CD vào một phân vùng dạng Ext3 (Tôi chưa thử với Ext2 và Fat32). Sau đó khai báo cho Grub khởi động từ phân vùng này.


1- Tạo 2 thư mục tạm, ví dụ:

$ mkdir /tmp/iso
$ mkdir /tmp/hdd



2- Gắn kết file ISO, ví dụ:

$ sudo mount /đường_dẫn/ubuntu-10.04-desktop-amd64.iso -o loop /tmp/iso

Ví dụ với Linux Mint:

$ sudo mount /đường_dẫn/linuxmint-9-gnome-cd-i386.iso -o loop /tmp/iso


3- Gắn kết phân vùng Ext3 (Phân vùng để trống nhé), ví dụ:

$ sudo mount /dev/sda6 /tmp/hdd


4- Đồng bộ nội dung từ file ISO vào phân vùng Ext3, ví dụ:

$ sudo rsync -av /tmp/iso /tmp/hdd


5- Tháo gắn (UnMount) file ISO và phân vùng Ext3, ví dụ:

$ sudo umount /tmp/iso
$ sudo umount /tmp/hdd



6- Khai báo cho GRUB, (Như ví dụ bên trên thì phân vùng Ext3 là "/dev/sda6")

Lưu ý: File "initrd" nằm trong thư mục "casper" bên trong file ISO của Distro thuộc họ Ubuntu có 2 dạng

- Nếu thuộc dòng Ubuntu là "initrd.gz"
- Còn thuộc dòng Linux Mint là "initrd.lz"


Với Grub1, thêm mục khởi động sau vào file "/boot/grub/menu.lst"

title     Install Ubuntu-Mint-Live (on sda6)
root      (hd0,5)
kernel    /casper/vmlinuz boot=casper rw
initrd    /casper/initrd.gz (hoặc initrd.lz)


Dòng thứ 3 có thể viết đầy đủ hơn như sau:
kernel    /casper/vmlinuz boot=casper root=/dev/ram ramdisk_size=1048576 rw


Với Grub2, thêm mục khởi động sau vào file "/etc/grub.d/40-custom", rồi chạy lệnh cập nhật cho GRUB ($ sudo update-grub)

menuentry "Install Ubuntu-Mint-Live (on sda6)" {
     insmod ext2
     set root=(hd0,6)
     linux /casper/vmlinuz boot=casper rw
     initrd /casper/initrd.gz (hoặc initrd.lz)
}


Dòng thứ 4 có thể viết đầy đủ hơn như sau:
     linux /casper/vmlinuz boot=casper root=/dev/ram1 ramdisk_size=1048576 rw


(Với Ubuntu Live CD, tôi đã thử không cần copy toàn bộ nội dung file ISO, mà chỉ cần copy duy nhất thư mục "/casper" trong file ISO mà vẫn khởi động tốt)


B. Đối với INSTALL CD:

1- Tải 2 file "vmlinuz" và "initrd.gz" từ thư mục "/dists/tên_phiên_bản_ubuntu/main/installer-amd64/current/images/hd-media/" hoặc thư mục "/dists/tên_phiên_bản_ubuntu/main/installer-i386/current/images/hd-media/" (Tùy máy bạn là 32-bit hay 64-bit), trên một mirrors nào đó của Ubuntu.

Ví dụ, Ubuntu10.04 (tên mã là lucid) với mirrors "debian.nctu.edu.tw" thì 2 địa chỉ tương ứng là:

http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/dists/lucid/main/installer-i386/current/images/hd-media

và: http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/dists/lucid/main/installer-amd64/current/images/hd-media

(Tham khảo bài viết về mirrors: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/chon-mirror-may-chu-kho-phan-mem-tot.html)


2- Đặt 2 file nói trên vào một phân vùng Ext3 nào đó (Không cần thiết là phân vùng trống, tôi chưa thử với Ext2 và Fat32)

Ví dụ, tôi đặt 2 file trên vào thư mục "/boot/hd-media" trên phân vùng "/dev/sda6"


3- Đặt file ISO vào một phân vùng Ext3 nào đó (Không đặt trong thư mục; Không cần thiết là phân vùng trống; Tôi chưa thử với Ext2 và Fat32).


4- Khai báo cho GRUB:

Với Grub1, thêm mục khởi động sau vào file "/boot/grub/menu.lst"

title     Install Ubuntu-Alt CD (on sda6)
root      (hd0,5)
kernel    /install/vmlinuz rw
initrd    /install/initrd.gz


Dòng thứ 3 có thể viết đầy đủ hơn như sau:
kernel    /install/vmlinuz root=/dev/ram ramdisk_size=1048576 rw


Với Grub2, thêm mục khởi động sau vào file "/etc/grub.d/40-custom", rồi chạy lệnh cập nhật cho GRUB ($ sudo update-grub)

menuentry "Install Ubuntu-Alt CD (on sda6)" {
     insmod ext2
     set root=(hd0,6)
     linux /boot/hd-media/vmlinuz rw
     initrd /boot/hd-media/initrd.gz
}


Dòng thứ 4 có thể viết đầy đủ hơn như sau:
     linux /boot/hd-media/vmlinuz root=/dev/ram1 ramdisk_size=1048576 rw


Chúc các bạn thành công!

Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=10777

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Openbox + LXPanel + Dolphin... Xây dựng hệ thống Archlinux NHẸ, tiện dụng, đẹp

Archlinux 32-bit với giao diện Openbox, theme Shiki-wise:

Từ KDEmod
(Click vào ảnh để phóng to)

Trước đây, tôi đã trình bày một cách xây dựng hệ thống Archlinux mà ưu tiên hàng đầu là tiêu chuẩn ĐẸP, rồi đến TIỆN DỤNG, và cuối cùng mới là NHẸ. Còn ở bài viết này thứ tự tiêu chuẩn được đảo ngược, ưu tiên số 1 là NHẸ.


Bước 1 - Cài đặt Archlinux phần cơ bản

Tham khảo bài viết: http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/cai-at-archlinux-201005-phan-1.html

Lưu ý ở bài viết này:

- Ở Bước 6 - Chỉnh sửa các file cấu hình, Mục 4- Sửa file pacman.conf: Bạn nhớ thêm kho của KDEmod luôn nhé, vì ta sẽ sử dụng đến

- Ở Bước 6 - Chỉnh sửa các file cấu hình, Mục 5- Sửa file mirrorlist: Ngoài máy chủ ftp.tku.edu.tw (Taiwan) ta cũng nên kích hoạt thêm một vài máy chủ khác, để đề phòng khi máy chủ này có sự cố. Khi kích hoạt nhiều máy chủ thì máy chủ đứng trên sẽ được ưu tiên hơn máy chủ đứng dưới.

Dưới đây là các máy chủ tôi hay dùng, xếp theo thứ tự ưu tiên (Nội dung trong file "/etc/pacman.d/mirrorlist"):

# Taiwan
Server = http://ftp.tku.edu.tw/Linux/ArchLinux/$repo/os/$arch
Server = http://www.mirror.tw/pub/ArchLinux/$repo/os/$arch

# Japan
Server = http://ftp.jaist.ac.jp/pub/Linux/ArchLinux/$repo/os/$arch

# Australia
Server = http://mirror.internode.on.net/pub/archlinux/$repo/os/$arch


Tham khảo thêm: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/cai-at-archlinux-bang-file-iso-tu-trong.html
và: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/cai-at-archlinux-bang-file-iso-tu-trong_02.html



Bước 2 - Thêm người dùng, SUDO, cài đặt Alsa (âm thanh), Xorg (môi trường đồ họa cơ bản), và một số gói phần mềm thông dụng...

Tham khảo bài viết: http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/cai-at-archlinux-201005-phan-2.html
(Đã UPDATE ngày 15-07-2010)

Lưu ý ở bài viết này: Chỉ tham khảo đến hết phần cài đặt fonts ở mục 7 thôi nhé



Bước 3 - Cài Yaourt (Trình cài đặt tương tự "Pacman" nhưng có hỗ trợ AUR)

Tham khảo bài viết: http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/cai-at-tuy-bien-archlinux-ep-tien-dung_17.html
và: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/repoarchlinuxfr-kho-bo-xung-cho.html



Bước 4 - Cài giao diện Openbox + LXPanel + Dolphin + SLiM...

Mức chiếm dụng hệ thống khi đăng nhập vào Openbox:
Từ KDEmod

# Pacman -S openbox pyxdg
# Pacman -S obconf menumaker obmenu
# Pacman -S lxpanel lxappearance lxde-icon-theme
# Pacman -S tango-icon-theme
# Pacman -S gamin
# Pacman -S kdemod-kdebase-dolphin kdemod-oxygen-icons
# Pacman -S oxygen-molecule-theme
# Pacman -S slim archlinux-themes-slim

Tham khảo cách cấu hình SLiM: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/cau-hinh-slim-trinh-quan-ly-ang-nhap.html

Lưu ý: Nếu bạn chỉ cài duy nhất giao diện Openbox thì trong file ~/xinitrc chỉ cần thêm dòng:
exec ck-launch-session openbox-session

Khi đó, tất cả các dòng "exec" khác trong file này phải có dấu # (ghi chú) đứng đầu dòng


Cài thêm một số gói phần mềm NHẸ, thông dụng:

Feh - Trình quản lý ảnh nền (background): # pacman -S feh
(Tham khảo: http://wiki.archlinux.org/index.php/Feh)

Parcellite - Trình quản lý Clipboard: # pacman -S parcellite

Wicd - Trình quản lý mạng: # pacman -S wicd
(Phải thêm "wicd" vào mục DAEMONS trong file /etc/rc.conf - Xem bước 6 bên dưới)

Ibus-Unikey - Bộ gõ Tiếng Việt: $ yaourt -S ibus-unikey

Sakura - Cửa sổ dòng lệnh Terminal: # pacman -S sakura

Medit - Trình soạn thảo Text: # pacman -S medit

GPicView - Trình xem ảnh: # pacman -S gpicview

mtPaint - Trình chỉnh sửa ảnh: # pacman -S mtpaint

VLC - Trình nghe nhạc, xem phim: # pacman -S vlc

Scrot - Trình dòng lệnh chụp ảnh màn hình: # pacman -S scrot



Bước 5 - Cấu hình Openbox:

Tham khảo cách cài đặt và cấu hình Openbox: http://wiki.archlinux.org/index.php/Openbox

Có 3 file cấu hình chính cho Openbox:
- 1 là ~/.config/openbox/rc.xml
- 2 là ~/.config/openbox/menu.xml
- 3 là ~/.config/openbox/autostart.sh

Cả 3 file này đều chỉnh sửa được bằng các trình soạn thảo thông thường như nano hoặc medit

File "rc.xml" có thể được chỉnh sửa thông qua giao diện của trình ObConf
(Đã cài ở trên - Lệnh: $ obconf)

File "menu.xml" có thể được chỉnh sửa (cập nhật) thông qua trình MenuMaker
(Đã cài ở trên - Lệnh: $ mmaker -vf OpenBox3)

File "menu.xml" cũng có thể được chỉnh sửa thông qua giao diện của trình Obmenu
(Đã cài ở trên - Lệnh: $ obmenu)

Mỗi khi cài thêm hoặc gỡ bỏ các phần mềm trên Openbox thì đều cần cập nhật lại file "menu.xml". Và mỗi khi sửa xong thì đều cần chạy lệnh "Reconfigure" trên MENU của Openbox
(click chuột phải vào màn hình):
Từ KDEmod


Ngoài ra, trong kho cộng đồng AUR của Archlinux còn có gói openbox-xdgmenu (lấy từ Ubuntu). Gói này giúp menu của Openbox (file cấu hình là "menu.xml") tự động cập nhật mỗi khi cài đặt hay gỡ bỏ phần mềm.


Cách chỉnh sửa file "autostart.sh" tham khảo tại: http://openbox.org/wiki/Help:Autostart. Còn dưới đây là nội dung file "autostart.sh" của tôi:

# Bắt đầu
# Run the system-wide support stuff
. $GLOBALAUTOSTART

# Programs to launch at startup
sh ~/.fehbg &

# Programs that will run after Openbox has started
(sleep 1 && lxpanel) &
(sleep 2 && parcellite) &
# Hết


Hệ thống khi chạy ở mức thông thường vẫn rất nhẹ:
Từ KDEmod


Bước 6 - Cài đặt thêm một số gói phần mềm thông dụng:

Tham khảo thêm cách cài đặt một số phần mềm thông dụng như trình quản lý mạng Wicd, FLASHplugin cho trình duyệt Web... ở đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/cai-at-tuy-bien-archlinux-ep-tien-dung.html


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10737

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

CẤU HÌNH SLiM - Trình quản lý đăng nhập hạng nhẹ, trên Archlinux

SLiM là một trình quản lý đăng nhập tương tự như KDM của KDE ,hoặc GDM của GNOME. Nhưng nó nhẹ hơn và các tính năng cũng đơn giản hơn 2 trình đăng nhập kia. Tuy đơn giản, nhưng SLiM cũng hỗ trợ đăng nhập đa phiên (nhiều môi trường giao diện khác nhau). Lựa chọn đăng nhập vào các môi trường bằng cách nhấn phím F1. SLiM thường được dùng kết hợp với các môi trường giao diện nhẹ như Openbox hoặc LXDE để tạo thành một hệ thống Linux gọn nhẹ, nhanh nhẹn.

Theo trang web http://slim.berlios.de/manual.php thì SLiM còn cho phép tắt máy, khởi động lại, ngủ đông, thoát ra giao diện dòng lệnh và mở cửa sổ Terminal từ màn hình đăng nhập của SLiM. Tuy nhiên, theo thử nghiệm của tôi thì hiện nay chỉ có thể tắt máy và khởi động lại mà thôi.

Muốn tắt máy thì ta gõ "halt" vào mục "username", rồi nhập password của Root, còn muốn khởi động lại thì gõ "reboot" vào mục "username", rồi cũng phải nhập password của Root.

Tham khảo: http://wiki.archlinux.org/index.php/SLiM

Trình quản lý đăng nhập SLiM trên TinyMe

Lệnh cài đặt SLiM:

# pacman -S slim

Cài Themes cho SLiM:

# pacman -S slim-themes archlinux-themes-slim

Các Themes của SLiM sẽ được cài vào thư mục "/usr/share/slim/themes"

Sau đó thêm "slim" vào mục DAEMONS trong file "/etc/rc.conf". Lưu ý là trong mục DAEMONS không được kích hoạt trình quản lý đăng nhập nào khác (chẳng hạn như kdm hoặc gdm)

Ví dụ:

DAEMONS=(@syslog-ng dbus hal @laptop-mode !network @wicd @alsa !kdm slim)

Để cấu hình SLiM, ta quan tâm tới 2 file, 1 là file ẩn "/home/tên_user/.xinitrc", 2 là file "/etc/slim.conf"

Dưới đây là ví dụ về cách cấu hình SLiM, để quản lý đăng nhập cho 4 môi trường KDE, Xfce, LDXE và Openbox:


1. Sửa file "/home/tên_user/.xinitrc", thêm vào cuối nội dung sau:

# Bắt đầu
DEFAULT_SESSION=startkde

case $1 in
kde)
       exec ck-launch-session startkde
       ;;
xfce)
       exec ck-launch-session startxfce4
       ;;
lxde)
       exec ck-launch-session startlxde
       ;;
openbox)
       exec ck-launch-session openbox-session
       ;;
*)
       exec $DEFAULT_SESSION
       ;;
esac
# Hết



Lưu ý, ở mục DEFAUTLS_SESSION không dùng được biến "ck-launch-session" khi hệ thống cài nhiều môi trường giao diện khác nhau. Như vậy là khi đăng nhập bằng Defaults thì trên Menu sẽ không có các nút lệnh Shutdown và Restart. Khi đó không nên đăng nhập bằng Defaults, mà ta nên ấn phím F1 rồi chọn được môi trường đăng nhập thích hợp.

Chọn phiên đăng nhập LXDE với trình quản lý đăng nhập SLiM trên Archlinux


2. Sửa file "/etc/slim.conf"

Trong file này có nhiều mục cấu hình, nhưng bình thường thì ta chỉ cần cấu hình cho 2 mục dưới đây:

2.1. Tìm đến mục SESSIONS:
sessions xfce4,icewm,wmaker,blackbox

Sửa thành như sau:
#sessions xfce4,icewm,wmaker,blackbox
sessions kde,xfce,lxde,openbox


Lưu ý: Tên và thứ tự các mục kde, xfce, lxdeopenbox ở đây tương ứng với tên và thứ tự các mục kde), xfce), lxde)openbox) trong file "/home/tên_user/.xinitrc"

2.2. Tìm đến mục CURENT_THEME:
current_theme default

Sửa thành như sau:
#current_theme default
current_theme lake,archlinux-simplyblack,archlinux-soft-grey,wave


Lưu ý: lake, archlinux-simplyblack, archlinux-soft-greywave là tên các Themes của SLiM trong thư mục "/usr/share/slim/themes" mà tôi thích

Như vậy là mỗi lần khởi động, SLiM sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 1 trong 4 Themes được khai báo ở trên.



*** Mẹo CẤU HÌNH file ~/.xinitrc

File ".xinitrc" bên trên cấu hình theo hướng dẫn trên WIKI của Archlinux. Nhưng cách đó sẽ có lỗi nếu dùng biến "ck-launch-session" ở mục DEFAUTLS_SESSION. Cho nên, tôi đã thử loại bỏ mục DEFAUTLS_SESSION và thấy kết quả tốt.

Bây giờ, nội dung file ".xinitrc" sẽ có dạng như sau (Phần cấu hình cho SLiM):

......
# Bắt đầu
case $1 in
kde)
       exec ck-launch-session startkde
       ;;
xfce)
       exec ck-launch-session startxfce4
       ;;
lxde)
       exec ck-launch-session startlxde
       ;;
openbox)
       exec ck-launch-session openbox-session
       ;;
openbox-kde)
       exec ck-launch-session openbox-kde-session
       ;;
*)
       exec ck-launch-session startkde
       ;;
esac
# Hết


Lưu ý: Mục *) ở đây chính là mục DEFAULTS (Mặc định - Không phải ấn F1), ta có thể cấu hình nó để khởi động vào giao diện nào tùy ý.

Còn trường hợp bạn chỉ cài 1 giao diện duy nhất, GNOME chẳng hạn, thì nội dung file ".xinitrc" chỉ cần như sau (Phần cấu hình cho SLiM):

......
# Bắt đầu
exec ck-launch-session gnome-session
# Hết



Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10650

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

Giúp WINE chạy ứng dụng Windows MƯỢT MÀ hơn

Bài viết này tôi đề cập đến WINETRICKS và một số cấu hình cho WINE

Tham khảo về Winetricks: http://wiki.winehq.org/winetricks

Với Distro Linux bất kỳ, cách đơn giản nhất để có "winetricks" là chạy lệnh:

$ wget http://www.kegel.com/wine/winetricks

"wget" sẽ download winetricks vào thư mục hiện hành. Để chạy winetricks dùng lệnh:

$ sh winetricks

Đối với họ Ubuntu có thể thêm kho "ppa:ubuntu-wine/ppa". Kho này có wine và winetricks.


Sau đó cài đặt bình thường, rồi chạy winetricks bằng lệnh:

$ winetricks

Với Archlinux cũng có thể cài đặt winetricks từ AUR, cài đặt rồi thì cũng chạy lệnh như Ubuntu.

Giao diện winetricks trên Linux Mint:

Từ Software

Giao diện winetricks trên Archlinux:

Từ Software

CÁC GÓI NÊN CÀI với winetricks:

corefonts        MS Arial, Courier, Times fonts
d3dx9            MS d3dx9_??.dll (from DirectX 9 user redistributable)
fontsmooth-rgb   Enables subpixel smoothing for RGB LCDs
tahoma           MS Tahoma font (not part of corefonts)


Gói "fontsmooth-rgb" sẽ giúp chữ trên giao diện của các ứng dụng chạy trên Wine đỡ xấu hơn hẳn.


Bạn nào sử dụng ProgeCAD như tôi thì nên cài thêm 2 gói này:

ie6              Microsoft Internet Explorer 6.0
vb6run           MS Visual Basic 6 Service Pack 6 runtime


Nhờ có gói "vb6run" mà bây giờ tôi đã dùng được các thanh Toolbar của ProgeCAD. Chứ không như trong một Blog trước tôi nói là không dùng được: http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/tong-ket-10-nam-voi-windows-va-1-nam.html


Còn nếu vẽ 3D bằng chương trình Google SketchUp thì nên chuyển Version của Wine thành Windows NT 4.0:

nt40             Set windows version to nt40

Hoặc có thể setup riêng "Google SketchUp", để một mình nó dùng nt40. Trên "Menu" vào mục "Wine", rồi vào tiếp "Config Wine", hoặc đơn giản hơn ta có thể chạy lệnh:

$ winecfg

Chọn mục "Add application...", rồi tìm đến thư mục cài SketchUp, chọn file SketchUp.exe và đổi Windows Version thành NT 4.0

Từ Software
Từ Software


Giao diện các ứng dụng chạy trên Wine thường có cỡ chữ hơi nhỏ, ta có thể chỉnh lại:

$ winecfg

Rồi vào "tab" Desktop Integration để đổi lại cỡ font (có thể đổi cả loại font). Có 4 mục có thể đổi lại font là "ActiveTitle Text", "Menu Text", "Message Box Text" và "ToolTip Text"

Từ Software

BỔ XUNG ngày 16-07: Với Google SketchUp 7 Pro bạn nên cài thêm 2 gói:

vcrun2005        MS Visual C++ 2005 sp1 libraries (mfc80,msvcp80,msvcr80)
vcrun6           MS Visual C++ 6 sp4 libraries (mfc42, msvcp60, msvcrt)



Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=10584

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

Bổ sung DNS trên Wicd là dùng được FACEBOOK

Tôi đang dùng mạng VNPT, vẫn vào Facebook bình thường với DNS từ Hồng Kông:

Đây là WICD, đang nối mạng qua Wifi:

Từ Software

Chọn Tab "Preferences", đánh dấu vào mục "Use Global DNS Servers" rồi nhập địa chỉ máy chủ DNS vào:

Từ Software

"203.119.8.106" là máy chủ vnnic VN (nscache1.vnnic.net.vn), cái này nhanh nhưng không cho vào Facebook.

"210.245.0.180" là máy chủ FPT VN (fdns1.fpt.vn), cái này cũng nhanh nhưng cũng không cho vào Facebook.

Còn cái cuối cùng "210.0.128.10" là máy chủ On-Nets 15 HK từ Hồng Kông (dns15.on-nets.com), tốc độ không đến nỗi nào và cho phép vào Facebook.

Cũng muốn thêm vài cái DNS nữa, nhưng Wicd chỉ có 3 dòng để nhập địa chỉ, nên đành vậy.

Sau đó cấu hình Mạng, đây là cấu hình Wifi của tôi, đánh dấu chọn vào mục "Use Global DNS Servers" là được:

Từ Software

Mấy cái địa chỉ DNS và thông số của nó có được là nhờ chạy phần mềm "NameBench":

Từ Software


Có chỗ này tôi không rõ:

Trong phần cấu hình "Use Global DNS Server" (ảnh giữa), có 2 mục là "DNS domain" và "Search domain". Không hiểu 2 mục này để làm gì.


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=59&t=10571

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

CÀI ĐẶT Archlinux BẰNG FILE "ISO" từ trong Linux Mint - phần 2

(Tiếp theo phần 1: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/cai-at-archlinux-bang-file-iso-tu-trong.html)


CÀI ĐẶT HỆ THỐNG Archlinux CƠ BẢN:

(Tôi không trình bày tỉ mỉ, vì đã có trong những Blog trước)

Bước 1 trong 8 bước cài đặt Archlinux cơ bản là chọn nguồn cài, "Select Source". Ở đây, tôi sẽ chọn nguồn cài từ kho của Arch trên Net:

Từ Arch-chroot

Arch sẽ nhắc ta thiết lập mạng:

Từ Arch-chroot
Từ Arch-chroot
Ảnh trên tôi chọn "eth1", vì trên Linux Mint tôi đang nối mạng qua Wifi

Sau đó ta cần chọn mirror tốt nhất, tôi vẫn chọn "ftp.tku.edu.tw" của Taiwan:

Từ Arch-chroot

Đến bước cài đặt thứ 2 là "Set Clock", ở mục 2 của bước này, "Set time and date", nhân thể đã nối mạng, tôi chọn đồng bộ hóa với đồng hồ máy chủ trên Net thông qua gói phần mềm NTP:

Từ Arch-chroot
Từ Arch-chroot

Đến bước 3 "Prepare Hard Driver (s)", tôi chọn luôn mục 3 của nó, vì tôi đã phân vùng ổ cứng bằng GPARTED trên Linux Mint từ trước:

Từ Arch-chroot
Từ Arch-chroot
Từ Arch-chroot
Hình trên cho thấy, tôi đã đặt tên cho phân vùng 3 để cài Archlinux là "Arch"

Tôi không chọn phân vùng riêng cho BOOT, nên Arch có hỏi lại:

Từ Arch-chroot

Trên máy tôi dùng vài bản phân phối Linux khác nhau, nên trong file "/etc/fstab" của các Distro tôi không dùng UUID cho phân vùng SWAP, vì chúng dùng chung nhau cùng 1 phân vùng, khi cài Distro mới nó "format" lại phân vùng đó thì UUID lại bị thay đổi. (Có thể sửa file FSTAB ở bước 6):

Từ Arch-chroot

Đến bước 6, khi sửa file "/etc/pacman.conf" tôi thêm luôn "mirror" của mấy kho hay dùng vào. Đó là kho của KDEmod và kho của Archlinux.fr, kho cho Catalyst-ATI tôi cũng thêm vào nhưng không kích hoạt:

Từ Arch-chroot

Sửa xong các file cấu hình, nhập password cho Root xong thì "Done" để sang bước 7:

Từ Arch-chroot

Đến bước 7, tôi cài GRUB vào cùng phân vùng cài Arch luôn, vì tôi dùng GRUB 2 của Linux Mint làm khời động chung cho tất cả các hệ điều hành trên máy:

Từ Arch-chroot


THOÁT KHỎI MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT:

# umount /src/core/pkg
# umount /mnt
# exit
# umount /arch-iso/squashfs-root/dev
# umount /arch-iso/squashfs-root/sys
# umount /arch-iso/squashfs-root/proc
# exit
# exit


Không biết có phải dùng thêm lệnh này hay không (làm xong không ghi lại nên không nhớ):

# umount /arch-iso/squashfs-root/mnt


Vậy là đã trở về Linux Mint, ta sẽ cập nhật lại GRUB 2 để thêm mục khởi động cho Archlinux:

$ sudo update-grub



TIẾP TỤC CÀI ĐẶT Archlinux THÔNG QUA CHROOT:

Bạn có thể khởi động lại máy để vào Archlinux và cài đặt tiếp, còn tôi vẫn ở trên Linux Mint:

Click chuột vào phân vùng đã cài Arch, còn tôi đã đặt tên nó là Arch ở bước cài đặt số 3 bên trên. Vậy là nó sẽ được "mount" vào /media/Arch.

Mở trình dòng lệnh Terminal ngay trong thư mục /media/Arch để đỡ phải gõ lệnh dài. Ở Blog phần 1 tôi đã trình bày các lệnh đầy đủ để tạo môi trường CHOORT, còn đây là các lệnh ngắn hơn. Lưu ý là tôi đang ở ngay trong thư mục /media/Arch

$ su
# mount --bind /proc proc (hoặc: # mount -t proc proc proc)
# mount --bind /sys sys (hoặc: # mount -t sysfs sys sys)
# mount --bind /dev dev (hoặc: # mount -o bind /dev dev)
# chroot /media/Arch



Xong rồi thì nối mạng cho Arch:

# dhcpcd eth0

Tôi dùng Wifi nên lệnh sẽ hơi khác:

# dhcpcd eth1


Vậy là có thể cập nhật hoặc cài đặt tiếp được rồi:

# pacman -Syu

Từ Arch-chroot


Cài xong thì thoát ra:

# umount dev
# umount sys
# umount proc
# exit
# exit

REPO.ARCHLINUX.FR - Kho bổ sung cho Archlinux

Địa chỉ kho: http://repo.archlinux.fr

Kho này có nhiều gói phần mềm hay, như gói "yaourt" (bình thường phải cài gói này thông qua AUR), hay gói "bin32-wine" (WINE 32-bit dành cho Archlinux x86_84)

Thêm kho này bằng cách sửa file /etc/pacman.conf

# nano /etc/pacman.conf

Đối với Archlinux 32-bit, thêm vào cuối 2 dòng sau:

[archlinuxfr]
Server = http://repo.archlinux.fr/i686


Đối với Archlinux 64-bit, thêm vào cuối 2 dòng sau:

[archlinuxfr]
Server = http://repo.archlinux.fr/x86_64


Bây giờ, để cài đặt YAOURT, chỉ cần dùng pacman:

# pacman -Sy
# pacman -S yaourt


Thật đơn giản

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

CÀI ĐẶT Archlinux BẰNG FILE "ISO" từ trong Linux Mint - phần 1

Cách cài đặt này có 3 ưu điểm chính:

Ưu điểm thứ 1 là trong lúc vừa cài đặt Archlinux mà ta lại vừa có thể làm được các việc khác trên Linux Mint. Ưu điểm thứ 2 là khi cần ta có thể dễ dàng tham khảo các tài liệu, thông tin đã lưu trên máy hoặc từ Internet. Ưu điểm thứ 3 giao diện cài đặt dòng lệnh của Archlinux trở thành giống như GUI và dùng được chuột.

Lưu ý:
File ISO tôi dùng trong bài viết này là "archlinux-2010.05-core-dual.iso"
Hệ thống Archlinux tôi sẽ cài là x86_64 (64-bit)
Nếu bạn muốn cài hệ thống 32-bit thì thay những chỗ có từ "x86_64" thành "i686"

Trong "Bước 1" ở bên dưới, Linux Mint cần phải có sẵn gói phần mềm "squashfs-tools". Để cài thêm nó, ta có thể dùng công cụ Synaptic, hoặc có thể dùng lệnh như sau:

$ sudo apt-get update
$ sudo apt-get install squashfs-tools



Bước 1: CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT

Chuyển sang người chủ ROOT:

$ su

Tạo thư mục /arch-iso và /arch-iso/iso:

# mkdir -p /arch-iso/iso

Gắn file "ISO" đã nói ở trên vào thư mục /arch-iso/iso:

# mount -o loop /đường_dẫn/archlinux-2010.05-core-dual.iso /arch-iso/iso

Trích xuất file "root-image.sqfs" ở trong thư mục /arch-iso/iso/x86_64:

# cd /arch-iso
# unsquashfs iso/x86_64/root-image.sqfs


Vậy là file "root-image.sqfs" đã được trích xuất vào thư mục /arch-iso/squashfs-root. Nó chính là môi trường ta phải Chroot vào để chạy chương trình cài đặt Archlinux.

Nếu muốn cài Archlinux từ các gói chứa sẵn trong file ISO, bạn phải copy file "core-pkgs.sqfs" ở trong thư mục /arch-iso/iso/x86_64 vào thư mục /arch-iso/squashfs-root:

# cp /arch-iso/iso/x86_64/core-pkgs.sqfs /arch-iso/squashfs-root


Bước 2: CHROOT VÀO MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT

# mount -t proc proc /arch-iso/squashfs-root/proc
# mount -t sysfs sys /arch-iso/squashfs-root/sys
# mount -o bind /dev /arch-iso/squashfs-root/dev
# chroot /arch-iso/squashfs-root /bin/bash



Bước 3: CÀI ĐẶT Archlinux

Để cài Archlinux từ các gói chứa sẵn trong file "core-pkgs.sqfs" đã nói ở trên, ta còn cần phải gắn nó vào thư mục /src/core/pkg của môi trường CHROOT này:

# mkdir -p /src/core/pkg
# mount -o loop -t squashfs core-pkgs.sqfs /src/core/pkg


Khởi động trình cài đặt:

# aif -p interactive

Từ Arch-chroot

Bây giờ ta có thể cài đặt bình thường như cách cài đặt từ đĩa CD. Lưu ý là phải tháo gắn các phân vùng dự định cài Archlinux ra khỏi hệ thống Linux Mint.

Tham khảo: http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/cai-at-archlinux-201005-phan-1.html

Bạn cũng có thể tham khảo thêm ở các bài viết:

http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/cai-at-archlinux-201005-phan-2.html
http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/cai-at-tuy-bien-archlinux-ep-tien-dung.html
http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/cai-at-tuy-bien-archlinux-ep-tien-dung_17.html
http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/kinh-nghiem-ve-catalyst-va-xfce-tren.html


Còn tiếp...

PHẦN 2: Trường hợp chọn CÀI Archlinux trực tiếp TỪ CÁC GÓI TRÊN NET, thoát khỏi Chroot, cập nhật và CÀI CÁC GÓI cho Archlinux THÔNG QUA CHROOT
...

Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10519