Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

A-Metal-dark - Chủ đề đầu tay cho Bodhi Linux

Đối với tôi, việc tạo ra một giao diện vừa ý trên Bodhi Linux quả thực rất khó khăn. Vì Enlightenment (từ đây tôi viết tắt là E) chưa được sử dụng nhiều trong cộng đồng Linux, nên các Theme cho môi trường này chưa nhiều và do đó khó tìm được chủ để ưng ý (đẹp)

Dù E có khả năng tùy biến rất cao: Ta có thể chọn lựa từng thành phần trong các bộ Theme khác nhau để tạo ra giao diện cho mình. Nhưng vẫn khó mà có được sự ưng ý trong thời điểm hiện tại. Nhất là đối với các ứng dụng GTK (hầu hết ứng dụng tôi dùng đều là GTK), vì làm sao để chủ đề của E (theme) phải kết hợp hài hòa được với chủ đề GTK nữa

Tùy biến mãi vẫn không vừa ý. Cuối cùng, tôi đành mày mò chỉnh sửa bộ theme "A-Metal" của E, sao cho đồng bộ với chủ đề "Zukitwo-dark" của GTK. Đó là lý do chủ đề "A-Metal-dark" ra đời

Tôi định đưa bộ theme này lên trang http://exchange.enlightenment.org. Nhưng không hiểu sao, cứ đến cuối quá trình tải lên thì trình duyệt lại báo lỗi. Đành tạm thời đăng lên Blog này


BỔ SUNG ngày 03/01/2012: Đã đưa Theme này lên trang e17-stuff.org: http://e17-stuff.org/content/show.php?content=147951


Thông tin GIỚI THIỆU:


*** Tiếng Anh:

This theme is an editing of the A-Metal theme (Bodhi Linux), with four main changes are as follows:

1 - Change the Border into dark colors to perfectly match with the "Zukitwo-Dark" GTK theme. Of course, the relevant components are also modified accordingly

2 - All fonts used are "Droid Sans ..."

3 - Increase the font size from: 4 6 8 9 10 11 12 13 16 20 into the corresponding dimensions are: 5 7 9 10 12 13 14 15 18 24

4 - Change the logo

NOTE:
1 - GTK theme "Zukitwo-Dark" can be installed from the PPA webupd8team/themes

2 - If the screen has a resolution of 1024x768 or higher, you should set the magnification (Scaling factor) is 1.1, 1.15 or higher


*** Vietnamese:

Theme này là sự chỉnh sửa từ chủ đề A-Metal (Bodhi Linux), với 4 thay đổi chính như sau:

1- Đổi Border thành màu tối để có thể kết hợp hoàn hảo với "Zukitwo-Dark" GTK chủ đề. Tất nhiên, các thành phần liên quan cũng được chỉnh sửa cho phù hợp

2- Tất cả font chữ được sử dụng là "Droid Sans..."

3- Tăng kích thước các font chữ từ: 4 6 8 9 10 11 12 13 16 20
thành các kích thước tương ứng là: 5 7 9 10 12 13 14 15 18 24

4- Thay đổi Logo

LƯU Ý:
1- Chủ đề GTK "Zukitwo-Dark" có thể cài đặt từ PPA webupd8team/themes

2- Nếu màn hình có độ phân giải 1024x768 hoặc cao hơn, bạn nên thiết lập độ phóng đại (Scaling factor) bằng 1.1, 1.15 hoặc cao hơn



Ảnh chụp màn hình (GIAO DIỆN):









Link DOWNLOAD:

http://ubuntuone.com/2mrT9WjSJ8Z7dWTdvABvVt



Xem bài viết này và bình luận trên Diễn đàn Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=16382&p=151045#p151045

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Tùy biến Ubuntu 11.10 giao diện GNOME Shell, kết hợp ưu điểm UNITY và GNOME 2

Xin lưu ý các bạn, Ubuntu 11.10 với giao diện mặc định là Unity có nhiều điều mới lạ. Do đó, trước tiên bạn nên nghiên cứu kỹ 3 bài viết dưới đây, nhất là nếu muốn chuyển sang sử dụng giao diện Gnome-Shell:

- 14 điều cần làm sau khi cài Ubuntu 11.10 Oneiric Ocelot
(Dịch từ: http://www.techdrivein.com/2011/10/15-things-i-did-after-installing-new.html)

- Làm gì sau khi cài đặt ubuntu 11.10
(Dịch từ: http://www.webupd8.org/2011/10/things-to-tweak-after-installing-ubuntu.html)

- 8 Things I did After Installing GNOME Shell in Brand New Ubuntu 11.10


Bây giờ, quay trở lại vấn đề chính, khi so sánh giữa Gnome-Shell (Gnome 3), Unity và Gnome 2, tôi cho rằng, giao diện hay nhất phải là nền tảng Gnome-Shell, kết hợp với ít nhất là 4 ưu điểm sau đây của Unity và Gnome 2:

1- Hợp nhất giữa Titlebar (Thanh tiêu đề của các ứng dụng) với thanh Panel trên cùng của UNITY. Chức năng này đặc biệt giá trị với màn hình nhỏ hơn hoặc bằng 15inch

2- Các nút điều khiển Windows (Cửa sổ - giao diện của các chương trình ứng dụng) nằm bên tay trái trong UNITY. Về mặt khoa học thì việc bố trí này tối ưu với cử động của người thuận tay phải khi điều khiển chuột

(Cũng như vậy, hành động vẩy chuột lên góc trái trên cùng của màn hình trong GNOME 3 để hiển thị OverView là tối ưu đối với người thuận tay phải)

3- Windows List (Danh sách các ứng dụng đang chạy) trên thanh Panel của GNOME 2

4- Tổ hợp phím Alt+Tab trong GNOME 2 dùng để chuyển đổi giữa các Cửa sổ ứng dụng (Alt+Tab trong Gnome 3 là chuyển đổi giữa các Ứng dụng)


Không quá khó để làm được việc kết hợp này, bằng cách dựa vào một số Extension cho Gnome-Shell từ các nguồn trên Internet, cụ thể như sau:

- Yêu cầu: Phải cài trước 2 gói "gnome-tweak-tool" và "gconf-editor"

2 bức ảnh chụp màn hình Ubuntu giao diện Gnome-Shell của tôi, sau khi chỉnh sửa:

- Không có thanh Title Bar trên ứng dụng LibreOffice (đang phóng to hết cỡ):



- Màn hình OverView (khi vẩy chuột lên góc trái trên cùng của màn hình):




Phần 1 - Hợp nhất giữa Titlebar với Panel:
(Nguồn: Get Unity-like Window Buttons on the top Gnome Shell Bar)

Cần làm 2 việc:

1- Cài gói "gnome-shell-extension-window-buttons" từ kho PPA "webupd8team/gnome3", bằng cách chạy lần lượt 3 lệnh:

sudo add-apt-repository ppa:webupd8team/gnome3
sudo apt-get update
sudo apt-get install gnome-shell-extension-window-buttons


Sau đó khởi động lại GNOME 3 (nhấn tổ hợp phím "Alt+F2" rồi chạy lệnh "r"), rồi dùng công cụ gnome-tweak-tool, vào mục Shell Extension và kích hoạt phần mở rộng "Window Buttons Extension"


2- Ẩn thanh Titlebar khi phóng to hết cỡ các Windows:

- Cài gói "maximus"
- Mở công cụ gconf-editor, vào mục Apps, vào tiếp mục Maximus rồi kích hoạt biến "no_maximize" như hình này:



Sau đó khởi động lại GNOME 3 (nhấn tổ hợp phím "Alt+F2" rồi chạy lệnh "r") là xong


Phần 2 - Chuyển các nút điều khiển Windows sang phía trái:

Cũng dùng gconf-editor, vào mục Desktop, vào Gnome, vào tiếp mục Shell, rồi vào mục Windows để sửa biến button_layout thành: "close,maximize,minimize:" như hình này:





Phần 3 - Bổ sung Windows List trên Panel:

Cài thêm phần mở rộng "mgse-windowlist" (của Linux Mint 12) từ kho PPA "webupd8team/gnome3"

Kho webupd8team/gnome3 PPA thì đã thêm vào từ Phần 1, bây giờ chỉ việc cài gói mgse-windowlist, sau đó khởi động lại GNOME 3, rồi kích hoạt phần mở rộng "Windows List Extension" (thông qua công cụ gnome-tweak-tool) là xong

- Các Extension cho Gnome Shell tôi sử dụng:



Khi đã cài Windows List, thì nên chuyển Đồng hồ trên Panel sang góc bên phải (mặc định đồng hồ nằm ở giữa thanh Panel), bằng cách dùng Firefox, truy cập trang "https://extensions.gnome.org/extension/2/move-clock/", rồi nhấn chuột vào biểu tượng On/Off ở góc trên bên trái trong trang này, để kích hoạt "Frippery Move Clock" như hình này:



(Hoặc đọc trang "http://intgat.tigress.co.uk/rmy/extensions/index.html", rồi tự làm theo hướng dẫn)


Phần 4 - Dùng tổ hợp phím Alt+Tab để chuyển đổi giữa các "Windows":

Cài thêm phần mở rộng "mgse-alttab" (của Linux Mint 12) từ kho PPA "ikoinoba/ppa":

sudo add-apt-repository ppa:ikoinoba/ppa
sudo apt-get update
sudo apt-get install mgse-alttab


Sau đó khởi động lại GNOME 3, rồi kích hoạt phần mở rộng "Alt Tab Extension" là xong


Trong PPA này, còn có 3 phần mở rộng mà bạn rất nên cài:

mgse-mediaplayer
mgse-noa11y
mgse-smartoverview



Phần 5 - Các thành phần của giao diện Gnome-Shell tôi sử dụng:




Phần 6 - Các bài viết nên tham khảo thêm:

- How to Install and Manage GNOME Shell Themes in Ubuntu 11.10 Using Extension?

- Thủ thuật GNOME 3

- 7 Best GNOME Shell Extensions, Install in Ubuntu 11.10 Oneiric via PPA

- Five Useful GNOME Shell Extensions


Xem bài viết này và bình luận trên Diễn đàn Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=69&t=18179

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Vài hình ảnh Linux Mint 12 chạy Live

Tôi chưa có thời gian cài vào máy, mới chỉ chạy thử trên USB (bản DVD). Dưới đây là vài bức ảnh chụp màn hình

- Ảnh thứ 1: Giao diện gần như mặc định, chỉ đổi "shell theme" thành Mint-Z-Dark




- Ảnh thứ 2 (Từ ảnh này đã tắt thanh Shell ở dưới đáy màn hình): Giao diện GNOME 3 khi vẩy chuột lên góc trái trên cùng màn hình, vào phần Ứng dụng, mục Văn phòng




- Ảnh thứ 3: Ấn phím "Windows" (Linux gọi là phím Super) rồi gõ ký tự "j" để tìm phần mềm Jockey (Additional Drivers), phần mềm giúp cài các Drivers nguồn dóng như card màn hình ATI, NIDVIA, card wifi BROADCOM...




- Ảnh thứ 4: Giao diện kiểu GNOME 2 khi ấn tổ hợp phím "Alt + Tab"




- Ảnh thứ 5: Khi ấn phím "Windows" hoặc vẩy chuột lên góc trái trên cùng màn hình để vào giao diện GNOME 3 vẫn có thể truy cập Menu kiểu GNOME 2




- Ảnh thứ 6: GNOME 3 đúng là có những điểm rất tiện lợi





Xem bài viết này và bình luận:

- Trên Diễn đàn Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=18014

- Trên diễn đàn Tinhte: http://www.tinhte.vn/f79/tin-tuc-linux-mint-12-xung-dang-de-cho-doi-924732/index2.html

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Cách cài máy in Canon LBP 2900 trên Ubuntu 11.10 bản 32-bit (bổ sung ngày 07/12/2011)

Cách cài này có tham khảo từ trang web: https://help.ubuntu.com/community/CanonCaptDrv190

Lưu ý: Rất nhiều máy in Canon sử dụng driver CAPT có thể cài được theo cách này. Danh sách chi tiết xem ở trang Web bên trên

Tôi chưa thử trên Ubuntu 11.10 64-bit, nhưng trên Lubuntu 11.10 64-bit tôi đã không thành công với cách cài này.

Cách cài này gồm 9+1 bước như sau:


Bước 1: Click chuột vào liên kết sau để tải về gói Driver Canon Linux CAPT 2.3 Driver

- Sau đó giải nén file này ra, bên trong nó có thư mục "32-bit_Driver/Debian"

- Trong thư mục "Debian" có 2 file là (1) "cndrvcups-common_2.30-1_i386.deb" và (2) "cndrvcups-capt_2.30-1_i386.deb"

- Ta sẽ cài lần lượt file (1) rồi đến file (2)

- Nhưng trước đó, ta phải tải về và cài gói "gs-esp"


Bước 2: Tải gói "gs-esp" tại địa chỉ: http://packages.debian.org/squeeze/all/gs-esp/download

- Cài nó rồi cài (1) và (2) như đã nói ở trên


Bước 3: Trong Cửa sổ lệnh (Terminal), chạy lần lượt 3 lệnh sau:

sudo mkdir /var/ccpd
sudo mkfifo /var/ccpd/fifo0
sudo chown -R lp:lp /var/ccpd


Đối với Linux Mint 12 bản chính (GNOME), tôi đã phải chạy thêm 2-3 lệnh sau:

sudo chmod 777 /var/ccpd/fifo0
sudo chown root /var/ccpd/fifo0
sudo gpasswd -a tu lp

(Lệnh thứ 3 cần thiết nếu chia sẻ máy in cho máy ảo)

Ghi chú: "tu" là tên User của tôi, "lp" là tên nhóm của Máy in


Bước 4: Trong Cửa sổ lệnh (Terminal), chạy lệnh:

sudo service cups restart


Bước 5: Trong Cửa sổ lệnh (Terminal), chạy lệnh:

sudo /usr/sbin/lpadmin -p LBP2900 -m CNCUPSLBP2900CAPTK.ppd -v ccp://localhost:59787 -E

- Các mày in khác thì thay "LBP2900" (lưu ý có 2 chỗ) bằng tên khác cho phù hợp


Bước 6: Trong Cửa sổ lệnh (Terminal), chạy lệnh:

sudo /usr/sbin/ccpdadmin -p LBP2900 -o /dev/usb/lp0

- Các mày in khác thì thay "LBP2900" bằng tên khác cho phù hợp

- Nếu việc cài đặt Ok thì kết quả của lệnh trên có dạng như sau:


CUPS_ConfigPath = /etc/cups/
LOG Path        = None
UI Port         = 59787

Entry Num  : Spooler : Backend : FIFO path : Device Path   :
Status
-------------------------------------------------------------------
    [0]    : LBP2900 : ccp : //localhost:59787 : /dev/usb/lp0  :
New!!



Bước 7: Trong Cửa sổ lệnh (Terminal), chạy lệnh:

sudo nano /etc/modprobe.d/blacklist-cups-usblp.conf

- Thêm dấu "#" (dấu thăng, không có dấu ngoặc kép) vào đầu dòng cuối cùng (dòng có nội dung là: "blacklist usblp")

Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O để lưu file, Enter, xong rồi nhấn Ctrl+X để thoát khỏi trình soạn thảo nano


Bước 8: Trong Cửa sổ lệnh (Terminal), chạy lệnh:

sudo service ccpd start


Bước 9: In thử


Bước 10: Nên đặt lệnh tắt hoặc phím tắt cho lệnh sau:

captstatusui -P LBP2900

Để biết lý do và công dụng của lệnh trên, tham khảo bài viết: CÀI MÁY IN Canon LBP 2900 trên Ubuntu 10.04 cả 2 phiên bản 32-bit (i386) và 64-bit (amd64)

tại:
http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/cai-may-in-canon-lbp-2900-tren-ubuntu.html
hoặc:
http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=55&t=9452


Lưu ý: Nên tham khảo bài viết bên trên để biết cách Disable máy in LBP2900-2, cách đặt thêm lệnh tắt và công dụng của 1 trong 2 (hoặc cả 2) chuỗi lệnh sau:

sudo /etc/init.d/ccpd start && sudo /etc/init.d/cups restart
sudo /etc/init.d/ccpd restart && sudo /etc/init.d/cups restart


(Máy in LBP2900-2 cần phải Disable, LBP2900 kích hoạt làm mặc định
Thường phải khởi động hoặc khời động lại CCPD và CUPS mới in được, mỗi khi khời động lại máy tính hoặc kết nối lại máy in)


BỔ SUNG ngày 06/12/2011: Bước 11 - Sửa lỗi phải khởi động lại CCPD, mỗi khi kết nối máy in

Tạo file "/etc/udev/rules.d/85-canon-capt.rules"

(Bằng cách chạy lệnh "sudo nano /etc/udev/rules.d/85-canon-capt.rules" trong Cửa sổ lệnh, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+F2 rồi chạy lệnh "gksu gedit /etc/udev/rules.d/85-canon-capt.rules")

Với nội dung gồm 2 dòng như sau:

#Own udev rule for Canon-CAPT
SUBSYSTEM=="usb", KERNEL=="lp*", RUN+="/etc/init.d/ccpd restart"


(Dòng đầu tiên chỉ là dòng ghi chú, nên bỏ đi cũng được)

Sau đó khởi động lại máy, hoặc tải lại lại Rules:

sudo udevadm control --reload-rules


Xem bài viết này và bình luận trên Diễn đàn Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=55&t=17809

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Viết Tiếng Việt bằng iBus-Unikey trên Lubuntu (Ubuntu) 11.10 phiên bản 64-bit

Không biết Ubuntu 11.10 phiên bản 64-bit có bị lỗi này hay không. Chứ để gõ được Tiếng Việt trên Lubuntu phiên bản 64-bit, tôi đã phải thêm 3 dòng như sau vào dưới cùng trong file "/home/Tên_Người_Dùng/.profile":

export GTK_IM_MODULE=ibus
export XMODIFIERS=@im=ibus
export QT_IM_MODULE=ibus



Lưu ý: Để gõ được Tiếng Việt với các bảng mã khác bảng mã mặc định Unicode, như TCVN3 hay VNI Win, các bạn tham khảo phần cuối bài viết: Các bản Phân phối Linux tốt nhất đối với tôi...


Xem bài viết này và bình luận trên Diễn đàn Ubuntu-VN:
http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=85&t=17718&p=147826#p147826
http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=85&t=17422&p=147832#p147832

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Linux Mint 12 - Xứng đáng để chờ đợi!

Ai đang dùng Ubuntu 11.04, Ubuntu 11.10 hoặc Fedore 15, v.v... chắc đều biết đến giao diện GNOME 3 (Giao diện trên Ubuntu 11.10 là UNITY, nói chung là không khác GNOME 3 nhiều). Đó là một giao diện đẹp, bóng bẩy, thanh lịch và có chức năng tìm kiếm hiện đại. Tuy nhiên, hiện tại GNOME 3 có một vài vấn đề:

- Khác lạ với thói quen sử dụng máy tính truyền thống
- Đó là một dạng "Ứng dụng trung tâm" (Bạn chuyển đổi giữa các ứng dụng, chứ không phải các cửa sổ ứng dụng)
- Trình bày đa tác vụ chưa tốt (Bạn không thể nhìn thấy các cửa sổ mở, các biểu tượng trên khay hệ thống, v.v...)

Do đó, sau khi đọc thông tin Tiền phát hành chính thức của Linux Mint 12, tôi thấy rất hấp dẫn nên xin tóm tắt lại một số ý chính để các bạn cùng tham khảo:

(Tham khảo: Linux Mint 12 Preview)

1- Giao diện lai giữa GNOME 2 và GNOME 3

Tuy đánh giá cao một số tính năng của GNOME 3, nhưng do nhiều người dùng còn thấy xa lạ và chưa muốn dùng giao diện GNOME 3, nên đội Linux Mint đã quyết định phát triển giao diện MGSE (Mint Gnome Shell Extensions) dựa trên GNOME 3

Nếu muốn trải nghiệm giao diện GNOME 3 tinh khiết, người dùng chỉ cần vô hiện hóa tất cả các thành phần trong MGSE, hoặc có thể tùy chỉnh các thành phần của nó theo ý thích

Các tính năng chính trong MGSE:

- Thanh trạng thái của GNOME 3 nằm trên cùng
- Thanh pa-nen kiểu GNOME 2 nằm dưới cùng
- Menu ứng dụng kiểu truyền thống
- Có "Thanh nhiệm vụ" (Window list)
- Dùng một "task-centric" để truyển đổi giữa các ứng dụng
- Có các biểu tượng trên khay hệ thống (System tray)

Tóm lại, MGSE vẫn có các thành phần tương tự như trên GNOME 2, nhưng bản chất là GNOME 3


2- Có Chế độ "Fallback Mode" cho các máy tính cấu hình đồ họa yếu (Do GNOME 3 đòi hỏi hệ thống phải có khả năng tăng tốc đồ họa)

3- Tích hợp MATE trên DVD cài đặt

MATE là một ngã 3 của GNOME 2.32, nhưng điều đáng giá là MATE không xung đột với GNOME 3, cho nên nó có thể chạy chung với GNOME 3 trên một hệ thống

4- Tích hợp một hoặc nhiều "công cụ tìm kiếm thương mại" như: Ask.com, Google, Amazon, eBay, và Wikipedia phi thương mại.


Xem bài viết này và bình luận trên Diễn đàn Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=99&t=17732

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Vài hình ảnh Mint 11 LXDE - Phiên bản nhẹ của bản phân phối nổi tiếng Linux Mint

Trong thế giới Linux, bản phân phối Linux Mint (dựa trên Debian, Ubuntu) có số lượng người dùng rất đông, có lẽ chỉ kém một mình Ubuntu. Không những thừa hưởng những ưu điểm từ Ubuntu, Linux Mint còn có nhiều đặc tính riêng được người dùng đánh giá cao. (Tham khảo: Ghi chép về Linux Mint 10 - nàng Julia mới)

Một trong số các ưu điểm của Linux Mint là tính ổn định và nhất quán, ít thay đổi trong giao diện người dùng và phần mềm kèm theo. Như khi Ubuntu 11.04 chuyển sang giao diện Unity khiến nhiều người phản đối, thì Linux Mint 11 vẫn trung thành với GNOME 2.

Ngay cả trong các phiên bản khác nhau, Linux Mint vẫn cố gắng giữ được tính nhất quán này. Trong đó, giao diện là cái dễ nhận thấy nhất.


(Phiên bản LXDE cũng có giao diện tương tự phiên bản chính)

Tuy nhiên, tôi không thích loại giao diện thừa ánh sáng của Mint 10 và Mint 11. Tôi thấy giao diện như Mint 9 hợp lý hơn. Do đó, sau một hồi chỉnh sửa tôi mới ưng ý với giao diện dưới đây:

Từ Mint-11-Lxde
Nếu phóng to bức ảnh này lên (kích chuột vào ảnh), bạn sẽ thấy trên thanh panel (LXPanel), bên cạnh nút Menu, có 1 nút gọi là "Danh sách thư mục". Đây là một công cụ rất tiện lợi của LXPanel mà tôi muốn giới thiệu với các bạn.

Muốn thêm nút "Danh sách thư mục" thì kích chuột phải vào LXPanel, chọn "Thêm / bớt các mục của bảng điều khiển", chọn "thêm", thêm xong thì dùng mũi tên di chuyển lên xuống để đặt nút này vào vị trí mình muốn.


Sau đây là các phần mềm trên phân phối này:


1- Âm thanh và ảnh động:

Từ Mint-11-Lxde
(OGMRipOpenShot là tôi cài thêm)


2- Bổ trợ:

Từ Mint-11-Lxde
(Tux CommanderXournal là tôi cài thêm)


3- Đồ họa:

Từ Mint-11-Lxde
(LibreOffice Draw là tôi cài thêm)


4- Mạng:

Từ Mint-11-Lxde
(Chromium Browser là tôi cài thêm)


5- Văn phòng:

Từ Mint-11-Lxde
(Bộ công cụ LibreOffice và từ điển GoldenDict là tôi cài thêm. Còn 2 phần mềm cài sẵn là AbiwordGnumeric đã bị tôi gỡ bỏ)


6- Công cụ hệ thống:

Từ Mint-11-Lxde
(GDM Tweaker, Gparted, Remastersys, Y PPA ManagerHtop là tôi cài thêm)

Linux Mint 11 LXDE không sử dụng trình đăng nhập LXDM của môi trường LXDE, mà sử dụng GDM của môi trường GNOME.

Lưu ý: để dùng được Htop trên Menu, phải sửa lệnh "Giả lập thiết bị đầu cuối" của LXPanel thành "lxterminal" (Mặc định của nó là "lxterminal -e"). Bằng cách kích chuột phải vào LXPanel, chọn "Cài đặt bảng điều khiển", chọn Tab "Nâng cao" rồi chỉnh sửa.


6a* Cũng có Trình quản lý phần mềm như phiên bản chính của Linux Mint:

Từ Mint-11-Lxde
Từ Mint-11-Lxde


6b* Công cụ Tiện ích đĩa rất dễ sử dụng:

Từ Mint-11-Lxde


7- Tùy thích:

Từ Mint-11-Lxde
(Obkey là tôi cài thêm. Touchpad OnTouchpad Off là tôi tự tạo)

Tham khảo cách tạo 2 mục "Touchpad On" và "Touchpad Off" ở phần "5. Tạo ứng dụng cho lệnh bật/tắt Touchpad trên Menu", mục "IV. Một số cấu hình, tùy chỉnh Bodhi", trong bài viết: Hoàn thiện hệ điều hành Bodhi Linux 1.1.0. Lưu ý phải sửa lại dòng khai báo Icon cho phù hợp. Ví dụ: "Icon=mouse".

Tham khảo cách cài đặt và sử dụng Obkey trong bài viết: Đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint OS


7a* Công cụ Keyboard and Mouse rất tiện dụng cho Laptop:

Từ Mint-11-Lxde


*** Trong các phần mềm tôi cài thêm, các phần mềm OGMRip, OpenShot, Xournal, LibreOffice, Chromium Browser, GoldenDict và Gparted đã được giới thiệu trong bài viết: 28 (+2) PHẦN MỀM hay trên Linux (06/09/2011)


*** Gõ Tiếng Việt nói chung là tốt:

Từ Mint-11-Lxde
Lưu ý: Để gõ được Tiếng Việt với các bảng mã khác bảng mã mặc định Unicode, như TCVN3 hay VNI Win, các bạn tham khảo phần cuối bài viết: Các bản Phân phối Linux tốt nhất đối với tôi...


*** Cửa sổ Đăng xuất có thêm chức năng "Chuyển đổi người dùng":

Từ Mint-11-Lxde


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=16856

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Vài cách truy cập trang Web bị chặn (Facebook, Blogspot...) - Bổ sung ngày 14/12/2011

BỔ SUNG ngày 14/12/2011:

Ngoài cách dùng Tor trên Firefox đã trình bày ở phần bài viết cũ bên dưới, bạn cũng có thể sử dụng Chromium hoặc Chrome được với Tor. Bằng cách chạy 1 trong 2 lệnh tương ứng như sau:

chromium-browser --proxy-server="socks://localhost:9050"
google-chrome --proxy-server="socks://localhost:9050"

Có điều, trên Mint 11 và Archlinux thì tôi thấy dùng tốt, còn trên Ubuntu 11.10 và Linux Mint 12 lại không dùng được cách này


Tuy nhiên, nội dung chính trong phần bổ sung này là tôi muốn giới thiệu "Stealthy". Đây là tên của một tiện ích mở rộng có cả trên Firefox và Chromium (Chrome). Cách dùng Add-on này tiện hơn hẳn so với Tor, nhưng lại không có các tính năng chuyên sâu như Tor.

Stealthy có biểu tượng hình chiếc máy bay B2 (máy bay ném bom tàng hình của Mỹ). Khi icon này màu đỏ là chưa được bật, còn khi kích vào thì nó sẽ chuyển sang màu vàng và cuối cùng trở thành màu xanh lá cây là Stealthy đã hoạt động.



Lúc này, bạn có thể truy cập các trang Web bị chặn bới nhà mạng hoặc người quản trị. Do Stealthy sẽ giúp bạn đi qua một Proxy trung gian giống Tor. Trường hợp vẫn không truy cập được, bạn nên tắt rồi bật lại Stealthy. Vì nó sẽ chuyển sang một Proxy khác.


Nhưng trước khi dùng Tor hoặc Stealthy, việc đầu tiên bạn nên làm là thay đổi máy chủ DNS (Thay đổi trên modem, trên Wifi hoặc trên Trình quản lý mạng đều được):

Trong 2 DNS tôi đang dùng, thì địa chỉ 202.151.160.12 là của NetNam VN, còn 8.8.8.8 là của Google:





BÀI VIẾT CŨ:
(Có thêm phần hướng dẫn cách sử dụng trang Web http://proxy-list.org)


Mấy ngày nay không truy cập được vào Blogspot của chính mình (do bị nhà mạng VNPT chặn IP), lang thang tình hiểu trên Web rồi cuối cùng đã biết đến Tor


1- Giới thiệu:

Tor là một công cụ VPN, Proxy, lướt Web ẩn danh - Một phần mềm miễn phí giúp bạn bảo vệ chống lại các hình thức giám sát mạng, đe dọa sự tự do cá nhân và riêng tư.

Tor bảo vệ bạn bằng cách chuyển thông tin liên lạc của bạn xung quanh một mạng lưới mở, hình thành bởi các tình nguyện viên (người sử dụng) trên khắp thế giới: nó ngăn cản người khác giám sát việc truy cập Internet của bạn, và nó cũng giúp bạn truy cập các trang web bị chặn. Tor làm việc với các trình duyệt web, trình nhắn tin tức thời, đăng nhập từ xa, và các ứng dụng khác dựa trên giao thức TCP.

Tor có các phiên bản tương thích với các hệ điều hành Linux, Windows và MacxOS. Trong kho của các bản phân phối linux phổ biến như Ubuntu, Fedora, OpenSUSE... đã có sẵn Tor

Trang Web: https://www.torproject.org


Từ Phan mem hay
Vidalia - Bảng điều khiển khi chạy Tor Browser - Một dự án con của Tor,
kết hợp Tor vào thẳng Firefox, chạy trực tiếp mà không cần cài đặt





Orbot - Một dự án con khác của Tor cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android như điện thoại, máy tính bảng...


2- Thực tế cài đặt và sử dụng trên Linux Mint
(Tương tự với Debian, Ubuntu, Peppermint, Bodhi, Zorin...)

Chỉ việc mở trình quản lý gói Synaptic, chọn gói "tor" và cài đặt

Sau đó mở trình duyệt web Firefox, vào địa chỉ: https://www.torproject.org/torbutton/index.html.en để cài "Torbutton plugin" (bật tắt Tor trên Firefox)

Khởi động lại Firefox ta sẽ thấy nút bật tắt Tor. Bây giờ, nếu trang Web nào bình thường không truy cập được (như Facebook, Blogspot...), thì chỉ cần bật Tor lên là bạn lại truy cập được ngay, tuy tốc độ có bị chậm đi đôi chút:

Từ Phan mem hay

Muốn tăng tốc lướt Web, ta có thể thay đổi thông số Proxy mặc định sang thông số khác. Ví dụ, có thể sử dụng Http Proxy của bạn "The undertaker" bên forum Ubuntu-VN: 49.212.2.170 Port 3128 (Japan).

Bằng cách kích chuột vào nút Torbutton trên Firefox, chọn "Tùy chỉnh..." rồi nhập thông số Proxy này vào như ảnh dưới (Dòng thứ 2 không cần nhập nếu bạn không sử dụng giao thức SSL):

Từ Phan mem hay

Nếu có lúc dùng một Proxy tùy chọn mà không truy cập Web được thì ta lại đổi sang Proxy khác, hoặc quay về thiết lập mặc định.

Địa chỉ tham khảo lựa chọn Proxy: http://proxy-list.org/en/index.php

Khi truy cập trang này, đầu tiên bạn phải nhập mã xác nhận phía gần cuối trang, sau đó chọn nguồn Proxy nào gần nhất ở mục "Country:" rồi nhấn nút "Filter Proxy". Và cuối cùng là chọn một Proxy để sử dụng cho Tor. Lưu ý, phía trước dấu ":" là địa chỉ Proxy, còn sau dấu ":" là Cổng





Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=16829

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Vài hình ảnh Hệ điều hành Zorin OS 5 "Lite" - Nhẹ, đẹp, ổn định

Zorin OS 5 "Lite" xây dựng dựa trên Lubuntu 11.04, với giao diện hạng nhẹ LXDE. Zorin nhắm tới những người vốn quen thuộc với Windows, mà còn bỡ ngỡ với nền tảng Linux.

Trang Web: distrowatch.com/zorin

Có 6 lựa chọn về giao trên phiên bản chính của Zorin OS, học theo các giao diện của Windows, Mac OS X, và Gnome (Linux):



Phiên bản "Lite" thì đơn giản hơn, chỉ có 2 lựa chọn về giao diện, hoặc kiểu Windows 2000, hoặc kiểu Mac OS X (xấu hơn nhiều so với phiên bản chính)

Zorin Look Changer:



Tôi thích nhất là kiểu trong suốt, sau khi chỉnh sửa đôi chút thì được giao diện này:

Từ Zorin-5-lite
(Kích chuột vào hình để xem phóng to)

Sơ bộ thì chưa thấy Zorin-5-Lite có khuyết điểm gì, chỉ thấy khởi động chậm hơn Peppermint chút ít. Còn ưu điểm của nó là giao diện đẹp và hoạt động trơn tru, ổn định (cảm giác tốt hơn Pepermint)

Tham khảo bài viết về Peppermint OS 2: Ghi chép về Peppermint OS Two - Hệ điều hành Linux Gọn Nhẹ, Tốc Độ và Thú Vị

Về việc cài đặt, mặc dù khi cài đã chọn giao diện Tiếng Việt, nhưng các gói hỗ trợ Tiếng Việt (trong đó có iBus-Unikey) lại không được cài luôn. Do đó, sau khi cài xong Zorin-5-Lite ta phải tự cài lấy các gói này

Cách dễ nhất là thông qua công cụ Language Support:
Từ Zorin-5-lite


Để gõ được Tiếng Việt với các bảng mã khác bảng mã mặc định Unicode, như TCVN3 hay VNI Win, các bạn tham khảo phần cuối bài viết: Các bản Phân phối Linux tốt nhất đối với tôi

Dưới đây là Abiword, Trình xử lý văn bản mặc định trên Zorin-5-Lite:
Từ Zorin-5-lite


Trong mục Công cụ hệ thống (System) trên Menu, có 5 công cụ tiện lợi cho người dùng mới từ Windows sang Linux

Đó là: 1- "Trung tâm điều khiển", 2-"Windows Wireless Drivers", 3-"Zorin Internet Browser Manager", 4-"Zorin Look Changer" và 5-"Zorin OS Lite Extra Softwave"

Có điều, Zorin bố trí các công cụ 3, 4 và 5 còn lặp lại ở chỗ khác trên Menu. Tôi thấy cách như vậy không mạch lạc


Các công cụ hệ thống:
(Có 4 công cụ tôi cài thêm là Htop, Remastersys Backup, System Profiler and Benchmark và Y PPA Manager)
Từ Zorin-5-lite


Trung tâm điều khiển:
Từ Zorin-5-lite


Zorin Internet Browser Manager:



Zorin OS Lite Extra Softwave:



Tham khảo cách đặt phím tắt cho các hệ điều hành có giao diện LXDE hoặc Openbox: Đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint OS


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=16622

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint OS

Peppermint OS sử dụng giao diện LXDE, mà trình quản lý cửa sổ trong LXDE là openbox. Do đó, cách đặt phím tắt (lệnh tắt) trong Peppermint cũng tương tự như đối với các Distro Linux chỉ sử dụng giao diện openbox như CrunchBang, ArchBang...

(Tham khảo: Đặt phím tắt trong Openbox)

Các cấu hình của Peppermint nằm trong file "/home/Tên_USER/.config/openbox/peppermint-rc.xml". Trong đó có phần cấu hình phím tắt

Tôi tìm đến mục "Keybindings for running applications" trong file này để chỉnh sửa và bổ xung các phím tắt:

Từ Peppermint 2

Như bức ảnh trên, "W-f" (Giữ phím Windows đồng thời nhấn phím F) là phím tắt để bật trình quản lý file PCManFM

"W-e" là phím tắt để bật trình soạn thảo Gedit

"W-w" là phím tắt để bật trình duyệt Web Firefox

"W-t" là phím tắt để bật cửa sổ lệnh LXTerminal

"W-c" là phím tắt để bật bàn tính Galculator

"C-Print" là phím tắt để chụp ảnh màn hình của một cửa sổ chương trình đang chạy (Giữ phím Ctrl đồng thời nhấn phím PrtSc, sau đó click chuột vào cửa sổ chương trình muốn chụp)


Sau đó, chỉ việc đăng thoát rồi đăng nhập trở lại là các phím tắt có hiệu lực


Ngoài cách tạo hoặc chỉnh sửa phím tắt bằng cách thủ công như trên còn có thể dùng phần mềm Obkey (Cài thêm từ kho "alex-p/notesalexp") sẽ trực quan hơn nhiều:

Trang Web trên PPA: https://launchpad.net/~alex-p/+archive/notesalexp

Lệnh thêm kho:
$ sudo add-apt-repository ppa:alex-p/notesalexp

Hoặc có thể dùng phần mềm quản lý kho Y PPA Manager tìm kiếm với từ khoá "obkey" rồi thêm kho nói trên

Giao diện của Obkey:

Có điều, Obkey mặc định chỉ làm việc với file "/home/Tên_USER/.config/openbox/rc.xml" mà không làm việc với các file có tên khác như "peppermint-rc.xml". Nên để sử dụng được Obkey trong Peppermint cần làm 1 trong 3 cách như sau:


Cách 1: Sửa nội dung file "/usr/share/applications/obkey":
Bằng cách dùng Trình soạn thảo văn bản, như gedit chẳng hạn

Để sửa dòng có nội dung: "Exec=obkey"
Thành: "Exec=obkey /home/Tên_User/.config/openbox/peppermint-rc.xml"

Xong xuôi ta sẽ sử dụng được Obkey (trong mục "Tùy Thích" trong Menu) một cách bình thường

Bức ảnh dưới đây là file "obkey" đã được sửa lại trên hệ điều hành Zorin-5-lite, file cấu hình cho Openbox của nó có tên "lubuntu-rc.xml":

Từ Zorin-5-lite


Cách 2: Trong Cửa sổ lệnh (LXTerminal) chạy lệnh sau:
obkey ~/.config/openbox/peppermint-rc.xml


Cách 3: Trước tiên phải tạo bản sao của file "peppermint-rc.xml" với tên "rc.xml"

Sau khi thêm hoặc chỉnh sửa phím tắt trên Obkey xong thì ta lại phải làm bước ngược lại. Tức là tạo bản sao của file "rc.xml" với tên "peppermint-rc.xml"


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=16106&p=140537#p140537