Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Cài máy in Canon LBP 2900 trên Ubuntu 10.10 và Linux Mint 10

Bài viết này trình bày cách cài bằng Script của tác giả Radu.


(Cách tự cài có thể tham khảo bài viết: http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/cai-may-in-canon-lbp-2900-tren-ubuntu.html

Những Biến thể khác của Ubuntu thì tham khảo bài viết: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cai-may-in-canon-lbp-tren-lubuntu-mint.html)

Với Ubuntu 11.04 và Linux Mint 11 thì nên tham khảo mục "6. Cài máy in Canon LBP2900" trong bài viết "Ghi chép về Peppermint OS Two - Hệ điều hành Linux Gọn Nhẹ, Tốc Độ và Thú Vị": http://tutroc77.blogspot.com/2011/06/ghi-chep-ve-peppermint-os-two-he-ieu.html


Script này có thể cài được cho các máy in Canon sau:

* LBP-1120 * LBP3250
* LBP-1210 * LBP3300
* LBP2900 * LBP3310
* LBP3000 * LBP3500
* LBP3010 * LBP5000
* LBP3018 * LBP5050
* LBP3050 * LBP5100
* LBP3100 * LBP5300
* LBP3108 * LBP6300dn
* LBP3150 * LBP7200C
* LBP3200 * LBP9100Cdn
* LBP3210


1- Thông tin và link download script bản 2.2 xem tại đây: http://radu.cotescu.com/how-to-install-canon-lbp-printers-in-ubuntu/


2- Download về xong, giải nén ra thành thư mục "raducotescu-CanonCAPTdriver-987ee21 -v2.2" chẳng hạn, bên trong thư mục này có 1 thư mục tên là "DEBS".


3- Trong thư mục DEBS này có 2 file DEB là "cupsys_1.4.3-1ubuntu1.2_all.deb" và "libcupsys2_1.3.9-17ubuntu3.7_all.deb"

Lần lượt nhấp đúp vào file libcupsys2_1.3.9-17ubuntu3.7_all.deb, rồi đến file cupsys_1.4.3-1ubuntu1.2_all.deb để cài đặt chúng


4- Quay trở ra thư mục raducotescu-CanonCAPTdriver-987ee21 -v2.2 rồi mở Cửa sổ dòng lệnh (Terminal) tại thư mục này, và chạy Script để cài đặt máy in LBP2900:

sudo ./canonLBP_install.sh LBP2900


5- Chạy xong Script thì bật máy in lên, rồi vào Menu, vào mục In ấn (Cấu hình máy in) ở trong phần Quản lý.

Ta sẽ thấy có 1 máy in là LBP2900 và 1 cái nữa là LBP2900-2. Bây giờ chỉ cần "Set As Default" cho máy in "LBP2900", rồi tắt "Enable" đối với máy in "LBP2900-2" là được.


Xong xuôi thì Restart máy rồi in thử để kiểm tra kết quả.


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=55&t=9452&p=119783#p119783

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Ghi chép về Linux Mint 10 (nàng Julia mới)

Sau khi đọc một số bài viết đánh giá trên trang DistroWatch, mà tất cả chúng đều khen ngợi và đánh giá cao về Linux Mint 10, tôi quyết định cài đặt và sử dụng Distro này.

Từ Mint 10


Một số bài viết đánh giá về Mint 10:

- http://www.linuxbsdos.com/2010/11/16/linux-mint-10-review
- http://desktoplinuxreviews.com/2010/11/12/linux-mint-10
- http://deviceguru.com/installing-and-tweaking-linux-mint-10



****** PHẦN 1: GIỚI THIỆU

Dưới đây là 11 nội dung Mint 10 tự giới thiệu trong quá trình cài đặt:

Từ Mint 10

1. Duyệt Web: Lên web nhanh chóng và an toàn với Mozilla Firefox. Tận hưởng Java, Flash và các nội dung đa phương tiện.

Những phần mềm cài sẵn: Firefox, Flash, Java

2. Nghe nhạc và CD: Thưởng thức âm nhạc với Rhythmbox. Gắn máy Mp3 của bạn vào hoặc trích xuất từ đĩa CD. Nghe bản tin và radio trực tuyến. Tìm hiểu thêm các nghệ sĩ mới trên Last.fm, Jamendo and Magnatune.

Những phần mềm cài sẵn: Rhythmbox, Các bộ mã âm thanh

3. Xem phim và DVD: Bỏ một đĩa DVD vào và thưởng thức phim. Xem phim độ nét cao HD với VLC

Những phần mềm cài sẵn: VLC, Totem, Các bộ mã video

Từ Mint 10

4. Quản lý ảnh chụp: Quản lý, thưởng thức và chia sẻ ảnh chụp với F-Spot hoặc Picasa. Xuất an-bum ra CD, lên Web hay những dịch vụ trực tuyến như Flickr và PicasaWeb để chia sẻ với bạn bè và người thân.

Những phần mềm cài sẵn: F-Spot

5. Luôn kết nối: Giữ liên lạc với bạn bè và đối tác qua điện thư, trình nhắn tin hoặc mạng xã hội ưa thích của bạn. Linux Mint cung cấp cho bạn tất cả phương tiện cần thiết để thao tác với Twitter, Facebook, MSN, ICQ, Google Talk, AIM, Yahoo và nhiều mạng khác nữa.

Những phần mềm cài sẵn: Thunderbird, Pidgin, Gwibber, Xchat

6. Luôn sáng tạo và năng động: Sử dụng OpenOffice.org để tạo tài liệu, bảng tính và trình diễn chuyên nghiệp và hoàn toàn tương thích với Microsoft Office. Lưu trữ tài liệu, điện thư hay trang Web thành PDF. Gửi và nhận tập tin trên mạng nội bộ với Giver. Chia sẻ và truy cập máy in từ xa.

Những phần mềm cài sẵn: OpenOffice.org, Giver, Máy in PDF

Từ Mint 10

7. Cài đặt phần mềm: Duyệt qua 30.000 ứng dụng miễn phí với trình Quản lý phần mềm. Xem qua ảnh chụp màn hình và lời bình của người sử dụng. Cài đặt phần mềm chỉ với một cú nhấp chuột.

Phần mềm đặc thù: Filezilla, Skype, Audacity, Picasa, Google Earth

Từ Mint 10

8. Chạy phần mềm Windows: Cài đặt Wine và chạy phần mềm Windows trong Linux Mint. Hoặc cài đặt Virtualbox và chạy cả hệ điều hành Windows trong Linux Mint.

Phần mềm đặc thù: Wine, Virtualbox.

9. Tùy biến màn hình làm việc của bạn: Cứ tự nhiên, thoải mái và hiệu chỉnh mọi mặt màn hình làm việc của bạn. Lựa chọn trong một số lớn các chủ đề, biểu tượng và ảnh nền sẵn có. Linux Mint mang tính "mở" và dễ dàng tùy biến theo sở thích.

10. Giữ hệ thống luôn cập nhật: Nhận bản vá và cập nhật bảo mật cho toàn bộ hệ thống và những phần mềm bạn cài đặt tất cả chỉ trong một chỗ.

Từ Mint 10

11. Tìm kiếm trợ giúp: Cứ tự nhiên hỏi nếu bạn muốn biết thêm về điều gì đó hoặc bạn đang gặp một vấn đề. Linux Mint là hệ điều hành được sử dụng nhiều thứ 4 trên Thế giới. Linux Mint có hướng dẫn người dùng, trang web cộng đồng, tập hợp các trình tập huấn, nhiều diễn đàn và phòng tán gẫu tích cực và trên hết là một trong những cộng đồng năng động nhất trên Internet.

Từ Mint 10



****** PHẦN 2: CÀI ĐẶT

Một số hình ảnh cài đặt:

Từ Mint 10
Từ Mint 10
Từ Mint 10

Trình cài đặt trên Linux Mint 10 đã có 1 số cải tiến (chắc là từ nguồn Ubuntu 10.10). Đặc biệt là 2 nội dung:

- Thứ nhất là tăng tốc cài đặt:

Từ Mint 10
(Vừa cấu hình hệ thống trong lúc vừa cài đặt các file)

- Thứ 2 là tự động chọn Kernel thích hợp: Laptop của tôi là 64bit, có 4Gb RAM, nhưng tôi lại chọn cài bản Linux Mint 32bit. Khi cài xong tôi nhận thấy thì trình cài đặt đã tự động cài nhân linux PAE, do đó mà Mint vẫn nhẫn đủ 4Gb Ram của tôi (Tôi dùng bản cài 32bit loại DVD, dung lượng file ISO là 831,7Mb).



****** PHẦN 3: SỬ DỤNG

Diện mạo mới của Mint 10 với phong cách kim loại cũng hấp dẫn. Nhưng tôi vẫn thích phong cách cũ với 2 màu xanh lá cây và đen hơn.

Từ Mint 10

Đặc biệt tôi không thích logo mới của Menu, nên tôi đã đổi lại logo như các bản Mint trước. Chỉ cần nhấn phải chuột vào logo Menu, chọn "Tùy chỉnh", rồi chọn logo là "mintMenu.png" (Sửa tên file. Lưu ý, vẫn giữ nguyên thư mục là: /usr/lib/linuxmint/mintMenu/)

Từ Mint 10


*** Việc thứ 1 tôi làm sau khi cài xong Linux Mint 10 là khởi chạy Bộ gõ Tiếng Việt Ibus-Unikey, với 2 bước như sau:

1- Vào Menu --> Mọi ứng dụng --> Tùy Thích --> Phương pháp Gõ bàn phím --> Rồi đồng ý khởi động ibus-deamon

(Hoặc vào Menu --> Trung tâm điều khiển --> Tìm "Phương pháp Gõ bàn phím" trong mục "Khác")

Từ Mint 10

2- Vào Menu --> Mọi ứng dụng --> Quản lý --> Hỗ trợ ngôn ngữ
--> Rồi chọn hệ thống phương thức nhập của bàn phím là "ibus"

(Hoặc vào Menu --> Trung tâm điều khiển --> Tìm "Hỗ trợ ngôn ngữ" trong mục "Hệ thống")

Từ Mint 10


*** Việc thứ 2 tôi làm sau khi cài xong Linux Mint 10 là download rồi cài Ubuntu-Tweak, để dùng nó tùy biến một số thứ cho hệ thống. Tôi cũng dùng nó để chọn Máy chủ cho Kho phần mềm (chọn máy chủ nhanh hơn máy chủ mặc định).

Trang chủ của Ubuntu-Tweak: http://ubuntu-tweak.com

Từ Mint 10


Thực ra, ta có thể chọn Máy chủ cho Kho phần mềm nhờ công cụ "Nguồn phần mềm" trong mục "Quản lý" trên Menu. Hoặc ta có thể tự sửa file "/etc/apt/sources.list" cũng được

Từ Mint 10


*** Việc thứ 3 tôi làm sau khi cài xong Linux Mint 10 là Tắt bớt những ứng dụng tự động khởi động mà tôi thấy không cần thiết.

- Vào Menu --> Mọi ứng dụng --> Tùy Thích --> Ứng dụng Khởi chạy

(Hoặc vào Menu --> Trung tâm điều khiển --> Tìm "Ứng dụng Khởi chạy" trong mục "Cá nhân")

- Có 10 mục tôi không kích hoạt như ảnh dưới:

Từ Mint 10


*** Việc thứ 4 tôi làm sau khi cài xong Linux Mint 10 là gỡ cài một số phần mềm tôi không sử dụng đến và cài đặt những phần mềm tôi cần dùng.

Công việc này có thể thực hiện bằng nhiều cách. Một ấn tượng trên Mint 10 là nó có thể cài đặt hoặc gỡ cài phần mềm một cách trực quan ngay trên Menu.

Gõ tên phần mềm trong ô Tìm kiếm trên Menu, rồi chọn "Cài đặt gói...":

Từ Mint 10


Nhấn chuột phải vào một phần mềm trên Menu, rồi chọn "Gỡ cài đặt"

Từ Mint 10


*** Danh sách các phần mềm tôi gỡ bỏ:

- Mục Internet: Gwibber, Mozilla Thunderbird, XChat
- Mục Tiện ích bổ trợ: Bàn tính, Ghi chú Tomboy
- Mục Văn phòng: Xử lý CSDL với OpenOffice.org
- Mục Âm thanh và Phim: Brasero, GNOME MPlayer, Rhyrhmbox
- Mục Đồ họa: F-Spot


*** Danh sách các phần mềm tôi cài thêm:

- Công cụ hệ thống: VirtualBox (Máy ảo)
- Internet: Chromium (Trình duyệt Web), Dropbox
- Tiện ích bổ trợ: SpeedCrunch (Máy tính), Tux Commander (tuxcmd, tuxcmd-modules)
- Văn phòng: GoldenDict
- Âm thanh và Phim: Audacity, Cheese, Exaile, K3b
- Quản lý: Gparted



Còn tiếp: "Cài đặt máy in Canon LBP 2900 trên Linux Mint 10"


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=99&t=12979&p=118012#p118012

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Ghi chép quá trình cài đặt Ubuntu-Openbox 10.10

(Quá trình cài đặt được thực hiện trong máy ảo Virtualbox)


Từ Ubuntu Alternate
Ubuntu-Openbox 10.10 sau khi cài đặt hoàn chỉnh trong máy ảo


1- Cài đặt hệ thống Ubuntu tối thiểu (chỉ có giao diện dòng lệnh):
tương tự bài viết http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/xay-dung-ubuntu-openbox-tu-ia-cai.html đến hết phần 2


2- Nội dung file /etc/apt/sources.list

deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ maverick main restricted universe multiverse
deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ maverick-updates main restricted universe multiverse
deb http://debian.nctu.edu.tw/ubuntu/ maverick-security main restricted universe multiverse




3- Các gói Openbox và các gói phần mềm cơ bản đã cài:

alsa-utils alsa-oss xserver-xorg-video-vesa xinit menu-xdg openbox-xdgmenu obconf obmenu

lxdm lxpanel lxshortcut lxtask lxappearance lxrandr pcmanfm gvfs policykit-desktop-privileges plymouth-label gnome-alsamixer hardinfo seahorse rcconf gparted gcc

gdebi synaptic software-center system-config-printer-gnome system-config-printer-udev gnome-power-manager network-manager-gnome ubuntu-restricted-extras non-free-codecs shiki-wise-theme jockey-gtk

ibus-unikey usb-creator-gtk sakura htop leafpad scrot vlc gpicview epdfview parcellite osmo speedcrunch catfish transmission-gtk firefox cheese pidgin xarchiver unzip p7zip

acpid powernowd pm-utils gpointing-device-settings numlockx



*** Thông tin:

- Đã thêm các kho PPA là LXDE-Ubuntu và Ubuntu-VN. Nhưng kho LXDE-Ubuntu chưa có các gói cho Ubuntu 10.10 Maverick. Do đó không cài được PCManFM2
- Gói "non-free-codecs" chỉ cài được sau khi thêm kho của Medibuntu: https://help.ubuntu.com/community/Medibuntu và: http://www.unixmen.com/linux-distributions/4-ubuntu/1241-medibuntu-repository-is-available-for-ubuntu-1010-maverick-meerkat

- Gói "xserver-xorg-video-vesa" kéo theo cả 2 gói "xserver-xorg-input-all" và "xserver-xorg-video-all"
- Gói "lxdm" kéo theo 3 gói "lxde-common", "lxde-core" và "lxsession". Nên sau đó phải tự gỡ bỏ 3 gói này.

- Không còn gói "pm-utils-powersave-policy" cho Maverick

- Gói "pm-utils" được tự động cài theo gói "gnome-power-manager"
- Gói "gvfs" được tự động cài theo gói "pcmanfm"
- Gói "system-config-printer-udev" được tự động cài theo gói "system-config-printer-gnome"

- Gói "cpu-checker" được tự động kéo theo từ một gói nào đó
- Gói "gnome-nettool" được tự động kéo theo từ một gói nào đó



4- Các gói phần mềm bổ xung có sẵn trong kho đã cài:

medit gimp simple-scan gpe-screenshot k3b isomaster exaile audacity k9copy

openoffice.org-l10n-vi openoffice.org-calc openoffice.org-writer openoffice.org-gtk goldendict goldendict-wordnet mpg123 ovdp-english-vietnamese-stardict ovdp-vietnamese-english-stardict

nfs-kernel-server nfs-common tuxcmd tuxcmd-modules

language-pack-gnome-en language-pack-gnome-vi language-pack-kde-en language-pack-kde-vi kde-l10n-engb language-support-input-vi language-support-writing-vi



5- Các phần mềm không có sẵn trong kho đã cài:

Google Chrome: http://www.google.com.vn/chrome?hl=vi

Dropbox: http://www.dropbox.com/downloading?os=lnx

Virtualbox: http://www.virtualbox.org/wiki/Linux_Downloads

Remastersys: http://www.geekconnection.org/remastersys/ubuntu.html



6- Nội dung file ~/.config/openbox/autostart.sh

# Run the system-wide support stuff
. $GLOBALAUTOSTART

# Programs to launch at startup
numlockx on &
pcmanfm --desktop &
lxpanel &
ibus-daemon &

# Programs that will run after Openbox has started
(sleep 1 && gnome-power-manager) &
(sleep 1 && nm-applet) &
(sleep 1 && ibus-gtk) &
(sleep 1 && parcellite) &




7- Nội dung file ~/Desktop/Shutdown.desktop (Biểu tượng Shutdown trên Desktop):

#!/usr/bin/env xdg-open
[Desktop Entry]
Encoding=UTF-8
Name=Shutdown
Comment=Shutdown System
Exec=gksu halt
Icon=gnome-logout
Terminal=false
Type=Application
Categories=System
StartupNotify=true



8- Nội dung file ~/Desktop/Reboot.desktop (Biểu tượng Reboot trên Desktop):

#!/usr/bin/env xdg-open
[Desktop Entry]
Encoding=UTF-8
Name=Reboot
Comment=Reboot System
Exec=gksu reboot
Icon=system-restart
Terminal=false
Type=Application
Categories=System
StartupNotify=true




9- Thông tin thêm:

- Theme Openbox là Shiki-Wise-LXDE được lấy từ Distro Linux-Mint-LXDE

- Tuy đã cài Virtualbox, nhưng chưa cần sử dụng ngay, nên 2 dịch vụ "vboxdrv" và "vboxweb-service" đã được tắt nhờ công cụ "rcconf". (Chạy lệnh $ sudo rcconf trong cửa sổ dòng lệnh)

- Cũng vậy với NFS, dịch vụ "nfs-kernel-server" cũng đã được tắt.

- Sau khi khởi động vào Ubuntu-Openbox, trong máy ảo 32bit với 1Gb bộ nhớ, hệ thống chiếm dụng chưa đến 70Mb của Ram.



BỔ XUNG ngày 09/11/2010:

- Không hiểu sao mà "Exaile" không chơi nhạc được
- Gói "gcc" chỉ cần thiết để cài Vbox-Guest-Additions cho máy ảo
- 2 gói "k3b" và "k9copy" kéo theo tổng cộng 228Mb các gói từ KDE
- Có lẽ nên cài thêm gói "menu-l10n"

Từ Ubuntu Alternate


- Khi cài trên máy thật, trong lúc cài phần cơ bản, Ubuntu đề nghị cài các gói hỗ trợ ngôn ngữ. Trong các gói này có "ibus-unikey", "language-support-input-vi", v.v... Nhưng khi sử dụng thì không gõ được Tiếng Việt. Nên tôi đã phải gỡ bỏ "ibus", "ibus-unikey" và các gói liên quan. Sau đó cài lại ibus-unikey từ kho của Ubuntu-VN. Rồi cài gói "language-selector" và dùng nó để cài các gói hỗ trợ ngôn ngữ. Cuối cùng thì cũng gõ được Tiếng Việt


Xem bài viết này trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=10968&p=116149#p116149

Đặt phím tắt trong Openbox

Như các Blog trước đã đề cập, Openbox có 3 file cấu hình. Trong đó file ~/.config/openbox/rc.xml có phần cấu hình cho các phím tắt.

Phần cấu hình các phím tắt nằm trong khoảng từ biến [keyboard] đến biến [/keyboard]

(Lưu ý: Trong Blog này không viết được 2 ký tự "nhỏ hơn" và "lớn hơn", tôi phải viết thay bằng 2 ký tự "[" và "]")


Mỗi một phím tắt được khai báo bắt đầu từ biến [keybind key="Phím_Tắt"] và kết thúc bằng biến [/keybind]

Những ghi chú được viết dưới dạng [!-- nội dung ghi chú --]


Dưới đây là một số phím tắt mà tôi sử dụng:


1- Phím tắt với các Desktop:

[!-- Keybindings for desktop switching --]

[keybind key="C-A-Left"][action name="DesktopLeft"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]
[keybind key="C-A-Right"][action name="DesktopRight"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]
[keybind key="C-A-Up"][action name="DesktopUp"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]
[keybind key="C-A-Down"][action name="DesktopDown"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]

[keybind key="S-A-Left"][action name="SendToDesktopLeft"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]
[keybind key="S-A-Right"][action name="SendToDesktopRight"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]
[keybind key="S-A-Up"][action name="SendToDesktopUp"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]
[keybind key="S-A-Down"][action name="SendToDesktopDown"][dialog]no[/dialog][wrap]no[/wrap][/action][/keybind]

[keybind key="W-d"][action name="ToggleShowDesktop"/][/keybind]



2- Phím tắt với các Cửa sổ ứng dụng:

[!-- Keybindings for windows --]
[keybind key="A-F4"][action name="Close"/][/keybind]
[keybind key="A-Escape"][action name="Lower"/][action name="FocusToBottom"/][action name="Unfocus"/][/keybind]
[keybind key="A-space"][action name="ShowMenu"][menu]client-menu[/menu][/action][/keybind]

[!-- Keybindings for window switching --]
[keybind key="A-Tab"][action name="NextWindow"/][/keybind]
[keybind key="A-S-Tab"][action name="PreviousWindow"/][/keybind]
[keybind key="C-A-Tab"][action name="NextWindow"][panels]yes[/panels][desktop]yes[/desktop][/action][/keybind]



3- Phím tắt với LXPanel:

[!--keybindings for LXPanel --]
[keybind key="W-r"][action name="Execute"][command]lxpanelctl run[/command][/action][/keybind]
[keybind key="A-F2"][action name="Execute"][command]lxpanelctl run[/command][/action][/keybind]
[keybind key="C-Escape"][action name="Execute"][command]lxpanelctl menu[/command][/action][/keybind]
[keybind key="F11"][action name="ToggleFullscreen"/][/keybind]



4- Một số phím tắt quan trọng:

[!-- Launch Task Manager with Ctrl+Alt+Del (LXTask) --]
[keybind key="A-C-Delete"][action name="Execute"][command]lxtask[/command][/action][/keybind]

[!-- Fast access to Terminal (Sakura) --]
[keybind key="C-A-T"][action name="Execute"][command]sakura[/command][/action][/keybind]

[!-- Fast access to filemanager (PCManFM) --]
[keybind key="W-e"][action name="Execute"][startupnotify][enabled]true[/enabled][name]PCManFM[/name][/startupnotify][command]pcmanfm[/command][/action][/keybind]

[!-- Keybinding for PrintScreen Key (Scrot) --]
[keybind key="Print"][action name="Execute"][execute]scrot[/execute][/action][/keybind]
[keybind key="A-Print"][action name="Execute"][execute]scrot -s[/execute][/action][/keybind]



5- Phím tắt với Âm lượng:

[!-- Keybindings for Multimedia Keys --]
[keybind key="XF86AudioMute"][action name="Execute"][execute]/usr/bin/volume.sh mute[/execute][/action][/keybind]
[keybind key="XF86AudioRaiseVolume"][action name="Execute"][execute]/usr/bin/volume.sh up[/execute][/action][/keybind]
[keybind key="XF86AudioLowerVolume"][action name="Execute"][execute]/usr/bin/volume.sh down[/execute][/action][/keybind]



Giải thích:
- C là phím Ctrl
- A là phím Alt
- S là phím Shift
- W là phím Windows
- Left, Right, Up, Down là các phím di chuyển trái, phải, lên, xuống


Xem bài viết này trên Ubuntu-vn: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=10968&p=116073#p116073

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

12 lý do để thử ngay Ubuntu 10.10

Quản Trị Mạng (12/10/2010) - Chủ nhật vừa qua, Ubuntu 10.10 đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dùng, sẽ an toàn khi cá cược rằng số lượng lớn người dùng Ubuntu hiện có sẽ cập nhật lên phiên bản mới được ra mắt này. Nhìn chung, phiên bản mới này có giao diện thân thiện với người dùng, cùng với rất nhiều tình năng mới hứa hẹn cũng “góp mặt” trong hệ điều hành này. Không chỉ vậy, đối với những doanh nhân chưa từng thử Ubuntu, lý do nên download và chạy thử hệ điều hành này thậm chí còn hấp dẫn hơn. Bài báo này sẽ chỉ đưa ra một số lý do hấp dẫn nhất cho bạn.


Nguồn ảnh: Internet

Nguồn bài viết: http://www.pcworld.com.vn/articles/san-pham/phan-mem/2010/10/1221578/12-ly-do-de-thu-ngay-ubuntu-10-10/





Ubuntu 10.10 tên mã "Maverick Meerkat" đã được Canonical phát hành hôm 10/10/2010. Phiên bản mới hết sức thân thiện với người dùng, kèm theo nhiều tính năng mới.





Đối với người dùng doanh nghiệp chưa thử Ubuntu, còn có nhiều lý do hấp dẫn hơn nữa để tải về và thử nghiệm. Dưới đây chỉ là một vài trong số những lý do đó.


1. Tốc độ

Ubuntu 10.10 chạy “cực” nhanh. Thậm chí phiên bản beta cũng có thể khởi động chỉ trong vòng 7 giây. Thử hỏi có nên kiên nhẫn chờ Windows khởi động quá lâu để sẵn sàng cho môi trường làm việc?


2. Giá

Ubuntu là miễn phí. Không phải đầu tư bất cứ thứ gì, trừ khi bạn muốn mua dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp về sau.


3. Không phiền phức

Bạn có thể thử Ubuntu mà không phải thay đổi hay làm ảnh hưởng bất cứ điều gì trên máy tính của mình thông qua lựa chọn dùng LiveCD (chạy ngay trên CD), Live USB (chạy ngay trên USB), Wubi hoặc cài máy ảo. Nói cách khác, bạn không bị mất mát bất cứ thứ gì.


4. Tương thích phần cứng

Ubuntu chạy tốt trên bất kỳ máy tính nào, không đòi hỏi nhiều về cấu hình, do vậy bạn có thể thử nó trên một máy tính cũ dư thừa, ít được dùng tới.


5. Ubuntu One

Ubuntu One là một dịch vụ đám mây cho phép bạn đồng bộ các tập tin và ghi chép của mình, rồi truy cập chúng từ bất cứ đâu. Bạn cũng có thể hợp nhất danh bạ trên máy tính và trên ĐTDĐ, và chia sẻ tài liệu, hình ảnh với danh bạ này. Bạn có thể sử dụng Ubuntu One để mua nhạc và nhận nó trên những máy tính mà bạn lựa chọn.


6. Tương thích Windows

Với Ubuntu 10.10, một máy khách cho Windows cũng cho phép người dùng tích hợp hai thế giới Windows và Ubuntu bằng việc truy cập các tập tin từ mỗi nền tảng. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc không thể truy cập các tập tin Windows của mình.


7. Các ứng dụng

Không như Windows, Ubuntu đi kèm với một số phần mềm miễn phí chủ chốt dành cho công việc, bao gồm OpenOffice.org, Firefox, hỗ trợ cả Flash và Google Chrome. Nếu như bất cứ thứ gì chưa có sẵn, bạn có thể tìm thấy trong kho ứng dụng Software Center của Ubuntu. Ngược lại, tìm phần mềm mới trên Windows rất mất công, phải tốn nhiều thời gian sục sạo với Google, và dĩ nhiên là cả tiền bản quyền nữa. Software Center đưa đến cho bạn một trung tâm tìm kiếm và tải về hàng nghìn ứng dụng mã nguồn mở miễn phí, chỉ mất vài giây.




8. Bảo mật

Ubuntu cũng như nhiều bản phân phối Linux khác, rất an toàn so với Mac OS X và Windows. Không lấy gì làm ngạc nhiên khi các chuyên gia khuyến nghị sử dụng Linux cho giao dịch ngân hàng trực tuyến.


9. Cảm ứng đa điểm

Nếu bạn thử phiên bản Ubuntu dành cho netbook trên một máy netbook hỗ trợ màn hình cảm ứng, bạn sẽ có thể trải nghiệm tính năng cảm ứng đa điểm mới trong giao diện Unity mới của Maverick.




10. Tính thẩm mỹ

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong Ubuntu mới là đẹp và ấn tượng hơn. Giao diện Unity là một phần trong phiên bản Netbook Edition, và Ubuntu Font Family là một phần khác nữa. Tất cả đều ưa nhìn.


11. Kết nối mạng xã hội

"Me Menu" của Ubuntu cho phép bạn truy cập các tài khoản Facebook và Twitter của mình ngay từ màn hình desktop. Bạn có thể kết nối tất cả các kênh chat ưa thích của mình và tạo cập nhật qua một cửa sổ duy nhất.


12. Ubuntu là Linux

Có quá nhiều lý do cho người dùng doanh nghiệp sử dụng Linux ngày nay. Dĩ nhiên an ninh bảo mật là một, nhưng còn có nhiều lý do khác nữa, như không tốn phí, dùng với máy nào cũng được... Ubuntu 10.10 đã có thể được tải về từ trang Ubuntu của Canonical. Hãy một lần thử Ubuntu cho công việc của bạn, có thể bạn sẽ không muốn rời nó nữa.


Nguồn: PC World Mỹ, 8/10/2010

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

28 (+2) PHẦN MỀM hay trên Linux (28/08/2011)

(Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn, kết hợp với kinh nghiệm thực tế của tác giả)

Bài viết này chỉ đề cập đến những phần mềm có giao diện đồ họa, chứ không đề cập đến loại giao diện dòng lệnh. Phần lớn những phần mềm này có sẵn trong kho của các bản phân phối Linux phổ biến:


1- LibreOffice: Bộ ứng dụng văn phòng (Nhánh rẽ từ OpenOffice)



        - (Tương tự Microsoft Office bên Windows)
        - Giao diện dễ sử dụng.
        - Các thành phần:
                * Công cụ soạn thảo - Writer
                * Công cụ bảng tính - Calc
                * Công cụ tạo thuyết trình - Impress
                * Công cụ tạo biểu đồ, minh họa - Draw
                * Quản lý cơ sở dữ liệu - Base
                * Công cụ vẽ biểu thức toán học - Math
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS và Solaris.
        - Có giao diện Tiếng Việt.
        - Trang Web: http://www.libreoffice.org


2- Mozilla Firefox: Trình duyệt mạng



        - Tương đối ổn định, mạnh mẽ và bảo mật tốt.
        - Có rất nhiều Add-ons bổ xung thêm tính năng cho Firefox.
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS.
        - Trang Web: http://www.mozilla.com/firefox


3- GIMP: Công cụ chỉnh sửa ảnh



        - (Tương tự Photoshop bên Windows)
        - Giao diện dễ sử dụng
        - Có nhiều tính năng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux/Unix, Windows và MacOS
        - Trang Web: http://www.gimp.org


4- VLC: Trình chơi nhạc và Video



        - Chơi được tất cả các định dạng nhạc và video, ngay cả các file có lỗi
        - Chơi được trực tiếp từ file ISO
        - Chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt
        - Cho phép trích xuất âm thanh và hình ảnh
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, *BSD, Windows, MacOS, Syllable
        - Trang Web: http://www.videolan.org/vlc


5- K3b: Trình ghi đĩa CD/DVD



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Nén được đĩa phim VCD và DVD
        - Có nhiều tính năng
        - Trang Web: http://k3b.plainblack.com


6- Pidgin: Trình khách nhắn tin



        - Hỗ trợ nhiều giao thức như Yahoo, Google Talk, MSN, AIM...
        - Trang Web: http://www.pidgin.im


7- Cheese: Chụp ảnh và quay phim với Webcam



        - Dễ sử dụng
        - Trang Web: http://projects.gnome.org/cheese


8- Ekiga: Hội nghị qua truyền hình



        - Có các chức năng nhắn tin, gọi điện và hội nghị Video
        - Hỗ trợ âm thanh chất lượng HD và truyền hình chất lượng DVD
        - Phù hợp với các tiêu chuẩn điện thoại cơ bản (SIP và H.323)
        - Trang Web: http://ekiga.org


9- Shotwell: Quản lý ảnh chụp



        - Cho phép nhập ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số
        - Có các chức năng quản lý và chỉnh sửa ảnh
        - Hỗ trợ chia sẻ ảnh thông qua Facebook, Flickr và Picasa Web
        - Trang Web: http://yorba.org/shotwell


10- Dropbox: Kho lưu và đồng bộ hóa dữ liệu trên Web



        - Cung cấp 2Gb dung lượng miễn phí trên máy chủ
        - Có thể đồng bộ hóa bất kỳ loại file với bất kỳ kích thước
        - Có thể đồng bộ giữa các máy tính Linux, Windows và MacOS
        - Chỉ đồng bộ những phần thay đổi trong file (không đồng bộ lại cả file), nên tiết kiệm thời gian
        - Trang Web: https://www.dropbox.com


11- Chrome: Trình duyệt mạng từ Google



        - Tốc độ lướt Web nhanh
        - Số lượng add-ons cũng đã khá lớn
        - Tính bảo mật cao
        - Giao diện tinh giản tối đa, nhường chỗ trống cho nội dung Web
        - Trang Web: http://www.google.com/chrome


12- GoldenDict: Từ điển mở đa ngôn ngữ



        - Hỗ trợ nhiều định dạng file từ điển như: Babylon (.BGL), StarDict (.ifo/.dict./.idx/.syn), Dictd (.index/.dict(.dz)), ABBYY Lingvo (.dsl, .lsa/.dat)
        - Có chức năng quét từ popup
        - Hỗ trợ các từ điển online dựa trên MediaWiki như Wikipedia, hay Wiktionary
        - Hỗ trợ dạng file âm thanh MP3
        - Tương thích với Linux và Windows
        - Trang Web: http://goldendict.org


13- Banshee: Trình nghe và quản lý đa phương tiện



        - Chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt
        - Giao diện đơn giản và dễ dùng
        - Hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh, hình ảnh
        - Đồng bộ hóa được với nhiều thiết bị media khác như Android, iPod, iPhone
        - Nén nhạc từ CD
        - Nghe nhạc từ Internet Radio...
        - Có nhiều Extension cung cấp thêm tính năng
        - Trang Web: http://banshee.fm


14- Audacity: Trình thu và biên tập âm thanh



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Có nhiều tính năng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux/Unix, Windows và MacOS
        - Trang Web: http://audacity.sourceforge.net


15- Inkscape: Trình vẽ ảnh Vector



        - (Tương tự CorelDraw bên Windows)
        - Hỗ trợ mở nhiều file cùng lúc, mở nhiều View cho mỗi file
        - Hỗ trợ xuất và nhập nhiều định dạng file
        - Trang Web: http://inkscape.org


16- Blender: Công cụ vẽ mô hình 3D



        - (Tương tự 3DMax bên Windows)
        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Có nhiều tính năng mở rộng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS, Solaris và Irix
        - Trang Web: http://www.blender.org


17- OpenShot: Trình biên tập Video



        - Giao diện và tính năng chú trong vào tính đơn giản, thích hợp với người dùng phổ thông
        - Hỗ trợ kéo thả các tập tin cần xử lý vào giao diện làm việc
        - Xem trước hiệu ứng file video với thời gian thực
        - Hỗ trợ nhiều định dạng file (dựa trên FFmpeg)
        - Upload phim lên Youtube
        - Trang Web: http://www.openshot.org
        - Bài viết tham khảo: OpenShot – Công cụ chỉnh sửa video cho Ubuntu
        - Bài viết tham khảo: Đánh giá phần mềm biên tập phim OpenShot


18- Gparted: Công cụ phân vùng ổ cứng



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Đầy đủ các tính năng cần thiết
        - Trang Web: http://gparted.sourceforge.net


19- VirtualBox (FUEL): Công cụ máy ảo



        - Thiết kế kiểu mô-đun
        - Có phần mềm “Guest Additions” cho máy khách Windows và Linux, giúp nâng cao hiệu suất và thêm tính năng cho các máy khách này
        - Hỗ trợ trao đổi dữ liệu giữa máy chủ và máy khách
        - Hỗ trợ chia sẻ USB giữa máy chủ và máy khách
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS, và Solaris
        - Trang Web: http://www.virtualbox.org
        - Bài viết tham khảo: Chạy Windows XP trong Linux - Vài mẹo với VirtualBox


20- Parcellite: Trình quản lý Clipboard



        - Tuy nhẹ mà vẫn đầy đủ các tính năng cơ bản của một trình quản lý Clipboard
        - Trang Web: http://parcellite.sourceforge.net


21- Xournal: Ghi chú vào file PDF

Từ Phan mem hay

        - Tương tự như Microsoft Windows Journal
        - Trang Web: http://xournal.sourceforge.net


22- FireStarter: Tường lửa



        - Quản lý Real time
        - Có các tính năng nâng cao
        - Trang Web: http://www.fs-security.com


23- Childsplay: Bộ ứng dụng trò chơi giáo dục cho trẻ nhỏ



        - Gồm các ứng dụng dạng “học mà chơi, chơi mà học”
        - Trang Web: http://schoolsplay.wikidot.com


24- Multiget: Trình quản lý và tăng tốc download

Từ Phan mem hay

        - Hỗ trợ các giao thức HTTP/FTP
        - Hỗ trợ đa nhiệm (multi-task)
        - Tăng tốc download với khả năng đa luồng (multi-thread), và download cùng lúc trên nhiều máy chủ (multi-server)
        - Hỗ trợ tạm dừng và khôi phục phiên download chưa hoàn thành
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, BSDs, Windows (2000, XP), MacOS
        - Trang Web: http://multiget.sourceforge.net


25- FileZilla: Trình khách FTP



        - Hỗ trợ các giao thức FTP, FTPS (FTP over SSL/TLS) và SFTP (SSH File Transfer Protocol)
        - Hỗ trợ Ipv6
        - Hỗ trợ khôi phục và truyền tải tập tin >4Gb
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, *BSD, Windows, MacOS...
        - Trang Web: http://filezilla-project.org



BỔ SUNG ngày 10/09/2010 - Địa chỉ tham khảo:

- Top 100 of the Best (Useful) OpenSource Applications

- 23 Useful System Applications for Linux

- Common Applications (Archlinux)

- Lightweight Applications (Archlinux)



BỔ SUNG ngày 10/03/2011 - (+2):

Có 2 phần mềm vẽ CAD cho Linux khá ổn (tương lai chắc sẽ rất ổn):

1- DraftSight: Miễn phí, vẽ được cả 2D và 3D, nhưng các tính năng 3D chỉ ở mức cơ bản

2- BricsCad: Khá chuyên nghiệp, vẽ được cả 2D và 3D, nhưng phải mua (bản rẻ nhất 395USD)

Bài viết tham khảo: Vẽ CAD trên Linux



BỔ SUNG ngày 04/08/2011:
26- OGMRip: Trình nén đĩa phim DVD



        - Nguồn nén (đầu vào) có thể từ DVD, file ISO hoặc thư mục có cấu trúc dạng DVD
        - Đầu ra các định dạng file OGM, AVI, MP4, hoặc Matroska
        - Hỗ trợ rất nhiều codec (Vorbis, MP3, PCM, AC3, DTS, AAC, XviD, LAVC, X264, Theora)
        - Tính toán video bitrate cho một kích thước tập tin
        - Chiết xuất ​​phụ đề trong định dạng SRT hoặc VobSub
        - Hỗ trợ các file âm thanh (PCM, MP3, AC3, DTS, AAC, Vorbis) và phụ đề từ bên ngoài(MicroDVD, SubRip, SRT, Sami, VPlayer, RT, SSA, PJS, MPSub, AQT, JacoSub, VobSub)
        - Cung cấp các cấu hình mã hóa tùy biến
        - Có các plugin mở rộng
        - Dựa trên mplayer, mencoder, ogmtools, MKVToolnix, mp4box, oggenc, lame, và faac để thực hiện các nhiệm vụ
        - Trang Web: http://ogmrip.sourceforge.net
        - Bài viết tham khảo: Ripping DVDs in Linux with OGMRip


BỔ SUNG ngày 28/08/2011:
27- Tor: Công cụ VPN, Proxy, lướt Web ẩn danh

Từ Phan mem hay

        - Tor là một phần mềm miễn phí, giúp bạn bảo vệ chống lại các hình thức giám sát mạng, đe dọa sự tự do cá nhân và riêng tư.
        - Trang Web: https://www.torproject.org
        - Bài viết tham khảo: Truy cập trang Web bị chặn (Facebook, Blogspot, WordPress...) bằng Tor trên Firefox


BỔ SUNG ngày 06/09/2011:
28- DeVeDe: Trình tạo các loại đĩa video DVD, VCD

Từ Phan mem hay

        - DeVeDe là một phần mềm miễn phí, giúp tạo các loại đĩa video DVD, VCD, SVCD, CVD và DivX/MPEG-4 (có hỗ trợ phụ đề) cho các thiết bị chơi video gia đình, từ cùng lúc nhiều tệp video.
        - Tương thích với tất cả các loại định dạng video được hỗ trợ bởi Mplayer.
        - Có phiên bản dành cho hệ điều hành Windows.
        - Trang Web: http://www.rastersoft.com/programas/devede.html
        - Bài viết tham khảo: REVIEW: DeVeDe 3.16.8 – DVD made easy!



Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=11679