Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

TỔNG KẾT 10 NĂM với Windows và 1 NĂM với Linux

(Chính xác là gần 11 năm với Windows và hơn 1 năm với Linux)

1- THỜI GIAN TÌM HIỂU để sử dụng được ở mức CƠ BẢN: Windows = Linux

Lần đầu tiên tiếp xúc với Windows 98 cũng chẳng khác gì so với lần đầu tiên tiếp xúc với Linux. Để sử dụng Windows, tôi đã mất cả kỳ nghỉ hè năm 1999 (khoảng 2 tháng) để nghiền ngẫm vài chục cuốn tạp chí PCWorld. Còn đối với Linux, mà ban đầu tôi làm quen là Ubuntu, tôi cũng mất khoảng 2 tháng nghiên cứu trên Internet và học hỏi kinh nghiệm từ một anh bạn đang dùng Debian.

2- KHẢ NĂNG LÀM CHỦ: Windows << Linux

Dù trải qua gần 11 năm từ Windows 98 đến Windows 7, mà thực sự tôi không hiểu được Windows là mấy (có lẽ do Win là nguồn đóng), chỉ toàn biết được những mẹo lặt vặt liên quan đến dọn dẹp Windows (Win nhiều rác quá), bảo mật Windows (Win hay bị virus quá), tối ưu Windows (do Win nặng nề và ỳ ạch dần theo thời gian)...

Do không hiểu rõ được Windows, và do Win không trao quyền cho người dùng, nên cơ bản tôi không làm chủ được Windows.

Ngược lại, dù mới sử dụng hơn 1 năm nay, mà tôi hiểu Linux nhiều hơn hiểu Windows (do tính nguồn mở và rõ ràng của Linux). Vì vậy, tôi có thể làm chủ được nhiều yếu tố trong Linux.

3- HIỆU ỨNG THỊ GIÁC: Windows < Linux

Nhiều người dùng Windows khen Windows 7 có giao diện đẹp, các hiệu ứng đẹp. Đó là do họ so sánh với Windows Vista, Windows XP... Còn nếu so với giao diện KDE4 của Linux thì... bạn dùng đi sẽ biết.

Riêng đối với tôi, ngay cả so với hệ điều hành MacOS X nổi tiếng là đẹp (Tôi chỉ mới được ngắm MacOS X trên Web) thì KDE4 vẫn lịch lãm hơn, hấp dẫn hơn.

4- PHẦN CỨNG, DRIVER: Windows > Linux

Cho đến thời điểm này, Phần cứng và Driver đã được hỗ trợ rất nhiều ở các Distro Linux nổi tiếng như Ubuntu, Fedora hay Mandriva. Tuy nhiên vẫn còn một số hệ thống gặp khó khăn khi đến với Linux.

Còn với tôi, 1 chiếc Laptop Toshiba Satellite P105 và 1 chiếc HP Probook 4515s, cùng với 2 chiếc máy in Canon và 1 cái máy scan cũng của Canon, mà tôi vẫn sử dụng tốt trên Linux.

5- PHẦN MỀM THÔNG THƯỜNG: Windows = Linux

Ngày nay, nói chung là không khó để tìm một phần mềm trên Linux tương đương với phần mềm trên Windows. Không tin thì bạn cứ truy cập trang Web http://alternativeto.net/desktop tìm thử xem.

6- PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG: Windows > Linux

Cũng đã có một số phần mềm chuyên dụng mạnh được viết cho Linux, bạn có thể tìm phần mềm tương tự bên Windows trên trang Web http://www.linuxalt.com, hay trang http://www.linuxlinks.com/article/20070701111340544/Equivalents.html, hoặc cũng có thể tìm trên trang Web đã giới thiệu ở Phần 5.

Tuy nhiên, hiện tại thì chất lượng và số lượng phần mềm chuyên dụng trên Linux vẫn kém hơn so với trên Windows.

Tôi đã từng sử dụng MỘT SỐ PHẦN MỀM chuyên dụng:
(Trước đây tôi dùng toàn là CRACK. Giờ đã bỏ hết)

Công dụng:    Windows Software ~ Linux Equivalent/Alternative
(Ghi chú)
Vẽ kỹ thuật:           AutoCAD > BricsCAD Beta for Linux
(Bricscad for Windows thì rất được, không hề kém AutoCAD, nhưng Bricscaad for Linux thì mới ở giai đoạn bắt đầu xây dựng nên chưa ổn)
Vẽ kỹ thuật:           AutoCAD > ProgeCAD Smart (Wine)
(ProgeCAD chạy trực tiếp trên Win thì rất tốt, chẳng kém AutoCAD là mấy, nhưng chạy trên Linux thông qua Wine thì chưa được tốt lắm)
Văn phòng:    Microsoft Office = OpenOffice.org
(Tôi hoàn toàn hài lòng với OpenOffice)
Vẽ vector:          Corel Draw = Inkscape
(Inkscape là đủ cho tôi)
Chỉnh sửa ảnh:       Photoshop = GIMP
(Không thể chê GIMP được điều gì)
Vẽ 3D:         Google SketchUp = Google SketchUp (Wine)
(Google SketchUp chạy trên Linux thông qua Wine chỉ hơi chậm một chút)
Vẽ 3D:                  3D Max = Blender
(Blender cũng mạnh chẳng kém 3D Max)
Biên tập âm thanh:      Nuendo = Audacity
(Với chuyên gia thì không biết, chứ với tôi thì Audacity quá tuyệt)


7- TÔI CÒN DÙNG Windows?

Tôi có một bản Windows 7 Pro 32-bit (có bản quyền, do một cậu em ở FPT tặng). Ít nhất là tôi còn phải sử dụng nó trong 2 việc:

Việc thứ 1 là khi cần vẽ nhanh các bản vẽ kỹ thuật bằng ProgeCAD Smart (tôi không còn dùng AutoCAD đã lâu). ProgeCAD chạy trên Linux thông qua Wine thì hơi chậm, và các lệnh trên thanh công cụ của nó không dùng được, mà phải gõ tay hoặc truy cập thanh Menu.

Việc thứ 2 là tôi còn phải dùng phần mềm HTKK (Hỗ trợ kê khai) của Tổng cục thuế, mà cái này không chịu chạy với Wine, bắt buộc phải vào Windows.

Nhưng có lẽ tôi sẽ từ bỏ Windows khi phần mềm HTKK chạy được trên Linux, hoặc nó chuyển sang chạy trên nền Web (Tôi không lo về việc vẽ kỹ thuật, vì trước sau thì BricsCAD for Linux cũng sẽ hoàn thiện hơn).

Lý do tôi không muốn dùng Windows một phần vì tiền bản quyền của các phần mềm chuyên dụng trên Windows quá cao, phần vì tôi thích sự tự do của nguồn mở, cũng như những thế mạnh đang ngày càng được phát triển hơn của nó.


Xem bài viết này và các bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=80&t=10386

2 nhận xét:

  1. Trích bình luận trên Ubuntu-VN:

    Cái số 6 chỉ đúng trong một số ngành thôi, không phải toàn bộ những phần mềm chuyên dụng của hầu hết các ngành.

    Ví dụ bảo mật chẳng hạn, đồ chơi + tools bên Linux nhiều hơn nhiều so với bên Windows, lại được hỗ trợ rất mạnh.

    Trước có anh Duy ở bên ĐH Mỏ địa chất đã từng nhờ anh dinhtrung cài hộ phần mềm viễn thám (của bên Pháp thì phải) và nó chỉ chạy trên Ubuntu. :D

    ....

    Thật sự thì mình cũng chưa có điều kiện tiếp xúc với nhiều ngành, nhưng mình tin nếu đầu tư thì những phần mềm nguồn mở đâu có thua kém, thậm chí còn vượt hơn cả phần mềm nguồn đóng: Apache là một dự án tiêu biểu

    Link: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=80&t=10386

    Trả lờiXóa
  2. Các lệnh trên thanh công cụ của ProgeCAD sẽ sử dụng được sau khi cài gói "vb6run" thông qua WINETRICKS.

    Tham khảo:
    http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/giup-wine-chay-ung-dung-windows-muot-ma.html

    Trả lờiXóa