Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Vài hình ảnh Mint 11 LXDE - Phiên bản nhẹ của bản phân phối nổi tiếng Linux Mint

Trong thế giới Linux, bản phân phối Linux Mint (dựa trên Debian, Ubuntu) có số lượng người dùng rất đông, có lẽ chỉ kém một mình Ubuntu. Không những thừa hưởng những ưu điểm từ Ubuntu, Linux Mint còn có nhiều đặc tính riêng được người dùng đánh giá cao. (Tham khảo: Ghi chép về Linux Mint 10 - nàng Julia mới)

Một trong số các ưu điểm của Linux Mint là tính ổn định và nhất quán, ít thay đổi trong giao diện người dùng và phần mềm kèm theo. Như khi Ubuntu 11.04 chuyển sang giao diện Unity khiến nhiều người phản đối, thì Linux Mint 11 vẫn trung thành với GNOME 2.

Ngay cả trong các phiên bản khác nhau, Linux Mint vẫn cố gắng giữ được tính nhất quán này. Trong đó, giao diện là cái dễ nhận thấy nhất.


(Phiên bản LXDE cũng có giao diện tương tự phiên bản chính)

Tuy nhiên, tôi không thích loại giao diện thừa ánh sáng của Mint 10 và Mint 11. Tôi thấy giao diện như Mint 9 hợp lý hơn. Do đó, sau một hồi chỉnh sửa tôi mới ưng ý với giao diện dưới đây:

Từ Mint-11-Lxde
Nếu phóng to bức ảnh này lên (kích chuột vào ảnh), bạn sẽ thấy trên thanh panel (LXPanel), bên cạnh nút Menu, có 1 nút gọi là "Danh sách thư mục". Đây là một công cụ rất tiện lợi của LXPanel mà tôi muốn giới thiệu với các bạn.

Muốn thêm nút "Danh sách thư mục" thì kích chuột phải vào LXPanel, chọn "Thêm / bớt các mục của bảng điều khiển", chọn "thêm", thêm xong thì dùng mũi tên di chuyển lên xuống để đặt nút này vào vị trí mình muốn.


Sau đây là các phần mềm trên phân phối này:


1- Âm thanh và ảnh động:

Từ Mint-11-Lxde
(OGMRipOpenShot là tôi cài thêm)


2- Bổ trợ:

Từ Mint-11-Lxde
(Tux CommanderXournal là tôi cài thêm)


3- Đồ họa:

Từ Mint-11-Lxde
(LibreOffice Draw là tôi cài thêm)


4- Mạng:

Từ Mint-11-Lxde
(Chromium Browser là tôi cài thêm)


5- Văn phòng:

Từ Mint-11-Lxde
(Bộ công cụ LibreOffice và từ điển GoldenDict là tôi cài thêm. Còn 2 phần mềm cài sẵn là AbiwordGnumeric đã bị tôi gỡ bỏ)


6- Công cụ hệ thống:

Từ Mint-11-Lxde
(GDM Tweaker, Gparted, Remastersys, Y PPA ManagerHtop là tôi cài thêm)

Linux Mint 11 LXDE không sử dụng trình đăng nhập LXDM của môi trường LXDE, mà sử dụng GDM của môi trường GNOME.

Lưu ý: để dùng được Htop trên Menu, phải sửa lệnh "Giả lập thiết bị đầu cuối" của LXPanel thành "lxterminal" (Mặc định của nó là "lxterminal -e"). Bằng cách kích chuột phải vào LXPanel, chọn "Cài đặt bảng điều khiển", chọn Tab "Nâng cao" rồi chỉnh sửa.


6a* Cũng có Trình quản lý phần mềm như phiên bản chính của Linux Mint:

Từ Mint-11-Lxde
Từ Mint-11-Lxde


6b* Công cụ Tiện ích đĩa rất dễ sử dụng:

Từ Mint-11-Lxde


7- Tùy thích:

Từ Mint-11-Lxde
(Obkey là tôi cài thêm. Touchpad OnTouchpad Off là tôi tự tạo)

Tham khảo cách tạo 2 mục "Touchpad On" và "Touchpad Off" ở phần "5. Tạo ứng dụng cho lệnh bật/tắt Touchpad trên Menu", mục "IV. Một số cấu hình, tùy chỉnh Bodhi", trong bài viết: Hoàn thiện hệ điều hành Bodhi Linux 1.1.0. Lưu ý phải sửa lại dòng khai báo Icon cho phù hợp. Ví dụ: "Icon=mouse".

Tham khảo cách cài đặt và sử dụng Obkey trong bài viết: Đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint OS


7a* Công cụ Keyboard and Mouse rất tiện dụng cho Laptop:

Từ Mint-11-Lxde


*** Trong các phần mềm tôi cài thêm, các phần mềm OGMRip, OpenShot, Xournal, LibreOffice, Chromium Browser, GoldenDict và Gparted đã được giới thiệu trong bài viết: 28 (+2) PHẦN MỀM hay trên Linux (06/09/2011)


*** Gõ Tiếng Việt nói chung là tốt:

Từ Mint-11-Lxde
Lưu ý: Để gõ được Tiếng Việt với các bảng mã khác bảng mã mặc định Unicode, như TCVN3 hay VNI Win, các bạn tham khảo phần cuối bài viết: Các bản Phân phối Linux tốt nhất đối với tôi...


*** Cửa sổ Đăng xuất có thêm chức năng "Chuyển đổi người dùng":

Từ Mint-11-Lxde


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=16856

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Vài cách truy cập trang Web bị chặn (Facebook, Blogspot...) - Bổ sung ngày 14/12/2011

BỔ SUNG ngày 14/12/2011:

Ngoài cách dùng Tor trên Firefox đã trình bày ở phần bài viết cũ bên dưới, bạn cũng có thể sử dụng Chromium hoặc Chrome được với Tor. Bằng cách chạy 1 trong 2 lệnh tương ứng như sau:

chromium-browser --proxy-server="socks://localhost:9050"
google-chrome --proxy-server="socks://localhost:9050"

Có điều, trên Mint 11 và Archlinux thì tôi thấy dùng tốt, còn trên Ubuntu 11.10 và Linux Mint 12 lại không dùng được cách này


Tuy nhiên, nội dung chính trong phần bổ sung này là tôi muốn giới thiệu "Stealthy". Đây là tên của một tiện ích mở rộng có cả trên Firefox và Chromium (Chrome). Cách dùng Add-on này tiện hơn hẳn so với Tor, nhưng lại không có các tính năng chuyên sâu như Tor.

Stealthy có biểu tượng hình chiếc máy bay B2 (máy bay ném bom tàng hình của Mỹ). Khi icon này màu đỏ là chưa được bật, còn khi kích vào thì nó sẽ chuyển sang màu vàng và cuối cùng trở thành màu xanh lá cây là Stealthy đã hoạt động.



Lúc này, bạn có thể truy cập các trang Web bị chặn bới nhà mạng hoặc người quản trị. Do Stealthy sẽ giúp bạn đi qua một Proxy trung gian giống Tor. Trường hợp vẫn không truy cập được, bạn nên tắt rồi bật lại Stealthy. Vì nó sẽ chuyển sang một Proxy khác.


Nhưng trước khi dùng Tor hoặc Stealthy, việc đầu tiên bạn nên làm là thay đổi máy chủ DNS (Thay đổi trên modem, trên Wifi hoặc trên Trình quản lý mạng đều được):

Trong 2 DNS tôi đang dùng, thì địa chỉ 202.151.160.12 là của NetNam VN, còn 8.8.8.8 là của Google:





BÀI VIẾT CŨ:
(Có thêm phần hướng dẫn cách sử dụng trang Web http://proxy-list.org)


Mấy ngày nay không truy cập được vào Blogspot của chính mình (do bị nhà mạng VNPT chặn IP), lang thang tình hiểu trên Web rồi cuối cùng đã biết đến Tor


1- Giới thiệu:

Tor là một công cụ VPN, Proxy, lướt Web ẩn danh - Một phần mềm miễn phí giúp bạn bảo vệ chống lại các hình thức giám sát mạng, đe dọa sự tự do cá nhân và riêng tư.

Tor bảo vệ bạn bằng cách chuyển thông tin liên lạc của bạn xung quanh một mạng lưới mở, hình thành bởi các tình nguyện viên (người sử dụng) trên khắp thế giới: nó ngăn cản người khác giám sát việc truy cập Internet của bạn, và nó cũng giúp bạn truy cập các trang web bị chặn. Tor làm việc với các trình duyệt web, trình nhắn tin tức thời, đăng nhập từ xa, và các ứng dụng khác dựa trên giao thức TCP.

Tor có các phiên bản tương thích với các hệ điều hành Linux, Windows và MacxOS. Trong kho của các bản phân phối linux phổ biến như Ubuntu, Fedora, OpenSUSE... đã có sẵn Tor

Trang Web: https://www.torproject.org


Từ Phan mem hay
Vidalia - Bảng điều khiển khi chạy Tor Browser - Một dự án con của Tor,
kết hợp Tor vào thẳng Firefox, chạy trực tiếp mà không cần cài đặt





Orbot - Một dự án con khác của Tor cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android như điện thoại, máy tính bảng...


2- Thực tế cài đặt và sử dụng trên Linux Mint
(Tương tự với Debian, Ubuntu, Peppermint, Bodhi, Zorin...)

Chỉ việc mở trình quản lý gói Synaptic, chọn gói "tor" và cài đặt

Sau đó mở trình duyệt web Firefox, vào địa chỉ: https://www.torproject.org/torbutton/index.html.en để cài "Torbutton plugin" (bật tắt Tor trên Firefox)

Khởi động lại Firefox ta sẽ thấy nút bật tắt Tor. Bây giờ, nếu trang Web nào bình thường không truy cập được (như Facebook, Blogspot...), thì chỉ cần bật Tor lên là bạn lại truy cập được ngay, tuy tốc độ có bị chậm đi đôi chút:

Từ Phan mem hay

Muốn tăng tốc lướt Web, ta có thể thay đổi thông số Proxy mặc định sang thông số khác. Ví dụ, có thể sử dụng Http Proxy của bạn "The undertaker" bên forum Ubuntu-VN: 49.212.2.170 Port 3128 (Japan).

Bằng cách kích chuột vào nút Torbutton trên Firefox, chọn "Tùy chỉnh..." rồi nhập thông số Proxy này vào như ảnh dưới (Dòng thứ 2 không cần nhập nếu bạn không sử dụng giao thức SSL):

Từ Phan mem hay

Nếu có lúc dùng một Proxy tùy chọn mà không truy cập Web được thì ta lại đổi sang Proxy khác, hoặc quay về thiết lập mặc định.

Địa chỉ tham khảo lựa chọn Proxy: http://proxy-list.org/en/index.php

Khi truy cập trang này, đầu tiên bạn phải nhập mã xác nhận phía gần cuối trang, sau đó chọn nguồn Proxy nào gần nhất ở mục "Country:" rồi nhấn nút "Filter Proxy". Và cuối cùng là chọn một Proxy để sử dụng cho Tor. Lưu ý, phía trước dấu ":" là địa chỉ Proxy, còn sau dấu ":" là Cổng





Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=16829

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Vài hình ảnh Hệ điều hành Zorin OS 5 "Lite" - Nhẹ, đẹp, ổn định

Zorin OS 5 "Lite" xây dựng dựa trên Lubuntu 11.04, với giao diện hạng nhẹ LXDE. Zorin nhắm tới những người vốn quen thuộc với Windows, mà còn bỡ ngỡ với nền tảng Linux.

Trang Web: distrowatch.com/zorin

Có 6 lựa chọn về giao trên phiên bản chính của Zorin OS, học theo các giao diện của Windows, Mac OS X, và Gnome (Linux):



Phiên bản "Lite" thì đơn giản hơn, chỉ có 2 lựa chọn về giao diện, hoặc kiểu Windows 2000, hoặc kiểu Mac OS X (xấu hơn nhiều so với phiên bản chính)

Zorin Look Changer:



Tôi thích nhất là kiểu trong suốt, sau khi chỉnh sửa đôi chút thì được giao diện này:

Từ Zorin-5-lite
(Kích chuột vào hình để xem phóng to)

Sơ bộ thì chưa thấy Zorin-5-Lite có khuyết điểm gì, chỉ thấy khởi động chậm hơn Peppermint chút ít. Còn ưu điểm của nó là giao diện đẹp và hoạt động trơn tru, ổn định (cảm giác tốt hơn Pepermint)

Tham khảo bài viết về Peppermint OS 2: Ghi chép về Peppermint OS Two - Hệ điều hành Linux Gọn Nhẹ, Tốc Độ và Thú Vị

Về việc cài đặt, mặc dù khi cài đã chọn giao diện Tiếng Việt, nhưng các gói hỗ trợ Tiếng Việt (trong đó có iBus-Unikey) lại không được cài luôn. Do đó, sau khi cài xong Zorin-5-Lite ta phải tự cài lấy các gói này

Cách dễ nhất là thông qua công cụ Language Support:
Từ Zorin-5-lite


Để gõ được Tiếng Việt với các bảng mã khác bảng mã mặc định Unicode, như TCVN3 hay VNI Win, các bạn tham khảo phần cuối bài viết: Các bản Phân phối Linux tốt nhất đối với tôi

Dưới đây là Abiword, Trình xử lý văn bản mặc định trên Zorin-5-Lite:
Từ Zorin-5-lite


Trong mục Công cụ hệ thống (System) trên Menu, có 5 công cụ tiện lợi cho người dùng mới từ Windows sang Linux

Đó là: 1- "Trung tâm điều khiển", 2-"Windows Wireless Drivers", 3-"Zorin Internet Browser Manager", 4-"Zorin Look Changer" và 5-"Zorin OS Lite Extra Softwave"

Có điều, Zorin bố trí các công cụ 3, 4 và 5 còn lặp lại ở chỗ khác trên Menu. Tôi thấy cách như vậy không mạch lạc


Các công cụ hệ thống:
(Có 4 công cụ tôi cài thêm là Htop, Remastersys Backup, System Profiler and Benchmark và Y PPA Manager)
Từ Zorin-5-lite


Trung tâm điều khiển:
Từ Zorin-5-lite


Zorin Internet Browser Manager:



Zorin OS Lite Extra Softwave:



Tham khảo cách đặt phím tắt cho các hệ điều hành có giao diện LXDE hoặc Openbox: Đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint OS


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=16622

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint OS

Peppermint OS sử dụng giao diện LXDE, mà trình quản lý cửa sổ trong LXDE là openbox. Do đó, cách đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint cũng tương tự như đối với các Distro Linux chỉ sử dụng giao diện openbox như CrunchBang, ArchBang...

(Tham khảo: Đặt phím tắt trong Openbox)

Các cấu hình của Peppermint nằm trong file "/home/Tên_USER/.config/openbox/peppermint-rc.xml". Trong đó có phần cấu hình phím tắt

Tôi tìm đến mục "Keybindings for running applications" trong file này để chỉnh sửa và bổ xung các phím tắt:

Từ Peppermint 2

Như bức ảnh trên, "W-f" (Giữ phím Windows đồng thời nhấn phím F) là phím tắt để bật trình quản lý file PCManFM

"W-e" là phím tắt để bật trình soạn thảo Gedit

"W-w" là phím tắt để bật trình duyệt Web Firefox

"W-t" là phím tắt để bật cửa sổ lệnh LXTerminal

"W-c" là phím tắt để bật bàn tính Galculator

"C-Print" là phím tắt để chụp ảnh màn hình của một cửa sổ chương trình đang chạy (Giữ phím Ctrl đồng thời nhấn phím PrtSc, sau đó click chuột vào cửa sổ chương trình muốn chụp)


Sau đó, chỉ việc đăng thoát rồi đăng nhập trở lại là các phím tắt có hiệu lực


Ngoài cách tạo hoặc chỉnh sửa phím tắt bằng cách thủ công như trên còn có thể dùng phần mềm Obkey (Cài thêm từ kho "alex-p/notesalexp") sẽ trực quan hơn nhiều:

Trang Web trên PPA: https://launchpad.net/~alex-p/+archive/notesalexp

Lệnh thêm kho:
$ sudo add-apt-repository ppa:alex-p/notesalexp

Hoặc có thể dùng phần mềm quản lý kho Y PPA Manager tìm kiếm với từ khoá "obkey" rồi thêm kho nói trên

Giao diện của Obkey:

Có điều, Obkey mặc định chỉ làm việc với file "/home/Tên_USER/.config/openbox/rc.xml" mà không làm việc với các file có tên khác như "peppermint-rc.xml". Nên để sử dụng được Obkey trong Peppermint cần làm 1 trong 3 cách như sau:


Cách 1: Sửa nội dung file "/usr/share/applications/obkey":
Bằng cách dùng Trình soạn thảo văn bản, như gedit chẳng hạn

Để sửa dòng có nội dung: "Exec=obkey"
Thành: "Exec=obkey /home/Tên_User/.config/openbox/peppermint-rc.xml"

Xong xuôi ta sẽ sử dụng được Obkey (trong mục "Tùy Thích" trong Menu) một cách bình thường

Bức ảnh dưới đây là file "obkey" đã được sửa lại trên hệ điều hành Zorin-5-lite, file cấu hình cho Openbox của nó có tên "lubuntu-rc.xml":

Từ Zorin-5-lite


Cách 2: Trong Cửa sổ lệnh (LXTerminal) chạy lệnh sau:
obkey ~/.config/openbox/peppermint-rc.xml


Cách 3: Trước tiên phải tạo bản sao của file "peppermint-rc.xml" với tên "rc.xml"

Sau khi thêm hoặc chỉnh sửa phím tắt trên Obkey xong thì ta lại phải làm bước ngược lại. Tức là tạo bản sao của file "rc.xml" với tên "peppermint-rc.xml"


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=16106&p=140537#p140537