Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

CÀI ĐẶT TinyMe 2010 RC1 - phần 2

Khác với phiên bản 2008, phiên bản 2010 không trình dùng quản lý gói APT của họ nhà DEB nữa, mà nó dùng quản lý gói mới nổi trong họ RPMSmart Package Manager (SPM).

Đầu tiên ta sẽ thay đổi kho phần mềm cho SPM, vì kho mặc định của TinyMe hơi chậm. Muốn thay đổi kho, trên Menu ta chọn mục Edit, rồi chọn Channels:
Từ TinyMe

Như hình trên ta thấy, TinyMe chủ yếu lấy các kho từ Unity Linux. Ta nên kích hoạt thêm 2 kho FreeNonFree từ Mandriva (vị trí thứ 2 và 3 từ trên xuống). Nếu không kích hoạt kho NonFree của Mandriva thì sẽ không cài được gói flash-player-plugin

Để tăng tốc độ cài đặt các gói phần mềm, ta phải chọn MIRROR của các kho ở gần Việt Nam và tốc độ nhanh.

Đối với các kho của Unity, có 2 mirror tốc độ tạm được, 1 ở USAhttp://mirror.its.uidaho.edu/pub/unity, còn 1 ở Austriahttp://gd.tuwien.ac.at/opsys/linux/unity-linux (Tham khảo: http://wiki.unity-linux.org/mirrors)

Đối với các kho của Mandriva 2010.0, có mirror ở Taiwan là tương đối nhanh và ổn định: http://ftp.tku.edu.tw/Linux/Mandriva/official/2010.0/i586 (Tham khảo: http://api.mandriva.com/mirrors/list.php)

Để sửa mirror của các kho, trong bảng Channels ta chọn kho rồi chọn Properties:
Từ TinyMe

Sau khi sửa xong, nhớ ấn nút Reset (Hình mũi tên quay tròn). Sau đó ta có thể Search (Hình ống nhòm) rồi Apply (hình 3 bánh răng) để cài các gói cần thiết. Mà nên cài đầu tiên là gói scimscim-bridge (Bộ gõ):
Từ TinyMe

Để gõ được Tiếng Việt với SCIM, cần phải có Scim-Unikey, mà cái này không có sẵn trong kho nên ta phải tự tìm. Lưu ý là TinyMe cũng sử dụng gói cài là RPM giống Mandriva, cha của nó. Do đó ta có thể tìm các gói phần mềm trong kho của Mandriva để cài cho TiyMe cũng được.

Riêng với Scim-Unikey, bạn có thể lấy nó từ anh ZXC232http://www.mediafire.com/zxc232, hoặc http://cid-68c97e0dd330fb45.skydrive.live.com/browse.aspx/LINUX?view=details (Blog của anh zxc232: http://zxc232.wordpress.com). Gói Scim-Unikey mới nhất mà anh zxc232 đang có là scim-unikey-0.3.1-2.i386

Download gói Scim-Unikey về, rồi nhấn chuột phải vào nó, và chọn cài bằng Smart Package Manager là xong.

Để sử dụng Scim-Unikey với SCIM. Trong Menu chọn Tools, rồi chọn SCIM Input Methol Setup, hoặc trong Menu chọn Run, rồi gõ scim-setup cũng được:
Từ TinyMe

Rồi setup cho SCIM:
Từ TinyMe

Sau đó, còn cần phải thiết lập biến môi trường thì mới gõ được Tiếng Việt. Ta sẽ làm việc này bằng cách sửa file ẩn ".bash_profile" trong thư mục /home/tên_người_dùng. Riêng đối với người chủ Root thì thư mục đó là /root:

Ví dụ đối với root, trong XTerm, chạy lệnh:

nano /root/.bash_profile

Sau đó thêm vào 4 dòng sau:

export XMODIFIERS=@im=SCIM
export GTK_IM_MODULE=scim-bridge
export QT_IM_MODULE=scim-bridge
scim -d


Từ TinyMe

Bây giờ chỉ việc đăng xuất, rồi đăng nhập trở lại. Tổ hợp phím tắt để bật bộ gõ là "Ctrl+Space". Nhớ là không giống bên Windows, ta cần bật ứng dụng trước rồi mới ấn phím tắt để gõ Tiếng Việt.


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10441

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

CÀI ĐẶT TinyMe 2010 RC1 - phần 1

TinyMe là một bản phân phối Linux thuộc loại "mini", dựa trên Mandriva và Unity. Nó có giao diện Openbox, có thể chạy tốt trên các máy tính cấu hình yếu hoặc cũ.

Xem thông tin tại: http://distrowatch.com/table.php?distribution=tinyme

Phiên bản hiện nay của TinyMe là 2010 RC1 (nên vẫn còn lỗi), file ISO chỉ 199MB, download tại: http://tinymelinux.com/download/redirect.php?protocol=http&url=spout.ussg.indiana.edu/linux/tinyme/tinyme/TinyMe-2010-Acorn-RC-1b.i586.iso

File ISO này có thể ghi ra USB bằng phầm mềm Unetbootin: http://unetbootin.sourceforge.net

Từ TinyMe

Màn hình khởi động trên máy ảo VirtualBox:
Từ TinyMe

Sau khi chọn ngôn ngữ, múi giờ (Việt Nam là Asia/Ho_Chi_Minh), bàn phím, là đến thông tin đăng nhập:
Từ TinyMe

Rồi đăng nhập (Người dùng "root" password là "root", "guest" cũng tương tự)
Từ TinyMe

Thực sự là rất nhẹ:
Từ TinyMe

Nhưng không nhận đủ 2Gb Ram trên Laptop Toshiba của tôi:
Từ TinyMe

Trình cài đặt dựa trên Unity-linux:
Từ TinyMe

Nếu bạn cài trên ổ cứng có nhiều phân vùng thì nên chọn "Use existing partitions" hoặc "Custom disk partitioning", còn "Erase and use entire disk" là format và cài trên toàn bộ ổ cứng:
Từ TinyMe

Trên Laptop Toshiba tôi chọn "Custom disk partitioning", rồi chọn phân vùng sda8 (phân vùng màu đỏ nằm cuối):
Từ TinyMe

Rồi chọn "Mount point" là "/" (thư mục gốc để cài TinyMe)

Còn phân vùng sd6 (màu xanh lá cây) là phân vùng Swap tôi tạo từ trước, nên chỉ việc "Mount" nó để dùng luôn.

Format phân vùng sda8 thành định dạng ext3:
Từ TinyMe

Quá trình cài đặt các gói phần mềm (Cứ như là đang cài Unity-linux):
Từ TinyMe

Cài GRUB trên máy ảo:
Từ TinyMe

Trên máy thật tôi không cài GRUB vào MBR (sda) của ổ cứng, mà tôi cài nó vào phân vùng sda8 của TinyMe:
Từ TinyMe

Trên Laptop Tosshiba của tôi có Linux Mint 9 trên sda2 và PCLinuxOS 2010.1 trên sda3. Grub của PCLinuxOS tôi cũng chỉ cài vào sd3. Còn Grub của Linux Mint tôi dùng để quản lý khởi động chung cho tất cả các hệ điều hành trên máy, nên tôi mới cài nó vào MBR của ổ cứng (sda)

Sau khi ấn next (Hình ảnh trên máy thật):
Từ TinyMe

Ấn next tiếp, rồi Finish là xong (Hình ảnh trên máy thật):
Từ TinyMe

Không thấy thấy TinyMe yêu cầu nhập tên máy, tạo người dùng và mật khẩu mới cho Root, vậy là những thứ này phải tự làm lấy.

Khi cài xong, TinyMe chỉ chiếm khoảng 1Gb trên ổ cứng.


Còn tiếp...
(Phần 2: Cấu hình, cài đặt bộ gõ Tiếng Việt Scim-Unikey...)


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10441

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

TỔNG KẾT 10 NĂM với Windows và 1 NĂM với Linux

(Chính xác là gần 11 năm với Windows và hơn 1 năm với Linux)

1- THỜI GIAN TÌM HIỂU để sử dụng được ở mức CƠ BẢN: Windows = Linux

Lần đầu tiên tiếp xúc với Windows 98 cũng chẳng khác gì so với lần đầu tiên tiếp xúc với Linux. Để sử dụng Windows, tôi đã mất cả kỳ nghỉ hè năm 1999 (khoảng 2 tháng) để nghiền ngẫm vài chục cuốn tạp chí PCWorld. Còn đối với Linux, mà ban đầu tôi làm quen là Ubuntu, tôi cũng mất khoảng 2 tháng nghiên cứu trên Internet và học hỏi kinh nghiệm từ một anh bạn đang dùng Debian.

2- KHẢ NĂNG LÀM CHỦ: Windows << Linux

Dù trải qua gần 11 năm từ Windows 98 đến Windows 7, mà thực sự tôi không hiểu được Windows là mấy (có lẽ do Win là nguồn đóng), chỉ toàn biết được những mẹo lặt vặt liên quan đến dọn dẹp Windows (Win nhiều rác quá), bảo mật Windows (Win hay bị virus quá), tối ưu Windows (do Win nặng nề và ỳ ạch dần theo thời gian)...

Do không hiểu rõ được Windows, và do Win không trao quyền cho người dùng, nên cơ bản tôi không làm chủ được Windows.

Ngược lại, dù mới sử dụng hơn 1 năm nay, mà tôi hiểu Linux nhiều hơn hiểu Windows (do tính nguồn mở và rõ ràng của Linux). Vì vậy, tôi có thể làm chủ được nhiều yếu tố trong Linux.

3- HIỆU ỨNG THỊ GIÁC: Windows < Linux

Nhiều người dùng Windows khen Windows 7 có giao diện đẹp, các hiệu ứng đẹp. Đó là do họ so sánh với Windows Vista, Windows XP... Còn nếu so với giao diện KDE4 của Linux thì... bạn dùng đi sẽ biết.

Riêng đối với tôi, ngay cả so với hệ điều hành MacOS X nổi tiếng là đẹp (Tôi chỉ mới được ngắm MacOS X trên Web) thì KDE4 vẫn lịch lãm hơn, hấp dẫn hơn.

4- PHẦN CỨNG, DRIVER: Windows > Linux

Cho đến thời điểm này, Phần cứng và Driver đã được hỗ trợ rất nhiều ở các Distro Linux nổi tiếng như Ubuntu, Fedora hay Mandriva. Tuy nhiên vẫn còn một số hệ thống gặp khó khăn khi đến với Linux.

Còn với tôi, 1 chiếc Laptop Toshiba Satellite P105 và 1 chiếc HP Probook 4515s, cùng với 2 chiếc máy in Canon và 1 cái máy scan cũng của Canon, mà tôi vẫn sử dụng tốt trên Linux.

5- PHẦN MỀM THÔNG THƯỜNG: Windows = Linux

Ngày nay, nói chung là không khó để tìm một phần mềm trên Linux tương đương với phần mềm trên Windows. Không tin thì bạn cứ truy cập trang Web http://alternativeto.net/desktop tìm thử xem.

6- PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG: Windows > Linux

Cũng đã có một số phần mềm chuyên dụng mạnh được viết cho Linux, bạn có thể tìm phần mềm tương tự bên Windows trên trang Web http://www.linuxalt.com, hay trang http://www.linuxlinks.com/article/20070701111340544/Equivalents.html, hoặc cũng có thể tìm trên trang Web đã giới thiệu ở Phần 5.

Tuy nhiên, hiện tại thì chất lượng và số lượng phần mềm chuyên dụng trên Linux vẫn kém hơn so với trên Windows.

Tôi đã từng sử dụng MỘT SỐ PHẦN MỀM chuyên dụng:
(Trước đây tôi dùng toàn là CRACK. Giờ đã bỏ hết)

Công dụng:    Windows Software ~ Linux Equivalent/Alternative
(Ghi chú)
Vẽ kỹ thuật:           AutoCAD > BricsCAD Beta for Linux
(Bricscad for Windows thì rất được, không hề kém AutoCAD, nhưng Bricscaad for Linux thì mới ở giai đoạn bắt đầu xây dựng nên chưa ổn)
Vẽ kỹ thuật:           AutoCAD > ProgeCAD Smart (Wine)
(ProgeCAD chạy trực tiếp trên Win thì rất tốt, chẳng kém AutoCAD là mấy, nhưng chạy trên Linux thông qua Wine thì chưa được tốt lắm)
Văn phòng:    Microsoft Office = OpenOffice.org
(Tôi hoàn toàn hài lòng với OpenOffice)
Vẽ vector:          Corel Draw = Inkscape
(Inkscape là đủ cho tôi)
Chỉnh sửa ảnh:       Photoshop = GIMP
(Không thể chê GIMP được điều gì)
Vẽ 3D:         Google SketchUp = Google SketchUp (Wine)
(Google SketchUp chạy trên Linux thông qua Wine chỉ hơi chậm một chút)
Vẽ 3D:                  3D Max = Blender
(Blender cũng mạnh chẳng kém 3D Max)
Biên tập âm thanh:      Nuendo = Audacity
(Với chuyên gia thì không biết, chứ với tôi thì Audacity quá tuyệt)


7- TÔI CÒN DÙNG Windows?

Tôi có một bản Windows 7 Pro 32-bit (có bản quyền, do một cậu em ở FPT tặng). Ít nhất là tôi còn phải sử dụng nó trong 2 việc:

Việc thứ 1 là khi cần vẽ nhanh các bản vẽ kỹ thuật bằng ProgeCAD Smart (tôi không còn dùng AutoCAD đã lâu). ProgeCAD chạy trên Linux thông qua Wine thì hơi chậm, và các lệnh trên thanh công cụ của nó không dùng được, mà phải gõ tay hoặc truy cập thanh Menu.

Việc thứ 2 là tôi còn phải dùng phần mềm HTKK (Hỗ trợ kê khai) của Tổng cục thuế, mà cái này không chịu chạy với Wine, bắt buộc phải vào Windows.

Nhưng có lẽ tôi sẽ từ bỏ Windows khi phần mềm HTKK chạy được trên Linux, hoặc nó chuyển sang chạy trên nền Web (Tôi không lo về việc vẽ kỹ thuật, vì trước sau thì BricsCAD for Linux cũng sẽ hoàn thiện hơn).

Lý do tôi không muốn dùng Windows một phần vì tiền bản quyền của các phần mềm chuyên dụng trên Windows quá cao, phần vì tôi thích sự tự do của nguồn mở, cũng như những thế mạnh đang ngày càng được phát triển hơn của nó.


Xem bài viết này và các bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=80&t=10386

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Kinh nghiệm về CATALYST và XFCE trên Archlinux

Tôi đang dùng Archlinux 64-bit trên laptop HP Probook 4515s. Card màn hình của nó là ATI 3200HD. Trước đây, tôi thử cài driver độc quyền cho nó theo hướng dẫn tại: http://wiki.archlinux.org/index.php/ATI_Catalyst


Tóm tắt cách cài đặt CATALYST:


1- Thêm server vào pacman.conf:

[catalyst]
Server = http://catalyst.apocalypsus.net/repo/catalyst/x86_64



2- Cài đặt:

# pacman -Syu
# pacman -Rd libgl
# pacman -S catalyst
# pacman -S lib32-catalyst-utils
# aticonfig --initial
# pacman -Rd xorg-server
# pacman -S xorg-server-1.7-catalyst-maximize-fix


NHẬN XÉT: Chất lượng xử lý đồ họa không vượt trội driver nguồn mở quá nhiều, chữ "Session Type" và chữ "Menu" trên màn hình đăng nhập hơi bị khuyết, lúc tắt máy thì màn hình trạng thái trông xấu hơn và chậm hơn một chút, tài nguyên hệ thống cũng bị ngốn nhiều hơn.


Do vậy tôi quyết định gỡ bỏ "catalyst" và cài lại "xf86-video-ati" (driver nguồn mở cho card màn hình ATI):

# pacman -Rsn xorg-server-1.7-catalyst-maximize-fix
# pacman -S xorg-server
# pacman -S lib32-libgl
# pacman -S lib32-mesa
# pacman -S xf86-video-ati
# mv /etc/X11/xorg.conf /etc/X11/xorg.conf-catalyst


KẾT QUẢ: Sau khi thay thế "catalyst" bằng "xf86-video-ati", rồi xóa hết mấy user khách, chỉ để 1 user chính. Thì mức chiếm dụng hệ thống của Archlinux phiên bản 64-bit giảm đáng kể.


Mức chiếm dụng hệ thống khi đăng nhập vào KDEmod (64-bit):

Từ KDEmod


Bây giờ tôi chạy cả Xfce cùng với KDEmod. (Tham khảo: http://wiki.archlinux.org/index.php/Xfce)

# pacman -S xfce4
# pacman -S gamin
# pacman -S xfce4-goodies
(Nhưng không cần, và cũng không nên cài hết cái gói trong nhóm này)

Các gói lẻ trong nhóm xfce4-goodies nên cài là: thunar-archive-plugin, thunar-media-tags-plugin, thunar-volman, xfce4-battery-plugin, xfce4-clipman-plugin, xfce4-cpufreq-plugin, xfce4-cpugraph-plugin, xfce4-datetime-plugin, xfce4-datetime-plugin, xfce4-diskperf-plugin, xfce4-fsguard-plugin, xfce4-genmon-plugin, xfce4-messenger-plugin, xfce4-mount-plugin, xfce4-mpc-plugin, xfce4-netload-plugin, xfce4-power-manager, xfce4-quicklauncher-plugin, xfce4-screenshooter, xfce4-sensors-plugin, xfce4-systemload-plugin, xfce4-taskmanager, xfce4-timer-plugin, xfce4-verve-plugin, xfce4-wavelan-plugin, thunar-thumbnailers


Nếu chỉ cài các gói nêu trên thì chạy lệnh:

# pacman -S thunar-archive-plugin thunar-media-tags-plugin thunar-volman xfce4-battery-plugin xfce4-clipman-plugin xfce4-cpufreq-plugin xfce4-cpugraph-plugin xfce4-datetime-plugin xfce4-datetime-plugin xfce4-diskperf-plugin xfce4-fsguard-plugin xfce4-genmon-plugin xfce4-messenger-plugin xfce4-mount-plugin xfce4-mpc-plugin xfce4-netload-plugin xfce4-power-manager xfce4-quicklauncher-plugin xfce4-screenshooter xfce4-sensors-plugin xfce4-systemload-plugin xfce4-taskmanager xfce4-timer-plugin xfce4-verve-plugin xfce4-wavelan-plugin thunar-thumbnailers

(Sau khi cài gói "thunar-thumbnailers" có thể cần chạy lệnh: $ /usr/lib/thunar-vfs-update-thumbnailers-cache-1 để nạp lại các thumbnailers)


Diện mạo Xfce được chỉnh cho giống KDE:

Từ KDEmod

GTK theme là "kde44-oxygen-molecule" (http://kde-look.org/content/show.php/Oxygen-Molecule+KDE+%26+GTK%2B+unified+theme?content=103741)

Còn theme của Windows Manager là "Oxygen-xfwm4" (http://xfce-look.org/content/show.php/Oxygen-xfwm4?content=88368)


Mức chiếm dụng hệ thống khi đăng nhập vào Xfce (64-bit):

Từ KDEmod

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Hình ảnh PCLinuxOS 2010.1 KDE

PCLinuxOS chỉ có các phiên bản i586 (32-bit), hy vọng sau này nó cũng có cả các phiên bản 64-bit.

Mức chiếm dụng hệ thống của phiên bản KDE trên Laptop Toshiba Satellite P105:
Từ PCLinuxOS

Menu kiểu Classic (Để đổi sang dạng Kickoff thì click chuột phải vào biểu tượng Menu):
Từ PCLinuxOS

Khá nhiều ứng dụng phục vụ cho NET (ChromiumGYachE là tôi cài thêm), đặc biệt là có có sẵn cả DropBox:
Từ PCLinuxOS

OpenOffice không có sẵn, nhưng có Get OpenOffice để cài đặt nó. Cài đặt OpenOffice cực lâu, tôi nhớ là mất khoảng 3h. Hình như cái script này nó lấy máy chủ ở Brasil (từ Ubuntu) thì phải:
Từ PCLinuxOS

Có 3 chương trình quản lý gói (loại gói DEB giống Ubuntu), và 1 chương trình dò tìm máy chủ nhanh nhất (Nếu ở Việt Nam thì máy chủ Nhật Bản đang là nhanh nhất):
Từ PCLinuxOS

Smart Package Manager, một chương trình quản lý gói cũng rất tiện lợi, thú vị:
Từ PCLinuxOS

Tiếng Việt với SCIM:
(Tham khảo cách cài đặt và sử dụng Scim-Unikey tại: http://zxc232.wordpress.com/2010/04/27/pclinuxos-2010)
Từ PCLinuxOS

Trong mục File Tools có công cụ BleachBit dùng để dọn rác khá hay:
Từ PCLinuxOS

Họ nhà Mandriva có Control Center rất hữu dụng:
Từ PCLinuxOS

Trong đó có Parental Controls, giúp cha mẹ kiểm soát việc truy cập Net của các con:
Từ PCLinuxOS

Thông tin phần cứng của Laptop Toshiba Satellite P105:
Từ PCLinuxOS

Xem bài viết này và các bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10338

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Cài đặt, tùy biến Archlinux ĐẸP, Tiện Dụng, mà vẫn nhẹ nhàng - Phần 2

Ngoài các gói phần mềm từ kho chính thức hoặc không chính thức, người dùng Archlinux còn có thêm lựa chọn từ AUR (Arch User Repository). Đó là nơi cộng đồng Arch chia sẻ với nhau những phần mềm do họ xây dựng từ mã nguồn.


BƯỚC 4 - Cách CÀI ĐẶT PHẦN MỀM từ AUR:
(Tham khảo: http://wiki.archlinux.org/index.php/AUR)

Đầu tiên là cài nhóm "base-devel": (có chứa các gói như make, gcc...)

# pacman -S base-devel

Sau đó ta có thể lên trang web: http://aur.archlinux.org để tìm phần mềm, rồi click vào mục "Tarball" để download về máy.

Từ KDEmod

Tiếp đó giải nén file đó ra, vào thư mục vừa giải nén, rồi chạy lệnh:

$ makepkg

Và cuối cùng là cài cái file vừa được tạo ra mà có đuôi dạng ".pkg.tar.xz" bằng lệnh:

# pacman -U //đường_dẫn_nếu_cần/tên-file.pkg.tar.xz

Loằng ngằng như vậy là vì ta tự làm mà không dùng trình giúp đỡ nào cả. Còn sau đây là cách nhanh và dễ hơn rất nhiều:

Đầu tiên vẫn phải tự tải về và tự cài gói: package-query
Sau đó đến gói: yaourt (Gói "yaourt" đòi hỏi phải có gói "package-query")


YAOURT là một chương trình quản lý gói và cài đặt tương tự như PACMAN (chương trình quản lý gói và cài đặt mặc định của Archlinux). Nhưng nó có thêm khả năng cài các gói từ AUR.
(Tham khảo: http://wiki.archlinux.org/index.php/Yaourt)

Nhưng để sử dụng nó, ta còn cần phải sửa file SUDO, chạy lệnh:

# EDITOR=mousepad visudo

hoặc lệnh:
# EDITOR=nano visudo

Rồi thêm vào 2 dòng như sau:

%whell ALL=NOPASSWD: /usr/bin/pacman
%whell ALL=NOPASSWD: /usr/bin/pacdiffviewer



Bây giờ, Ta sẽ cài bộ gõ Tiếng Việt "ibus-unikey". Chạy lệnh:

yaourt -S ibus-unikey

Tuy nhiên, để gõ được Tiếng Việt ta còn phải khai báo các biến môi trường vào file ".bash_profile" (file ẩn) trong HOME:

Thêm vào ".bash_profile" 3 dòng như sau:

export XMODIFIERS=@im=ibus
export GTK_IM_MODULE=ibus
export QT_IM_MODULE=ibus



Một số PHẦN MỀM HAY trên AUR:

pacman-color: Dùng thay thế cho Pacman rất đã mắt

bin32-wine-suse: Bản Wine cho Archlinux 64-bit

wine-door: Hỗ trợ cho Wine, giúp cho việc sử dụng Wine dễ dàng hơn

virtualbox_bin: Máy ảo VirtualBox PUEL từ Sun


BƯỚC 5 - Tùy biến GIAO DIỆN KDE:

Đây là System Settting, công cụ quản lý hệ thống của KDE:
Từ KDEmod

Để làm cái thanh Toolbar trong suốt như bức ảnh trên, tôi vào mục Appearance, rồi vào Tab Workspace, rồi click vào mục Get New Themes..., chọn Most Downloads, rồi cài "theme" Glassified:

Từ KDEmod

Từ KDEmod

Để chọn "theme" cho màn hình đăng nhập (Login) tôi vào Tab Advanced, rồi vào mục Login Manager, nhập password rồi lựa chọn theme có sẵn, hoặc có thể cài thêm các theme khác:

Từ KDEmod

Để các ứng dụng GTK như Firefox, Openoffice, Mousepad có giao diện cũng giống các ứng dụng KDE khác, tôi vào trang web: http://kde-look.org, tìm và tải bộ theme  "Oxygen-Molecule KDE & GTK+ unified theme" (link: http://kde-look.org/content/download.php?content=103741&id=1&tan=35662463)

Sau đó chỉ việc làm theo tài liệu hướng dẫn trong gói tải về.

BỔ XUNG ngày 17-07: Bây giờ trong kho của KDEmod đã có sẵn gói "oxygen-molecule-theme". Nên chỉ cần cài đặt nó thông qua Pacman mà không phải làm gì thêm nữa:

# pacman -S oxygen-molecule-theme

Thưởng thức!

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

Trang Web: MakeTechEasier.com - Một số bài viết hay (15/10/2011)

Trang Web này có nhiều bài viết, tips hướng dẫn... rất thú vị. Chẳng hạn như cách biến giao diện Ubuntu giống như Mac OS X, hay cách sửa lỗi khởi động (boot) cả của Windows và Linux... Trang web này không chỉ chuyên về Linux, mà còn có các nội dung liên quan đến Windows, Mac, Internet, Iphone...

Trang chủ:
http://maketecheasier.com

Category - Linux:
http://maketecheasier.com/category/linux-tips

Một số bài viết hay:
(Xếp theo thời gian, bài mới hơn ở trên - Update ngày 15/10/2011)

---------------------- Năm 2011 ----------------------

How to Remove Appmenu (Global Menu) In Ubuntu Oneiric: http://maketecheasier.com/remove-app-menu-in-ubuntu-oneiric/2011/10/14

A Simple User Guide For Ubuntu Oneiric: http://maketecheasier.com/a-simple-user-guide-for-ubuntu-oneiric/2011/10/13

Ripping DVDs in Linux with OGMRip: http://maketecheasier.com/ripping-dvds-in-linux-with-ogmrip/2011/06/17

How to Batch Convert and Resize Images with Converseen: http://maketecheasier.com/batch-convert-resize-images-with-converseen/2011/04/20

Open Source File Syncing And Collaboration With Sparkleshare: http://maketecheasier.com/open-source-file-syncing-and-collaboration-with-sparkleshare/2011/04/06

Deja Dup Makes Backup A Simple Task [Linux]: http://maketecheasier.com/deja-dup-makes-backup-a-simple-task-linux/2011/03/17

I Have Installed Ubuntu…What’s Next?: http://maketecheasier.com/i-have-installed-ubuntu-whats-next/2011/03/16

---------------------- Năm 2010 ----------------------

How to Change Linux Displays on the Fly with Disper: http://maketecheasier.com/change-linux-displays-on-the-fly-with-disper/2010/12/22

4 More Linux Games to Distract You From Work: http://maketecheasier.com/4-more-linux-games-to-distract-you-from-work/2010/12/01

DoudouLinux: A Fun Linux Distro For Kids: http://maketecheasier.com/doudoulinux-a-fun-linux-distro-for-kids/2010/11/26

10 Useful Tools, Websites And Tricks to Help You Master Linux Command: http://maketecheasier.com/10-useful-tools-websites-tricks-to-master-linux-command/2010/11/09

Nautilus Elementary Adds Much Needed Enhancements to Nautilus File Manager And Why You Should Install It Now: http://maketecheasier.com/nautilus-elementary-adds-enhancements-to-nautilus/2010/10/19

Beautify Your Gnome Desktop With Elegant Gnome Pack [Linux]: http://maketecheasier.com/beautify-gnome-desktop-with-elegant-gnome-pack/2010/10/07

Autokey: Make Your Own Keyboard Shortcuts In Linux: http://maketecheasier.com/autokey-make-your-own-keyboard-shortcuts-in-linux/2010/09/28

Ninite For Linux: Install Multiple Applications Without Any Hassle: http://maketecheasier.com/ninite-for-linux/2010/09/23

How to Manage Fonts in Linux with FontMatrix: http://maketecheasier.com/manage-fonts-in-linux-with-fontmatrix/2010/09/07

Configuring Conky The (Very) Easy Way: http://maketecheasier.com/configuring-conky-the-very-easy-way/2010/08/24

5 More Linux Games You Probably Haven’t Played: http://maketecheasier.com/5-more-linux-games-you-probably-havent-played/2010/08/11

How to Customize the GDM Sessions List: http://maketecheasier.com/customize-the-gdm-sessions-list/2010/08/08

Free Mega Games Pack For Linux: http://maketecheasier.com/free-mega-games-pack-for-linux/2010/07/14

Getting to Know Your fstab: http://maketecheasier.com/getting-to-know-your-fstab/2010/07/13

Sync Your Desktop Browser to Your Android Phone: http://maketecheasier.com/sync-your-desktop-browser-to-your-android-phone/2010/07/08

Build Your Own Ubuntu-based Distro With Novo Builder: http://maketecheasier.com/build-your-own-ubuntu-based-distro-with-novo-builder/2010/07/02

Comparing Linux Photo Managers…Which Is The Best For Your Everyday Use?: http://maketecheasier.com/comparing-linux-photo-managers-which-is-the-best-for-your-everyday-use/2010/06/18

5 Best Linux Software Packages for Kids: http://maketecheasier.com/5-best-linux-software-packages-for-kids/2010/06/15

Cortina: Yet Another Gnome Wallpaper Changer: http://maketecheasier.com/cortina-yet-another-gnome-wallpaper-changer/2010/06/14

KDE Power Management 101: http://maketecheasier.com/kde-power-management-101/2010/06/09

4 Great Alternatives to Gnome Panel Menu Bar: http://maketecheasier.com/4-great-alternatives-to-gnome-menu-bar/2010/06/08

How to Easily Customize NotifyOSD in Ubuntu Lucid: http://maketecheasier.com/easily-customize-notifyosd-ubuntu-lucid/2010/05/26

How to Run Multiple Dropbox Accounts in Mac and Linux: http://maketecheasier.com/run-multiple-dropbox-accounts-in-mac-and-linux/2010/05/24

How to Change Your Login And Boot Screen In Ubuntu Lucid: http://maketecheasier.com/change-login-and-boot-screen-in-ubuntu-lucid/2010/05/13

Ubuntu Unity: New Desktop Environment For Your Ubuntu Netbook: http://maketecheasier.com/unity-new-desktop-environment-for-netbook/2010/05/11

Exaile – The First Linux Media Player I Don’t Hate: http://maketecheasier.com/exaile-the-first-media-player-i-dont-hate/2010/05/04

Qjoypad: Keyboard to Gamepad Mapping for Linux: http://maketecheasier.com/qjoypad-keyboard-to-gamepad-mapping-for-linux/2010/05/03

Linux File Managers Roundup: http://maketecheasier.com/linux-file-managers-roundup/2010/04/29

Extreme Desktop Makeover: Josh Edition: http://maketecheasier.com/extreme-desktop-makeover-josh-edition/2010/04/22

What to Install After Installing Ubuntu Lucid?: http://maketecheasier.com/what-to-install-after-installing-ubuntu-lucid/2010/04/21

Linux Dock Roundup: http://maketecheasier.com/linux-dock-roundup/2010/04/20

How To Take Secure Remote Backups Using SSH: http://maketecheasier.com/secure-remote-backups-using-ssh/2010/04/16

Choosing The Best Linux Filesystem For Your PC: http://maketecheasier.com/choosing-the-best-linux-filesystem/2010/04/13

6 Tools to Easily Create Your Own Custom Linux Distro: http://maketecheasier.com/6-tools-to-easily-create-your-own-custom-linux-distro/2010/04/08

How to Create Screencasts in Linux: http://maketecheasier.com/create-screencasts-in-linux/2010/04/02

How to Use Dropbox in a Non-Gnome Environment: http://maketecheasier.com/use-dropbox-in-non-gnome-environment/2010/03/17

How to Run Fullscreen Games In Linux With Dual Monitors: http://maketecheasier.com/run-fullscreen-games-in-linux-with-dual-monitors/2010/03/01

Better Linux Package Management with Checkinstall: http://maketecheasier.com/better-linux-package-management-with-checkinstall/2010/02/23

Beginner’s Guide to Fluxbox Configuration: http://maketecheasier.com/beginners-guide-to-fluxbox-configuration/2010/01/19

---------------------- Năm 2009 ----------------------

How to Speed Up Browsing on All Platforms with Namebench: http://maketecheasier.com/speed-up-browsing-on-all-platforms-with-namebench/2009/12/10

Linux: Improve Your Battery Life With PowerTOP: http://maketecheasier.com/improve-your-battery-life-with-powertop/2009/10/01

Gnome Shell – Your Next Desktop Environment: http://maketecheasier.com/gnome-shell-your-next-desktop-environment/2009/09/09

How to Run 32-bit Apps in 64-bit Linux: http://maketecheasier.com/run-32-bit-apps-in-64-bit-linux/2009/08/10

How to Install Software from a Tarball in Linux: http://maketecheasier.com/install-software-from-a-tarball-in-linux/2009/06/25

Ubuntu: How to Mount iso, Bin And Cue Files Directly From Nautilus: http://maketecheasier.com/mount-iso-bin-and-cue-files-from-nautilus/2009/05/23

Gmail Notifier For Ubuntu 9.04: http://maketecheasier.com/gmail-notifier-for-ubuntu-904/2009/05/11

Taking LXDE For a Test Drive: http://maketecheasier.com/taking-lxde-for-a-test-drive/2009/04/22

How To Auto-mount Your NTFS Partition In Ubuntu: http://maketecheasier.com/auto-mount-your-ntfs-partition-in-ubuntu/2009/04/14

How To Control Your CPU Frequency In Ubuntu: http://maketecheasier.com/how-to-control-your-cpu-frequency-in-ubuntu/2009/04/10

How To Shrink Your Virtualbox VM And Free Up Space For Your Hard Disk: http://maketecheasier.com/shrink-your-virtualbox-vm/2009/04/06

How To Configure A Firewall In Linux Using Firestarter: http://maketecheasier.com/configure-a-firewall-in-linux-using-firestarter/2009/03/29

Making The Linux Command Line A Little Friendlier: http://maketecheasier.com/making-the-linux-command-line-a-little-friendlier/2009/03/19

Auto-Unlock Keyring Manager In Ubuntu Intrepid: http://maketecheasier.com/auto-unlock-keyring-manager-in-ubuntu-intrepid/2009/03/14

Clean Up And Regain Your Disk Space With Bleachbit: http://maketecheasier.com/clean-up-and-regain-your-disk-space-with-bleachbit/2009/03/13

The Ultimate Guide To Manage Your Audio/Video Files In Linux: http://maketecheasier.com/the-ultimate-guide-to-manage-your-audiovideo-files-in-linux/2009/03/03

Things You Need To Know To Become An Apt Guru: http://maketecheasier.com/become-an-apt-guru/2009/02/24

How To Resize And Create Partitions With Gnome Partition Editor (GParted): http://maketecheasier.com/resize-create-partitions-with-gnome-partition-editor-gparted/2009/01/06

How To Access Gmail on your Desktop: http://maketecheasier.com/access-gmail-on-your-desktop/2009/01/05

Dropbox: Backs Up and Syncs Files From Your Desktop: http://maketecheasier.com/dropbox-backs-up-and-syncs-files-from-your-desktop/2008/09/15

---------------------- Năm 2008 ----------------------

Nitrogen: A Background Setter For Lightweight Desktop Manager: http://maketecheasier.com/nitrogen-a-background-setter-for-lightweight-desktop-manager/2008/12/02

10 Of The Best Linux Desktop Customization Screenshots To Inspire Your Creativity: http://maketecheasier.com/10-of-the-best-linux-desktop-customization-screenshots-to-inspire-your-creativity/2008/11/28

How To Share Files In VirtualBox With Vista Guest And Ubuntu Host: http://maketecheasier.com/share-files-in-virtualbox-between-vista-guest-ubuntu-host/2008/11/12

How to Create A Minimal And Beautiful Desktop With Conky: http://maketecheasier.com/how-to-create-a-minimal-and-beautiful-desktop-with-conky/2008/10/30

Tweak Your Ubuntu The Easy Way: http://maketecheasier.com/tweak-your-ubuntu-the-easy-way/2008/09/10

Useful Shortcut Keys In Ubuntu: http://maketecheasier.com/useful-shortcut-keys-in-ubuntu/2008/07/14

Ubuntu Hardy: How To Disable Synaptics Touchpad When Typing: http://maketecheasier.com/ubuntu-hardy-disable-synaptics-touchpad-when-typing/2008/06/24

What’s New In Screenlets?: http://maketecheasier.com/whats-new-in-screenlets/2008/06/07

[HowTo] Set Terminal As a Transparent Wallpaper In Your Ubuntu Desktop: http://maketecheasier.com/terminal-as-transparent-wallpaper-in-ubuntu/2008/05/21

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

Cài đặt, tùy biến Archlinux ĐẸP, Tiện Dụng mà vẫn nhẹ nhàng - Phần 1

Nếu đã từng sử dụng giao diện đồ họa KDE, chắc bạn sẽ ít còn muốn chuyển sang các loại giao diện khác. Đó là vì KDE có cái vẻ bóng bẩy, lịch lãm, mà đến MacOS chưa chắc đã hấp dẫn bằng. Ngoài ra, KDE còn rất tiện dụng nữa. Cũng do vậy mà KDE không thích hợp với máy tính cấu hình yếu.

Đối với Archlinux, ta có thể thoải mái xây dựng hệ thống theo nhiều cách khác nhau. Tôi thích vẻ đẹp của KDE, nhưng tôi cũng muốn một hệ thống tương đối nhanh nhẹn, nhẹ nhàng. Do đó, tôi chọn kết hợp giữa KDEmod-minimal (từ dự án Chakra) với các gói phần mềm nhẹ từ các dự án khác.

Từ KDEmod
(Mức chiếm dụng tài nguyên trên Archlinux 64-bit)


Bước 1 - Cài đặt Archlinux phần cơ bản

Tham khảo bài viết: http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/cai-at-archlinux-201005-phan-1.html

Lưu ý ở bài viết này:

- Ở Bước 6 - Chỉnh sửa các file cấu hình, Mục 4- Sửa file pacman.conf: Bạn nhớ thêm kho của KDEmod luôn nhé, vì ta sẽ sử dụng đến

- Ở Bước 6 - Chỉnh sửa các file cấu hình, Mục 5- Sửa file mirrorlist: Ngoài máy chủ ftp.tku.edu.tw (Taiwan) ta cũng nên kích hoạt thêm một vài máy chủ khác, để đề phòng khi máy chủ này có sự cố. Khi kích hoạt nhiều máy chủ thì máy chủ đứng trên sẽ được ưu tiên hơn máy chủ đứng dưới.

Dưới đây là các máy chủ tôi hay dùng, xếp theo thứ tự ưu tiên (Nội dung trong file "/etc/pacman.d/mirrorlist"):

# Taiwan
Server = http://ftp.tku.edu.tw/Linux/ArchLinux/$repo/os/$arch
Server = http://www.mirror.tw/pub/ArchLinux/$repo/os/$arch

# Japan
Server = http://ftp.jaist.ac.jp/pub/Linux/ArchLinux/$repo/os/$arch

# Australia
Server = http://mirror.internode.on.net/pub/archlinux/$repo/os/$arch


Tham khảo thêm: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/cai-at-archlinux-bang-file-iso-tu-trong.html
và: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/cai-at-archlinux-bang-file-iso-tu-trong_02.html


Bước 2 - Thêm người dùng, SUDO, cài đặt Alsa (âm thanh), Xorg (môi trường đồ họa cơ bản), và một số gói phần mềm thông dụng...

Tham khảo bài viết: http://tutroc77.blogspot.com/2010/06/cai-at-archlinux-201005-phan-2.html
(Đã UPDATE ngày 15-07-2010)

Lưu ý ở bài viết này: Chỉ tham khảo đến hết phần cài đặt fonts ở mục 7 thôi nhé


Bước 3 - Cài đặt KDEmod-minimal

Trước tiên phải khai báo máy chủ để cài đặt KDEmod.
Tham khảo ở bước 1, hoặc tại: http://chakra-project.org/download-kdemod.html

Cập nhật hệ thống:

pacman -Sy
pacman -Su


Cài đặt KDEmod-minimal:

pacman -S kdemod-minimal

Thêm KDM vào danh sách DAEMONS trong file /etc/rc.conf:

DAEMONS=(@syslog-ng dbus hal @network @alsa kdm)

Gói KDEmod-minimal có thể thiếu nhiều thứ mà đa số chúng ta đều cần, như: chương trình xem ảnh, trình đọc tài tiệu và PDF, trình quản lý âm lượng, trình quản lý kết nối mạng, gói hỗ trợ đọc và ghi cho định dạng NTFS... Nhưng KDEmod-minimal đã có sẵn một trình nghe nhạc và xem phim là VLC rất hay.


Bước 4 - Cài đặt các gói bổ xung thiết yếu:

Lưu ý: Có thể cài đặt nhiều gói hoặc nhóm chỉ bằng 1 lệnh:

pacman -S tên-1 tên-2 tên-3 tên...


Dưới đây là danh sách các gói phần mềm ta nên cài:

Các fonts chữ thông dụng (3 gói đầu có thể bạn đã cài rồi):
ttf-bitstream-vera, ttf-dejavu, ttf-ms-fonts, ttf-freefont, ttf-liberation (Tại AUR còn có gói ttf-tahoma)

Các gói bổ xung cho Alsa:
alsa-plugins, gstreamer0.10-base-plugins, gstreamer0.10-ffmpeg, gstreamer0.10-good-plugins, gstreamer0.10-bad-plugins, gstreamer0.10-ugly-plugins

Gói hỗ trợ đọc và ghi cho định dạng NTFS: ntfs-3g

Gói hỗ trợ Mount và AutoMount: gvfs

Giao diện cho trình quản lý đăng nhập KDM: archlinux-themes-kdm

Gói quản lý giao diện cho các ứng dụng GTK trong môi trường KDE: gtk-qt-engine

Quản lý âm lượng: kdemod-kdemultimedia-kmix


Trình quản lý mạng: wicd

Lưu ý: phải thêm WICD vào danh sách DAEMONS trong file /etc/rc.conf:

DAEMONS=(@syslog-ng dbus hal !network @wicd @alsa kdm)


Trình soạn thảo: mousepad

Trình xem ảnh: gpicview

Trình đọc tài liệu và PDF: kdemod-kdegraphics-okular

Trình quản lý tập tin nén:
squeeze (Nên cài thêm các gói: p7zip, zip, uzip, urar)

Nếu bạn quen dùng quản lý gói của KDE thì thay "squeeze" bằng "kdemod-kdeutils-ark"

Trình duyệt Web: chromium
(Cái này có khi còn chiếm nhiều tài nguyên hơn Firefox, nhưng được cái nhanh)

Trình ghi đĩa:
recorder (Nên cài thêm các gói: vcdimager, cdrdao, vorbis-tools, mpg123)

Trình quản lý, biên tập các ổ đĩa và phân vùng:
gparted (Nên cài thêm các gói: e2fsprogs, dosfstools, ntfsprogs)

Từ điển quốc tế: goldendict

Bộ công cụ Office: openoffice-vi

Trình theo dõi, quản lý các tiến trình đang chạy: lxtask
hoặc: htop

Trình chụp ảnh màn hình: kdemod-kdegraphics-ksnapshot
hoặc: xfce4-screenshooter

Plugin để chạy Flash cho các trình duyệt:

- Đối với Archlinux i686: flashplugin

- Đối với Archlinux x86_64: flashplugin-native64lib32-flashplugin (Không có trong kho chính thức, chỉ có ở AUR)

Java nguồn mở: openjdk6


Xin tạm dừng!
Hẹn gặp lại ở phần 2: Cài đặt các gói từ AUR (Trong đó có bộ gõ Tiếng Việt "ibus-unikey"), và tùy biến giao diện KDE.

Xem bài viết này và các trao đổi trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10246

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Archlinux và HP Probook 4515s - Thực chất vấn đề

Tiếp theo bài viết trước: Archlinux x86_64 không dễ dàng với HP Probook 4515s

Quyết định kiểm tra lại chính xác lý do máy tính thỉnh thoảng không khởi động được:

Chạy lệnh:
$ dmesg | lsmod

Được kết quả: (chỉ trích dẫn có các mục liên quan đến card màn hình và 2 card mạng)

Module              Size Used by
................................
wl               1944142 0
................................
lib80211_crypt_tkip 8421 0
lib80211            3942 2 wl,lib80211_crypt_tkip
sky2               45323 0
................................
radeon            707496 2
ttm                46389 1 radeon
drm_kms_helper     23796 1 radeon
drm               160401 4 radeon,ttm,drm_kms_helper
i2c_algo_bit        5031 1 radeon
i2c_core           17959 6 ...radeon,drm_kms_helper,drm...
................................


Sau đó thử 2 trường hợp:

TRƯỜNG HỢP 1 - Nội dung file rc.conf:

MOD_AUTOLOAD=(yes)
MODULES=(!amd64_edac_mod drm_kms_helper drm radeon ttm i2c-algo-bit i2c-core)


KẾT QUẢ: Khi khởi động máy tính chạy qua được giai đoạn load MODULES, treo ở giai đoạn UDEV (MOD_AUTOLOAD)

TRƯỜNG HỢP 2 - Nội dung file rc.conf:

MOD_AUTOLOAD=(yes)
MODULES=(!amd64_edac_mod sky2 lib80211_crypt_tkip wl lib80211)


KẾT QUẢ: Máy tính khởi động tốt

LƯU Ý: thứ tự của các module trong mục MODULES đúng theo thứ tự trong kết quả của lệnh:
$ hwdetect --modules

KẾT LUẬN: Nguyên nhân máy tính bị treo là do hai card mạng Marvell EthernetBroadcom BCM4312 xung đột trong quá trình UDEV

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Archlinux x86_64 không dễ dàng với HP Probook 4515s

Đây là một khó khăn lớn tôi gặp phải với hệ điều hành Archlinux, phiên bản 64-bit (x86_64), trên Laptop HP Probook 4515s:

* Biểu hiện: Máy tính thỉnh thoảng bị treo khi đang trong tiến trình UDEV (tự động dò tìm phần cứng)

** Phỏng đoán: Có vấn đề với Firmware hoặc card màn hình ATI Radeon HD 3200 (đã cài driver là xf86-video-ati)

*** XỬ LÝ:

Sửa mục: MOD_AUTOLOAD=(yes) trong file "/etc/rc.conf", thành ra: MOD_AUTOLOAD=(no)
(Mục đích: vô hiệu UDEV)

Khởi động vào Archlinux ở chế độ dòng lệnh, rồi chạy lệnh:
# dmesg | grep firmware
(để biết module nào cần thêm firmware, và có thiếu firmware nào)

Được kết quả: ............................................
r600_cp: Failed to load firmware "radeon/R600_rlc.bin"
[drm:r600_startup] *ERROR* Failed to load firmware!

Search trên forum của Archlinux với thông tin trên tôi đã tìm ra cách xử lý:
Cài gói "radeon_ucode""radeon-initrd" trên AUR.

Sau đó thêm module "radeon" vào sau "base""udev" trong mục HOOKS của file "/etc/mkinitcpio.conf"

Rồi chạy lệnh:
# mkinitcpio -p kernel26 (để build lại nhân linux)

Khi sửa lại file "rc.conf" như cũ rồi khởi động lại thì kết quả còn tệ hơn.
Vậy, chỉ còn khả năng chế độ KMS của nhân linux nhằm hỗ trợ card màn hình ATI gây ra lỗi.

Tôi lại sửa file "rc.conf":
MOD_AUTOLOAD=(yes) thì sửa thành: MOD_AUTOLOAD=(no)
MODULES=() thì sửa thành: MODULES=(sky2)
(Mục đích: nạp driver cho card mạng Marvell Ethernet, để có thể nối mạng Internet)

Khởi động vào Archlinux ở chế độ dòng lệnh, cài gói "hwdetect" rồi chạy lệnh:
# hwdetect --modules >> /tmp/4515mod.log
(để ghi danh sách module - driver của máy tính vào file "/tmp/4515mod.log")

Được kết quả: MODULES=(..... amd64_edac_mod ..... drm_kms_helper .....)

Cuối cùng, tôi sửa file "rc.conf" như sau thì có vẻ ổn:
MOD_AUTOLOAD=(yes)
MODULES=(!amd64_edac_mod !drm_kms_helper sky2 bluetooth rfkill wl lib80211)

** Giải thích thêm:

1- Khi thử nghiệm cho MODULES load tất cả các module có trong danh sách trong file "/tmp/4515mod.log" thì tôi phát hiện ra có cả lỗi với "amd64_edac_mod"

2- "drm_kms_helper" liên quan đến chế độ KMS của nhân Linux

3- UDEV không nhận được Card Wifi của tôi (Broadcom BCM4312 - đã cài driver là broadcom-wl từ AUR) nên tôi cũng phải thêm "wl""lib80211" vào mục MODULES trong "rc.conf". Tiện thể tôi cho luôn "sky2", "bluetooth""rfkill" cho chắc ăn.

(Lưu ý: Danh sách trong file "/tmp/4515mod.log" có đủ cả sky2, bluetooth, rfkill, wl và lib80211)

QUAN TRỌNG: Xem tiếp bài viết sau: Archlinux và HP Probook 4515s - Thực chất vấn đề

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2010

Giới thiệu Blog của anh ZXC232

Hồi mới tìm hiểu về Linux, ngoài việc search ở Google, xem thông tin tại DistroWatch và đọc WIKI tại trang Web của các Distro Linux, thì còn có 2 nơi mà tôi đã học hỏi được nhiều điều. Đó là forum Ubuntu-VN (forum.ubuntu-vn.org) và Blog của anh ZXC232 (http://zxc232.wordpress.com)

Phải nói, anh ZXC232 là một người am hiểu và rất say mê với Linux, cũng như với Phần mềm nguồn mở (PMNM). Số lượng bài viết của anh trong hơn 3 năm qua là khá lớn, và nói chung là rất có chất lượng.

Đây là đường link tới một số bài viết trên Blog của anh:

Đôi lời tâm tình với người mới tìm hiểu Linux: http://zxc232.wordpress.com/2010/02/05/doi-di%E1%BB%81u-tam-tinh-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%9Bi-tim-hi%E1%BB%83u-linux/

LÀM GÌ SAU KHI CÀI XONG UBUNTU 9.10 (và các bản Linux khác): http://zxc232.wordpress.com/2009/11/03/lam-gi-sau-khi-cai-xong-ubuntu-9-10-va-cac-b%E1%BA%A3n-linux-khac/

Cài máy in Canon dùng driver CAPT trong Ubuntu từ 9.04 đến 10.04 (32 và 64bit): http://zxc232.wordpress.com/2010/05/18/cai-may-in-canon-dung-driver-capt-trong-ubuntu-10-04-32-va-64bit/

Cài máy in Canon trong Mandriva 2009: http://zxc232.wordpress.com/2009/03/23/cai-may-in-canon-trong-mandriva-2009/

Vài thứ lặt vặt: http://zxc232.wordpress.com/2010/06/28/vai-th%E1%BB%A9-l%E1%BA%B7t-v%E1%BA%B7t/

Ghi chép về giao diện đồ họa và card màn hình (phần 2): http://zxc232.wordpress.com/2010/05/14/ghi-chep-v%e1%bb%81-giao-di%e1%bb%87n-d%e1%bb%93-h%e1%bb%8da-va-card-man-hinh-ph%e1%ba%a7n-2/

PCLinuxOS 2010: http://zxc232.wordpress.com/2010/04/27/pclinuxos-2010/

Linux kernel làm việc như thế nào?: http://zxc232.wordpress.com/2010/03/31/linux-kernel-lam-vi%e1%bb%87c-nh%c6%b0-th%e1%ba%bf-nao/

LinuxLinks, cổng thông tin tổng hợp về Linux-phần mềm nguồn mở: http://zxc232.wordpress.com/2009/03/02/linuxlinks-c%E1%BB%95ng-thong-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-v%E1%BB%81-linux-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-ngu%E1%BB%93n-m%E1%BB%9F/

Dọn dẹp Ubuntu (và các bản Linux khác): http://zxc232.wordpress.com/2010/03/08/d%E1%BB%8Dn-d%E1%BA%B9p-ubuntu/

Đòn quyết định của Chính phủ về phần mềm nguồn mở: http://zxc232.wordpress.com/2009/01/03/cu-ra-don-quy%E1%BA%BFt-d%E1%BB%8Bnh-c%E1%BB%A7a-chinh-ph%E1%BB%A7-v%E1%BB%81-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-ngu%E1%BB%93n-m%E1%BB%9F/

Bạn đang dùng Linux? Có lẽ bạn còn chưa biết những điều này!: http://zxc232.wordpress.com/2008/05/02/b%E1%BA%A1n-dang-dung-linux-co-l%E1%BA%BD-b%E1%BA%A1n-con-ch%C6%B0a-bi%E1%BA%BFt-nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%81u-nay/

Phần mềm xử lý ảnh GIMP và GIMPshop: http://zxc232.wordpress.com/2008/01/03/ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-x%E1%BB%AD-ly-%E1%BA%A3nh-gimp-va-gimpshop/

Một số extension có ích của OpenOffice: http://zxc232.wordpress.com/2008/12/30/extension-cua-openoffice/

Vài thủ thuật cho OpenOffice Writer: http://zxc232.wordpress.com/2009/11/20/vai-th%E1%BB%A7-thu%E1%BA%ADt-openoffice-writer/

Vụ triển khai Linux lớn nhất, tiết kiệm nhất, độc đáo nhất trong giáo dục: http://zxc232.wordpress.com/2009/02/20/v%E1%BB%A5-tri%E1%BB%83n-khai-linux-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-ti%E1%BA%BFt-ki%E1%BB%87m-nh%E1%BA%A5t-trong-giao-d%E1%BB%A5c/

Lược sử Linux và ngành nghiên cứu vũ trụ: http://zxc232.wordpress.com/2009/02/25/l%C6%B0%E1%BB%A3c-s%E1%BB%AD-linux-va-nganh-nghien-c%E1%BB%A9u-vu-tr%E1%BB%A5/

Phần mềm sạch: http://zxc232.wordpress.com/2010/05/21/ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-s%E1%BA%A1ch/

Làm cho Linux nhanh hơn, nhẹ hơn và mạnh hơn: http://zxc232.wordpress.com/2009/10/28/lam-cho-linux-nhanh-h%C6%A1n-nh%E1%BA%B9-h%C6%A1n-va-m%E1%BA%A1nh-h%C6%A1n/

Làm gì sau khi cài Mandriva 2010.0: https://writer.zoho.com/public/zxc232/L%C3%A0m-g%C3%AC-sau-khi-c%C3%A0i-Mandriva-20101

Tủ áo của Linux: http://zxc232.wordpress.com/2009/09/04/t%E1%BB%A7-ao-c%E1%BB%A7a-linux/

Tổng kết hơn ba năm trời làm Đông Ki sốt!: http://zxc232.wordpress.com/2010/02/17/t%e1%bb%95ng-k%e1%ba%bft-h%c6%a1n-hai-nam-tr%e1%bb%9di-lam-dong-ki-s%e1%bb%91t/

Thay đổi màn hình khởi động, đăng nhập, nền: http://zxc232.wordpress.com/2010/06/04/thay-doi-man-hinh-khoi-dong-dang-nhap-nen/

Linux hay GNU/Linux và cấu trúc nhân Linux: http://zxc232.wordpress.com/2009/01/16/linux-hay-gnulinux-va-c%E1%BA%A5u-truc-nhan-linux/

Thêm một bộ công cụ tùy biến Linux: Ailurus: http://zxc232.wordpress.com/2010/06/03/them-m%E1%BB%99t-b%E1%BB%99-cong-c%E1%BB%A5-tuy-bi%E1%BA%BFn-linux-ailurus/

Site này hay: alternativeto.net: http://zxc232.wordpress.com/2010/06/01/site-nay-hay-alternativeto-net/

Thử chạy phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế trên Ubuntu 10.04: http://zxc232.wordpress.com/2010/05/25/th%E1%BB%AD-ch%E1%BA%A1y-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-ke-khai-thu%E1%BA%BF-tren-ubuntu-10-04/

Multimedia trong Linux (sửa, bổ xung và hết): http://zxc232.wordpress.com/2009/12/21/multimedia-trong-linux-b%E1%BB%95-xung-va-h%E1%BA%BFt/

Vấn đề card màn hình trong Fedora 13 (tham khảo cho các bản Linux khác): http://zxc232.wordpress.com/2010/05/28/v%e1%ba%a5n-d%e1%bb%81-card-man-hinh-trong-fedora-13/


BỔ XUNG ngày 29/08/2010:

Chỉnh sửa, cải đặt thêm phần mềm cho Ubuntu 10.04: https://zxc232.wordpress.com/2010/05/19/ch%E1%BB%89nh-s%E1%BB%ADa-cai-d%E1%BA%B7t-them-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-cho-ubuntu-10-04/

Bàn trang điểm của Ubuntu: https://zxc232.wordpress.com/2010/08/27/ban-trang-di%e1%bb%83m-c%e1%bb%a7a-ubuntu/

CÀI ĐẶT Archlinux 2010.05 - Phần 2

Tài liệu cho người mới làm quen với Archlinux:
http://wiki.archlinux.org/index.php/Beginners%27_Guide


Show một bức hình của Archlinux 64-bit, sau khi cài đặt xong xuôi với giao diện Kdemod:

Từ Archlinux-install


Dưới đây là tổng quan các bước cài đặt tiếp theo để có một hệ thống Archlinux tương đối hoàn chỉnh. Chi tiết có thể search tại: http://wiki.archlinux.org/index.php/Main_Page


1- Cập nhật hệ thống:

# pacman -Syu


2- Thêm người dùng:

# adduser

--> Nhập tên người dùng:
--> Nhập mã UID: Thường là 1000 hoặc 500
--> Nhập têm nhóm chính của bạn: Thường là users
--> Nhập tên các nhóm phụ liền nhau, phân cách bởi dấu phẩy (Ví dụ: ...,video,audio,optical,...)

Các nhóm bạn nên nhập vào là: lp, wheel, log, games, network, video, audio, optical, floppy, storage, scanner, power, hal

--> Enter 4 lần
--> Nhập tên đầy đủ:
--> Yêu cầu vài thông tin nữa nhưng thường chỉ cần nhấn Enter bỏ qua (4 lần)
--> Nhập mật khẩu cho người dùng:

Vậy là xong

Bây giờ, nếu bạn đang từ người dùng hiện thời, mà muốn đăng nhập sang người dùng mới (có tên là "tu" chẳng hạn)
Gõ lệnh: su tu
Lệnh thoát ra: exit


3- Trao quyền SUDO cho người dùng:

Cài gói sudo:

# pacman -S sudo

Sửa file sudo:

# EDITOR=nano visudo

Thêm vào 1 dòng: tên_User    ALL=(ALL)  ALL
Ấn CTRL+O để lưu
Ấn CTRL+X để thoát


4- Cài đặt âm thanh:

# pacman -S alsa-utils

Sửa file /etc/rc.conf:

# nano /etc/rc.conf

Thêm alsa vào dòng DEAMONS (nằm dưới cùng) như sau:

DAEMONS=(@syslog-ng @network alsa)


5- Cài đặt X (môi trường đồ họa căn bản):

# pacman -S xorg hal dbus

Nếu bạn dùng máy tính xách tay thì cài thêm gói xf86-input-synaptics:

# pacman -S xf86-input-synaptics


Kiểm tra danh sách driver nguồn mở của các loại card đồ họa có trong kho của Archlinux:

# pacman -Ss xf86-video | less

Sử dụng mũi tên lên xuống để xem danh sách
Gõ "q" để thoát

Cài driver card đồ họa thích hợp với máy của bạn:

# pacman -Ss xf86-video-tên_phù_hợp

Nếu card của bạn là ATI hoặc NVIDIA thì có thể tìm trên wiki.archlinux.org để biết cách cài driver độc quyền, thay cho driver nguồn mở


Thêm dbus và hal vào danh sách DEAMONS trong file rc.conf:

# nano /etc/rc.conf

DAEMONS=(@syslog-ng dbus hal @network alsa)



Chuẩn bị để kiểm tra X:

# /etc/rc.d/hal start
# su ten_nguoi_dung_binh_thuong

$ cp /etc/skel/.xinitrc ~/
$ nano ~/.xinitrc


Thêm vào cuối cùng dòng sau: exec xterm
Ấn CTRL+O để lưu
Ấn CTRL+X để thoát


Kiểm tra X:

$ startx

Từ Archlinux-install

Thoát ra:

$ exit


6- Cài thêm một số gói phần mềm thông dụng:

- Gói hỗ trợ đọc và ghi NTFS:

# pacman -S ntfs-3g

- Gói hỗ trợ MountAutoMount:

# pacman -S gvfs

- Các gói bổ xung cho ALSA (âm thanh):

# pacman -S alsa-plugins gstreamer0.10-base-plugins gstreamer0.10-ffmpeg gstreamer0.10-good-plugins
# pacman -S gstreamer0.10-bad-plugins gstreamer0.10-ugly-plugins



7- Cài đặt môi trường đồ họa:

- Cài các fonts thông dụng:

$ sudo pacman -S ttf-ms-fonts ttf-dejavu ttf-bitstream-vera

- Cũng nên cài thêm 2 gói fonts sau:

$ sudo pacman -S ttf-freefont ttf-liberation


Có nhiều môi trường đồ họa để cài cho Archlinux như: KDE, KDEmod, GNOME, Xfce, Openbox, Fluxbox, LXDE, E17

Ở đây tôi chọn cài KDEmod thuộc dự án Chakra (http://chakra-project.org/)
Cấu hình pacman.conf để cài KDEmod tôi đã trình bày ở phần trước.

$ sudo pacman -S kdemod
$ sudo pacman -S gtk-qt-engine
$ sudo pacman -S archlinux-themes-kde archlinux-themes-kdm


Loại bỏ network, thêm networkmanager và kdm vào danh sách DEAMONS trong file rc.conf:

$ sudo nano /etc/rc.conf

DAEMONS=(@syslog-ng dbus hal !network @networkmanager @alsa kdm)

$ sudo restart



Thưởng thức :)

Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=10037&p=98543#p98543