Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

10+ sai lầm của người mới dùng Linux

Đăng lại bài của người khác :D (có chỉnh sửa chút ít lỗi thuật ngữ)

Nguồn: http://www.quantrimang.com.vn/hedieuhanh/linux/70199_10-sai-lam-cua-nguoi-moi-dung-Linux.aspx


Quản Trị Mạng - Những người mới sử dụng Linux có thể mắc rất nhiều lỗi (điều này cũng có thể xảy ra với bất kì ai). Tuy nhiên, biết lỗi để tránh ngay từ ban đầu có thể giúp tránh được rất nhiều rắc rối. Vì vậy, bài báo này sẽ đưa ra 10+ những lỗi thường xảy ra nhất mà những người mới sử dụng Linux hay mắc.


1. Cho rằng mình đang sử dụng Windows

Mặc dù điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng thực sự đúng. Người dùng không thậm chí còn không để ý tới những thay đổi của các hệ điều hành khác nhau. Thực tế, mọi người thường khó có thể phân biệt Windows XP từ Vista cho tới Windows 7 (trừ phi Windows 7 là ý tưởng của họ). Vì vậy, những người mới sử dụng Linux sẽ tin rằng mọi thứ hoạt động giống như trong Windows. Nên nhớ rằng bạn đang sử dụng một hệ điều hành khác và cách thức hoạt động của hệ điều hành này cũng hoàn toàn khác so với Windows.


2. Cố làm việc với file exe

Trừ phi bạn đã cài đặt WINE, nếu không, kích đúp những file exe trong Linux cũng không giải quyết được vấn đề gì. Đã có rất nhiều người phải tải phần mềm được làm cho Windows và cho rằng nó có thể hoạt động được với Linux. Nên nhớ rằng Linux, cũng giống như Windows, chỉ chạy một số ứng dụng được làm riêng cho hệ điều hành này. Vì vậy, nó chỉ có thể chạy các phần mềm dành cho Windows khi có sự can thiệp của WINE.


3. Chọn nhầm bản phân phối



Một trong những vấn đề lớn nhất đối với người dùng là chọn nhầm bản phân phối. Hãy thử tưởng tượng rằng bạn là một người mới sử dụng Linux và chọn Gentoo hay Slackware hoặc Fedora. Đúng, đây là những bản phân phối tốt nhưng nó lại không phù hợp với người mới sử dụng Linux. Nếu bạn là người mới sử dụng, hãy chú ý chọn bản phân phối thật cẩn thận. Hãy để ý tới khả năng, nhu cầu cũng như phần cứng của người dùng trước khi chọn. Có rất nhiều bản phân phối dành riêng cho những người mới sử dụng Linux và bạn nên kiểm tra kỹ trước khi đưa ra quyết định sử dụng.


4. Không tìm kiếm phần mềm

Do có rất nhiều người dùng Linux mới "di cư" từ Windows sang, họ nghĩ có thể tìm kiếm phần mềm trong cùng một kênh. Trong hầu hết các trường hợp, điều này không đúng. Những người dùng mới cần phải làm quen với trình quản lý các gói phần mềm, đặc biệt là Synaptic, Packagekit, và Ubuntu Software Center (đối với Ubuntu). Các công cụ trên là "thánh địa" phần mềm, nơi người dùng có thể tìm kiếm hầu hết các ứng dụng họ cần.


5. Gửi tài liệu OpenOffice tới người sử dụng Microsoft Office sai định dạng

Điều này khá phổ biến với người mới sử dụng Linux. Họ có thể thỏa mãn với văn bản mình vừa tạo và chia sẻ với người khác nhưng điều đáng buồn là người được chia sẻ file không thể đọc được tài liệu của họ. Nên chú ý rằng các sản phẩm của Microsoft không hoạt động tốt với các hệ điều hành khác ngoài Windows, cũng như với các ứng dụng khác. Hãy chắc chắn rằng bạn lưu định dạng file phù hợp khiến người dùng Microsoft có thể đọc được.


6. Tránh sử dụng lệnh

Mọi người thường tránh những dòng lệnh như thể đây là công cụ phức tạp nhất. Họ có thể làm quen với sự phức tạp của Photoshop nhưng dường như lại không muốn gõ lệnh đơn giản rm trong cửa sổ lệnh. Người dùng mới không nên ngại sử dụng lệnh. Ngoài ra, nhớ được các lệnh không phải là điều thiết yếu, nhưng nó lại giúp bạn sử dụng thành thạo hơn.


7. Từ bỏ nhanh chóng

Đây cũng là một vấn đề xảy ra thường xuyên. Sau khi sử dụng Linux trong vòng vài giờ, hoặc một vài ngày, những người mới sử dụng sẽ từ bỏ hệ điều hành này với những lý do khác nhau. Họ có thể từ bỏ sau khi không thể thực hiện một công việc đơn giản nào đó (ví dụ như khi họ cần phải sử dụng một ứng dụng nào đó hoặc một định dạng file nhưng không được). Tuy nhiên, Linux không làm việc, hoặc không thực hiện được công việc nào đó ngày càng hiếm hơn. Nếu bạn gặp vấn đề với Linux, hãy cố gắng phản ánh lại với họ. Đôi khi, vượt qua chán nản lại chính là thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt.


8. Cho rằng sổ địa chỉ của Windows giống của Linux

Không có "C:\" trong Linux. Ký tự "\" trong Windows tương đương với ký tự "/" trong Linux. Đây là những lỗi cơ bản của người mới sử dụng Linux hay gặp. Cố gắng sắp xếp Linux theo Windows là điều không thể. Bạn có thể thực hiện "C:\" = "/" và cũng có thể là Default User Directory = "~/". Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được việc mọi thứ bắt đầu với "/" và Directory quan trọng nhất là Home Directory. Đó là "~/", hoặc viết dạng đầy đủ là "/home/tên_USER/".


9. Không cập nhật

Với người dùng Windows, bạn sẽ phải cập nhật rất nhiều lần. Tuy nhiên, với Linux thì rất hiếm khi bạn phải thực hiện điều này, nhưng hệ điều hành của bạn vẫn được cập nhật. Những cập nhật này mang tới các bản vá bảo mật mới, các tính năng mới cho phần mềm. Cài đặt một phần mềm có lỗ hổng bảo mật là điều không người dùng nào muốn, đặc biệt trên máy tính – nơi chứa rất nhiều thông tin quan trọng.


10. Đăng nhập với tài khoản Root

Bạn không nên đăng nhập với quyền Root. Thay vào đó, mở cửa sổ terminal và sử dụng "su" hoặc "sudo".


11. Thua Windows khi "bỏ quên" Pager

Pager là một trong những tính năng tiện ích nhất của Linux desktop. Tuy nhiên, hầu hết những người mới sử dụng Linux không hiểu rõ Pager dùng để làm gì và nó làm được gì. Do vậy, desktop của họ sẽ thua Windows. Pager được dùng để chuyển từ desktop này sang desktop khác, tiện ích hơn rất nhiều so với màn hình desktop Windows.


12. Phớt lờ bảo mật bởi đây là Linux

Khi sử dụng Linux, rất hiếm khi bạn gặp vấn đề với virus hoặc sâu hại máy tính, hoặc bị hack. Mặc dù điều này là sự thật, nó cũng không có nghĩa rằng bạn nên phớt lờ vấn đề bảo mật. Vì vậy, bảo mật là vấn đề hàng đầu, bất chấp hệ điều hành là gì đi nữa.


Lamle (Zdnet.com)

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Chạy Windows XP trong Linux - Vài mẹo với VirtualBox

Chạy Windows 7 trên máy thật được vài tháng, tuy rất ít khi dùng nhưng tôi vẫn cảm thấy thật bất tiện. Có vài lý do. Thứ nhất là khởi động lâu, thứ 2 là thường xuyên cập nhật, mà mỗi lần cập nhật xong lại khởi động lại rất mất thời gian, thứ 3 là hơi ì ạch, thứ tư là ProgeCad 2009 không tương thích với Windows 7 nên chậm và hay bị lỗi, thứ 5 là dùng Linux quen rồi...

Vậy là tôi quyết định gỡ bỏ Windows 7, chuyển sang dùng Windows XP trên máy ảo VirtualBox trong Linux.

Từ Software

Dùng Windows XP trên máy ảo có vài điều lợi. Thứ nhất là khởi động và tắt máy rất nhanh, thứ 2 là không mất thời gian cài Driver gì cả (máy ảo mà)...

Có một điều tôi rất thích, là có thể đem file "Hard Disk" của máy ảo (tên_máy_ảo.VDI) từ máy này sang máy khác. Như vậy là chỉ với 1 bản Windows XP, chỉ cần cài đặt một lần, mà tôi có thể chạy trên nhiều máy khác nhau được.

Từ Software


Phần 1. GIỚI THIỆU chung:

Tham khảo: VirtualBox 4.0 Review: What to Expect From This Major Release

Tham khảo cách cài đặt Windows XP trên VirtualBox tại đây (bài viết tuy hơi cũ nhưng vẫn rất có ích): http://maketecheasier.com/how-to-install-windows-in-ubuntu-hardy-with-virtualbox/2008/07/02

VirtualBox có 2 phiên bản, 1 là bản mã mở VirtualBox-OSE thường có sẵn trong kho của các phân phối Linux, 2 là bản binary-only (Virtualbox-PUEL) miễn phí của Oracle.

Bản OSE có vài hạn chế so với bản FUEL, 1 trong những hạn chế quan trọng là không hỗ trợ Share USB.

Hướng dẫn chi tiết và Link download bản Virtualbox-PUEL cho một số phân phối Linux: http://www.virtualbox.org/wiki/Linux_Downloads

Theo hướng dẫn tại địa chỉ bên trên, với họ Debian (như Ubuntu) có thể đăng ký thêm kho cho Virtualbox-PUEL vào /etc/apt/sources.list:

Phiên bản VirtualBox 3.2: deb http://download.virtualbox.org/virtualbox/debian lucid non-free

Phiên bản VirtualBox 4.0: deb http://download.virtualbox.org/virtualbox/debian maverick contrib

Quan trọng: Thay "lucid" hoặc "maverick" bằng tên mã của bản phân phối bạn đang dùng (Lucid là tên mã của Ubuntu 10.04 LTS, Maverick là tên mã của Ubuntu 10.10)

Rồi còn phải download và đăng ký "public key":

$ wget -q http://download.virtualbox.org/virtualbox/debian/oracle_vbox.asc -O- | sudo apt-key add -


Với họ Debian, Ubuntu, có thể tham khảo bài viết "INSTALL VIRTUALBOX 4.0 (STABLE) IN UBUNTU, VIA REPOSITORY": http://www.webupd8.org/2010/12/install-virtualbox-40-stable-in-ubuntu.html


Với Archlinux, bản FUEL cũng có trong kho cộng đồng AUR, tên gói là "virtualbox_bin"


Phần 2. LƯU Ý:

- Với VirtualBox 4.0, để chia sẻ được cổng USB với máy ảo, cần phải cài thêm module "VirtualBox 4.0 Oracle VM VirtualBox Extension Pack" (link tải vẫn ở trang: www.virtualbox.org/wiki/Downloads)

- Cần phải thêm User vào nhóm "vboxusers":

$ sudo gpasswd -a tên_User vboxusers

- Nếu muốn chia sẻ máy in với máy ảo, bạn còn cần phải thêm User vào nhóm "lp":

$ sudo gpasswd -a tên_User lp

Từ Software

- Nếu muốn chia sẻ file với máy ảo, hoặc chạy máy ảo ở chế độ toàn màn hình (giống máy thật), thì bạn phải cài gói (Driver) Guest Additions cho máy ảo:

Từ Software


Phần 3. VÀI MẸO với Virtualbox:

1- Nên chọn thư mục chứa các file "Hard Disk" của các máy ảo ở nơi có nhiều dung lượng trống:

Từ Software

2- Vì Windows trên máy ảo vẫn có thể bị virus, nên khi Share phân vùng (hoặc thư mục) có định dạng Fat hoặc NTFS thì nên để read-only (nếu không nhất thiết phải share full)

Từ Software

3- Sau khi sử dụng một thời gian, nếu để ý bạn sẽ thấy file "Hard Disk" của máy ảo cứ càng ngày càng phìng to ra, nhất là với Windows (gỡ bỏ bớt phần mềm cũng không nhỏ lại). Nhưng cũng có cách để thu nhỏ file máy ảo lại, theo 4 bước như sau (Ở đây chỉ đề cập đến Windows):

Bước 1: Dồn ổ, chống phân mảnh cho các ổ cứng cho máy khách Windows (Nên dùng phần mềm miễn phí IObit SmartDefrag)

Bước 2: Xóa vùng trống trên ổ cứng máy khách Windows bằng phần mềm Sdelete (Link download: http://technet.microsoft.com/en-us/sysinternals/bb897443.aspx)

Để làm việc này, trên máy khách Windows, mở trình cửa sổ dòng lệnh Dos lên (Programs --> Accessories --> Command Prompt), rồi chạy lệnh:

cd \đường_dẫn\tới_thư_mục_chứa_Sdelete
sdelete -c c:
sdelete -c d: (nếu có ổ D)
...


Bước 3: Tạo bản sao file "Hard Disk" của máy khách Windows. Trên máy chủ Linux, mở trình dòng lệnh lên, rồi chạy lệnh:

VBoxManage clonehd /đường_dẫn/tên_file_cũ.vdi /đường_dẫn/tên_file_mới.vdi

(Lưu ý những chỗ viết hoa ở dòng lệnh bên trên)

Bước 4: Cập nhật lại file "Hard Disk" của máy khách Windows trên máy ảo. File mới có thể nhỏ hơn file cũ được khá nhiều, tính bằng Gb cơ đấy :D


P/S: Cộng đồng mã nguồn mở hãy là những người tôn trọng bản quyền. Đừng sử dụng Windows không bản quyền bạn nhé.

Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=11337

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Tận dụng năng lực của PCManFM trong Openbox

Ở những Blog trước, khi nói về tải ảnh nền cho Openbox thì tôi sử dụng phần mềm "Feh". Còn khi nói về "reboot" và "shutdown" hệ thống thì tôi dùng dòng lệnh. Ngoài ra, tôi chưa đề cập đến việc tạo "Shortcut" trên Desktop. Tất cả những điều đó là vì sự giới hạn Openbox.

Nhưng ta có "PCManFM" (nên dùng PCManFM2), một sự bổ xung tuyệt vời cho Openbox, để tạo nên một hệ thống rất nhẹ nhàng mà vẫn có vẻ đầy đủ như ai :D

Từ Ubuntu Alternate
(Ubuntu-Openbox với PCManFM2, cho phép quản lý ảnh nền và hiển thị các Shortcut)


Muốn vậy, ta phải cho PCManFM khởi động cùng Openbox, với tính chất là trình quản lý Desktop. Bằng cách sửa file ~/.config/openbox/autostart.sh, bỏ Feh đi và thêm PCManFM vào. Đây là file "autostart.sh" trên Ubuntu-Openbox của tôi:

# Bắt đầu:
# Run the system-wide support stuff
. $GLOBALAUTOSTART

# Programs to launch at startup
lxpanel &

# sh ~/.fehbg &
pcmanfm --desktop &

wicd-gtk &
xfce4-power-manager &
ibus-daemon &

# Programs that will run after Openbox has started
(sleep 1 && parcellite) &
(sleep 1 && ibus-gtk) &
# Hết!


Đăng xuất rồi đăng nhập trở lại, nhấn chuột phải vào màn hình bây giờ sẽ có mục "Desktop Preferences" để quản lý ảnh nền màn hình, chữ của các Shortcut...

Từ Ubuntu Alternate


Còn muốn tạo Shortcut trên màn hình ta làm thế nào. Có 2 trường hợp như sau:

1- Đối với các ứng dụng có trên mục "Menu" của thanh panen "LXPanel", ta có thể tạo Shortcut ra màn hình bằng cách click chuột phải rồi chọn tạo Shortcut, nếu trước đó đã cài gói phần mềm "lxshortcut"

2- Đối với các ứng dụng khác, các câu lệnh, hoặc đường dẫn (link)... ta phải tự tạo file Shortcut có đuôi ".desktop" (Click chuột phải vào màn hình, chọn New -> Blank file)


Đây là nội dung vài file Shortcut tự tạo của tôi:

File Shutdown.desktop (Lệnh tắt máy)

# Bắt đầu:
[Desktop Entry]
Encoding=UTF-8
Name=Shutdown
Comment=Shutdown System
Exec=gksu halt
Icon=system-shutdown-panel
Terminal=false
Type=Application
Categories=System
StartupNotify=true
# Hết!


File Reboot.desktop (Lệnh khởi động lại máy)

# Bắt đầu:
[Desktop Entry]
Encoding=UTF-8
Name=Reboot
Comment=Reboot System
Exec=gksu reboot
Icon=gnome-logout.png
Terminal=false
Type=Application
Categories=System
StartupNotify=true
# Hết!


File Data.desktop (Link tới thư mục /mnt/Data)

# Bắt đầu:
[Desktop Entry]
Version=1.0
Encoding=UTF-8
Name=Data
Comment=Go to "/mnt/Data"
Exec=pcmanfm /mnt/Data
Icon=folder.png
Terminal=false
X-MultipleArgs=false
Type=Application
Categories=Application
StartupNotify=true
# Hết!


Thông tin thêm: PCManFM (PCManFM2) đã hỗ trợ GVFS nên có khả năng automount các thiết bị cắm ngoài như USB và mount các phân vùng bằng chỉ bằng cái click chuột

Nhớ cài gói gvfs nhé!


BỔ XUNG ngày 09/09/2010:

Có 1 cách tạo Shortcut rất cơ bản trong Linux mà tôi quên chưa đề cập bên trên. Đó là dùng lệnh. Nếu muốn tạo Shortcut trên Desktop, ta chạy lệnh như sau:

- Trở về Desktop:

$ cd ~/Desktop

(hoặc: $ cd ~/Màn\ hình\ nền - nếu Desktop của bạn có tên là "Màn hình nền")

- Tạo Shortcut (Link mềm) tới file hoặc thư mục (đích) bất kỳ:

$ ln -s /đường_dẫn/tên_đích


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=10968&p=106749#p106749

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Linux có thật sự đáng giá? & Xây dựng máy tính < 4tr

Post lại bài của người khác :D


*** Bài 1: Linux có thật sự đáng giá?

Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/tin-tuc/binh-luan/2010/08/1220370/linux-co-that-su-dang-gia

Nhiều người cho rằng Linux miễn phí nhưng rất khó sử dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chuyển sang sử dụng một hệ điều hành nguồn mở như Linux lại dễ dàng hơn.

>> Mười lý do sử dụng Linux thay Windows

Thực tế cho thấy, các hãng sản xuất hệ điều hành (HĐH) cạnh tranh với Linux luôn cho rằng Linux khó sử dụng và đây chính là 1 trong số cách thức mà các hãng thường áp dụng để khiến người dùng mới "tránh xa" Linux. Ở một chừng mực nào đó, Windows và Linux đang cùng phát triển để phục vụ những nhóm khách hàng nhất định, còn việc Linux có dễ sử dụng hay không, người dùng là người quyết định.


Linux không phải là Windows



Lấy ví dụ, khi người Mỹ học lái ôtô, họ học cách lái xe ở làn đường bên phải. Trong khi đó, tại Anh, người học phải lái xe ở bên trái. Nói một cách công bằng, không có cách lái nào khó hơn, mà đó chỉ là sự khác biệt. Một khi bạn đã quen sử dụng một điều gì đó, dĩ nhiên, bạn sẽ cảm thấy khó khăn (và thậm chí lúng túng) khi lần đầu tiên sử dụng một cái gì khác. Với HĐH trên máy tính cũng vậy. Linux đơn giản, trang nhã và có tính lôgíc cao, song HĐH này hoạt động hoàn toàn khác so với Windows và cả Mac.

Ví dụ trong Linux, giao diện đồ họa người dùng (Graphic User Interface - GUI) có khả năng tùy biến ở mức cao. Màn hình nền có thể được tùy chỉnh một cách toàn diện và công cụ quản lý các gói ứng dụng cài đặt - như Synaptic trong Linux Ubuntu - cho phép người dùng cài đặt ứng dụng chỉ trong vài cú nhấn chuột mà không cần phải kết nối web hay tìm kiếm khoá bản quyền được yêu cầu. Hơn thế nữa, thực tế là nhiều phần mềm dành cho Linux được cung cấp miễn phí và trong vài trường hợp người dùng không cần đến tiện ích phòng chống virus.

Dù vậy, với những người dùng đã am hiểu máy tính trên nền Mac hay Windows thì Linux có thể gặp phải đôi chút lạ lẫm ở lần đầu tiên sử dụng. Theo kết quả khảo sát gần đây của công ty số liệu Net Applications, phần đông người dùng trên thế giới vẫn đang sử dụng Windows và Mac. Tuy nhiên, Linux vẫn có những ưu điểm nhất định và đang dần hiện diện trên máy tính cá nhân, máy chủ và thậm chí các trung tâm dữ liệu.


Tính chủ động cao

Linux cho phép người dùng làm mọi thứ mong muốn trên máy tính mà không đòi hỏi nhiều tài nguyên hệ thống, các ứng dụng đắt tiền hay sự tập trung dài hạn trong công tác phòng chống phần mềm nguy hại (malware). Thay vì "cản đường" người dùng với những giao diện hạn chế những gì có thể được thực hiện và cách thực hiện ra sao, Linux dường như dành trọn sự tự do cho người dùng.

Nhiều ứng dụng cho Linux rất thân thuộc với hầu hết người dùng, đặc biệt là các ứng dụng văn phòng cơ bản. Điển hình, bộ ứng dụng OpenOffice có thể hoạt động tốt như trên Windows, và trông rất giống Microsoft Office. Một điểm cộng mới OpenOffice nữa là khả năng tương thích với Office, do đó ứng dụng này có thể mở và xử lý dễ dàng các tập tin Office. Còn để lướt web, người dùng Linux tin tưởng sử dụng trình duyệt Firefox miễn phí với tốc độ cao và khả năng an toàn ở mức có thể chấp nhận được. Dĩ nhiên, vài trang web được xây dựng "độc quyền" cho IE phần nào khiến Firefox chịu lép vế.

Nhìn chung, với Linux và các ứng dụng trên nền tảng HĐH nguồn mở này, người dùng có thể tự do làm mọi thứ tùy thích cũng như sử dụng mọi tính năng như từng thực hiện trên Windows hay Mac nhưng điểm khác biệt là ngân sách đầu tư ít hơn và thậm chí dễ dàng hơn trong vài trường hợp.


Các câu lệnh phức tạp



Nhiều người dùng mới bắt đầu sử dụng Linux thường kêu ca về các câu lệnh phức tạp trên HĐH này. Câu trả lời: Hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng hàng ngày, bạn gần như không cần học bất kỳ thủ thuật hay kỹ thuật nào. Trong khi đó, với dân kỹ thuật hay giới quản trị mạng, các câu lệnh điều khiển hay quản trị không quá xa lạ.

Khi bạn bắt đầu quen với phiên bản/nhà cung cấp Linux đã chọn, bạn có thể muốn bắt đầu học cách sử dụng các câu lệnh Unix/Linux, tuy nhiên việc này không hoàn toàn bắt buộc trừ khi bạn hướng đến nhu cầu sử dụng thuần thục HĐH này cho doanh nghiệp. Dĩ nhiên, quản lý một máy chủ Linux là một việc rất khác với quản lý một máy chủ Windows. Còn nếu bạn chỉ sử dụng Linux cho máy tính cá nhân, mọi thứ hoàn toàn dễ dàng nếu bạn từng sử dụng một HĐH khác trước đây.


Vấn đề tương thích

Cuối cùng, sự tương thích phần cứng và phần mềm là một vấn đề lớn thường khiến cho nhiều khách hàng tiềm năng của Linux nhận thấy HĐH này quá khó để sử dụng. Thực tế là, có khá nhiều ứng dụng và thiết bị phần cứng không chạy được với Linux - hay không hỗ trợ Linux - bởi các nhà phát triển chúng chọn giải pháp giấu mã nguồn, trình điều khiển thiết bị cần thiết.

Tuy nhiên, điều này đang dần được cải thiện và ngày càng có nhiều giải pháp thay thế cho các ứng dụng, thiết bị không thể hoạt động trên nền Linux. Ngoài ra, người dùng có thể chọn cách sử dụng các gói giải pháp như Wine hay Crossover Linux để chạy các ứng dụng nền Windows trong môi trường Linux. Đáng mừng hơn nữa, cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng cho Linux đang phát triển mạnh và làm việc chăm chỉ nhằm giúp cho HĐH này thậm chí dễ dàng sử dụng hơn nữa trong tương lai.

Linux không có gì là quá khó khăn để sử dụng. Dĩ nhiên, sự thay đổi nào cũng có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi bạn phải học cách thay đổi những thói quen đã có từ lâu. Với doanh nghiệp nhỏ, tiết kiệm ngân sách chính là kết quả lớn nhất và hấp dẫn nhất từ việc sử dụng Linux và các ứng dụng miễn phí trên nền tảng này. Cạnh đó, với Linux, việc phải thường xuyên mua bản quyền phần mềm, nâng cấp phần cứng sẽ được giảm thiểu tối đa.

Nguồn: Techworld



*** Bài 2: Xây dựng một máy tính để bàn dùng cho học tập dưới 4 triệu đồng

(Nguồn: http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/5172/xay-dung-mot-may-tinh-de-ban-dung-cho-hoc-tap-duoi-4-trieu-dong.html)



Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho bạn làm thế nào để xây dựng một hệ thống desktop PC có giá chưa đến đến 4 triệu đồng (dưới 200 USD), chưa kể màn hình) có thể gánh vác đủ công việc học tập của các tân sinh viên và có thể sẵn sàng nâng cấp sau này khi có thêm điều kiện.


Những yếu tố quan trọng khi sắm một hệ thống máy tính

1. Cần trang bị bộ xử lý lõi đôi: giá càng ngày càng rẻ hơn, hiệu suất làm việc tốt hơn nhiều so với lỗi đơn là những gì mà thế hệ chip dual-core mang lại. Ngay cả một chip dual-core giá rẻ cũng cung cấp những công việc mà bộ xử lý lõi đơn không thể làm được, do đó bạn không nhất thiết phải mua một chip lõi đôi mắc tiền nếu ngân sách không đủ.

2. Hệ thống có thể dễ dàng nâng cấp: sự cải tiến về công nghệ hiện nay có tốc độ rất nhanh. Món hàng bạn mới mua hôm nay, nhưng chắc chắn sẽ lạc hậu sau một thời gian không xa lắm. Bạn hãy xác định con đường nào để có thể dễ dàng nâng cấp về sau để không còn bị lạc hậu.

3. Không cần phải Windows: đây là điều mà bạn nên quan tâm, vì sản phẩm của Windows phải bỏ tiền ra để mua với giá khá là đắt đối với sinh viên. Thay vào đó, bạn có thể chọn Linux, được cung cấp miễn phí, và hiện nay cũng có rất nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công việc của bạn chạy trên nền hệ điều hành này. Hơn nữa, đây cũng là cách để bạn làm quen với những giải pháp miễn phí sau này.

4. Không cần công việc quan trọng: khi sở hữu một hệ thống rẻ, bạn phải xác định nó chỉ thực hiện những yêu cầu hàng ngày cơ bản như duyệt web, mail, tạo văn bản... mà không thực hiện những công việc chuyên môn thuộc các lãnh vực khác, như biên tập video hay chơi những game “khủng” chẳng hạn.


Chọn mua các thành phần quan trọng cho máy

Với ngân sách của mình, bạn cần thực hiện công việc thiết lập quy tắc mặt bằng chung để sẵn sàng mua sắm sản phẩm. Tùy theo từng cửa hàng mà bạn chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Dưới đây là giá của một số sản phẩm trên thị trường thế giới mà bạn có thể tham khảo.

1. Bo mạch chủ: Foxconn A6GMV (39,99 USD) là lựa chọn sáng giá với chất lượng cùng khả năng hỗ trợ rất tốt cho các bộ xử lý sau này. Đây là bo mạch trang bị cho bộ xử lý của AMD có mức giá hợp lý. Ba lý do bạn nên chọn mua loại bo mạch này ngoài lý do kinh tế: hỗ trợ socket AM3 của AMD nên bạn có thể nâng cấp lên một CPU mạnh hơn về sau, hỗ trợ DDR3 1333 MHz cung cấp cho hệ thống một hiệu suất làm việc tốt nhất. Và cuối cùng là card đồ họa tích hợp giúp bạn không phải bỏ ra số tiền khá lớn để mua card đồ họa rời.

- Bộ vi xử lý: AMD Athlon II X2 245 (58,99 USD) là mẫu CPU lõi đôi có giá hợp lý hơn nhiều khi nó thuộc dòng thế hệ mới của AMD, cung cấp xung nhịp lên đến 2.9 GHz. Bộ xử lý này cung cấp một hiệu suất vững chắc cho hệ thống của bạn, nâng cao hiệu quả làm việc của một máy tính để bàn giá rẻ.

- Bộ nhớ RAM: Crucial CT12864BA1339 1 GB (24,99 USD) có thể sẽ là lựa chọn cho bạn. Chỉ cần khoảng 1 GB là đủ để đáp ứng tất cả mọi thứ của bạn, dù cho 1GB RAM không phải là lựa chọn tốt cho những hệ thống ngày nay. Bộ nhớ này chạy ở tốc độ 1333 MHz, thích hợp với bo mạch chủ đã chọn (PC3 10600) và dư sức chạy hệ điều hành Linux (yêu cầu tối thiểu 512 MB) mà bạn định chọn.

- Ổ đĩa cứng: 160 GB Seagate Barracuda 7200 (38,99 USD) là vừa đủ để phục vụ nhu cầu lưu trữ, cài đặt hệ điều hành đối với một sinh viên, vì Linux đã đi kèm nhiều ứng dụng để bạn sử dụng. Không gian trống của nó đủ để bạn thực hiện việc sao lưu hình ảnh, file nhạc MP3...

- Thùng máy (case) và bộ nguồn (power supply): bạn có nhiều lựa chọn thùng máy đi kèm nguồn máy tính, tiêu biểu có thể kể đến Rosewill R424BK với PSU 350 watt (29,99 USD). Bạn sẽ phải đối diện với nhiều nguy hiểm không lường trước được khi sử dụng một bộ nguồn chất lượng không được kiểm định, so với những bộ nguồn đã có tên tuổi của Acbel, Cooler Master... nhưng nó phù hợp với hệ thống rẻ tiền mà bạn cần mua.

Với cấu hình như vậy, bạn chỉ phải bỏ ra khoảng 192,95 USD mà thôi (chưa kể màn hình, bàn phím, chuột và ổ quang, trong số này ổ quang là thứ bạn có thể bỏ qua nếu như muốn tiết kiệm chi phí mua sản phẩm). Bạn có thể chọn phiên bản Ubuntu 10.04 LTS miễn phí, đây là hệ điều hành được đánh giá cao nhất trong các hệ điều hành nhân Linux. Nếu không muốn sử dụng Linux, bạn có thể chọn phiên bản Windows XP SP3 để nhận được sự hỗ trợ từ Microsoft, tuy nhiên bạn phải chấp nhận sử dụng hàng "không bản quyền" với một số thiệt thòi nhất định.

(Lược dịch từ Extremetech)

NTTC


Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=80&t=11168

Cài máy in Canon LBP trên Lubuntu, Mint-LXDE, Ubuntu-Openbox...

Trước tôi đã viết 1 Blog hướng dẫn cách tự cài máy in Canon LBP 2900 trên Ubuntu 10.04 (cài trên Linux Mint 9 cũng được), bài viết ở đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/cai-may-in-canon-lbp-2900-tren-ubuntu.html

Ngoài ra ta còn có thể cài bằng script của tác giả Radu, sẽ dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Chi tiết xem tại: http://radu.cotescu.com/2010/03/20/how-to-install-canon-lbp-printers-in-ubuntu. (Anh zxc232 cũng có bài giới thiệu về script này tại: http://wp.me/p2VXH-Dd)

Tham khảo thêm - Cài máy in Canon LBP 2900 trên Ubuntu 10.10 và Linux Mint 10: http://tutroc77.blogspot.com/2010/12/cai-may-in-canon-lbp-2900-tren-ubuntu.html

Với Ubuntu 11.04 và Linux Mint 11 thì nên tham khảo mục "6. Cài máy in Canon LBP2900" trong bài viết "Ghi chép về Peppermint OS Two - Hệ điều hành Linux Gọn Nhẹ, Tốc Độ và Thú Vị": http://tutroc77.blogspot.com/2011/06/ghi-chep-ve-peppermint-os-two-he-ieu.html


Script này có thể cài được cho các máy in Canon sau:

* LBP-1120 * LBP3250
* LBP-1210 * LBP3300
* LBP2900 * LBP3310
* LBP3000 * LBP3500
* LBP3010 * LBP5000
* LBP3018 * LBP5050
* LBP3050 * LBP5100
* LBP3100 * LBP5300
* LBP3108 * LBP6300dn
* LBP3150 * LBP7200C
* LBP3200 * LBP9100Cdn
* LBP3210

Nếu khi tự cài, hoặc cài bằng script nói trên, mà bạn gặp lỗi như sau:

"error while loading shared libraries: libcups.so.2: cannot open shared object file: No such file or directory"

Thì khi đó cần cài gói "ubuntu-restricted-extra", rồi cài lại máy in là được.


Ở bên trên ta đề cập đến UbuntuLinux Mint. Còn với Lubuntu, Linux Mint-LXDE, Ubuntu-Openbox... tức là các Distro không chính thống của họ Ubuntu, thì ta cũng có thể cài bằng 2 cách nói trên, nhưng trước đó, ta phải kiểm tra xem các gói phần mềm liên quan đã cài đủ chưa. Nếu chưa thì phải cài cho đủ.

Các gói phần mềm liên quan gồm có: ubuntu-restricted-extras (hoặc kubuntu-restricted-extras, xubuntu-restricted-extras), gs-esp, ghostscript-cups, cups-bsd, foomatic-db, system-config-printer-gnome (hoặc system-config-printer-kde), system-config-printer-udev

Phiên bản 64-bit thì cần cài thêm gói: libc6-i386

Sau khi cài đủ các gói nói trên thì tiến hành cài máy in bình thường.

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Boot từ file ISO loại Live CD, của họ Ubuntu, với GRUB 2

Trước đây tôi đã viết 1 Blog hướng dẫn cách cài đặt các Distro họ Ubuntu từ ổ cứng. Bài viết đó tôi chia ra 2 trường hợp đối với "Live CD" và "Install CD". Install CD thì dùng trực tiếp file ISO, còn Live CD thì phải trích xuất nội dung file ISO ra... (Bài viết đó ở đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/cai-at-ubuntu-linux-mint-ubuntu-studio.html)

Còn bài viết này là kinh nghiệm tôi đã boot thành công bằng file ISO dạng "Live CD", với Grub 2. Cụ thể như sau:


Trên phân vùng "/dev/sda6" (Phân vùng số 6), định dạng Ext3, tôi có 3 file ISO là "ubuntu-10.04-desktop-i386.iso", "linuxmint-9-gnome-cd-amd64.iso", và "linuxmint-9-lxde-cd-i386.iso"

Đầu tiên tôi thêm 3 mục khởi động vào file "/etc/grub.d/40_custom", với nội dung như sau:


menuentry "ISO Ubuntu32 -loop (sda6)" {
   loopback loop (hd0,6)/ubuntu-10.04-desktop-i386.iso
   linux (loop)/casper/vmlinuz boot=casper iso-scan/filename=/ubuntu-10.04-desktop-i386.iso noeject noprompt --
   initrd (loop)/casper/initrd.gz
}

menuentry "ISO Mint64 -loop (sda6)" {
   loopback loop (hd0,6)/linuxmint-9-gnome-cd-amd64.iso
   linux (loop)/casper/vmlinuz boot=casper iso-scan/filename=/linuxmint-9-gnome-cd-amd64.iso noeject noprompt --
   initrd (loop)/casper/initrd.lz
}

menuentry "ISO MintLXDE -loop (sda6)" {
   loopback loop (hd0,6)/linuxmint-9-lxde-cd-i386.iso
   linux (loop)/casper/vmlinuz boot=casper iso-scan/filename=/linuxmint-9-lxde-cd-i386.iso noeject noprompt --
   initrd (loop)/casper/initrd.lz
}



Sau đó chạy lệnh cập nhật Grub:

$ sudo update-grub


Reboot và chọn mục khởi động có tên là "ISO Ubuntu32 -loop (sda6)"

hoặc "ISO Mint64 -loop (sda6)"

hoặc "ISO MintLXDE -loop (sda6)"



Lưu ý:

File "initrd" nằm trong thư mục casper bên trong file ISO của Distro thuộc họ Ubuntu có 2 dạng

- Nếu thuộc dòng Ubuntu là initrd.gz

- Còn thuộc dòng Linux Mint là initrd.lz

Tốt nhất ta nên kiểm tra nội dung file ISO, bằng cách "mount" nó hoặc dùng 1 phần mềm như IsoMaster



Tham khảo nội dung tương tự và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=10777&p=106169#p106169

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

CẤU HÌNH Openbox, LXPanel, iBus-Unikey, LXDM... trong Openbox

Lưu ý: Bổ xung phần 6 và 7 (ở cuối) lúc 8h10 ngày 06/08/2010


Trong Blog "Openbox + LXPanel + Dolphin... Xây dựng hệ thống Archlinux NHẸ, tiện dụng, đẹp" (http://tutroc77.blogspot.com/2010/07/openbox-lxpanel-dolphin-xay-dung-he.html) tôi đã có trình bày về cơ bản cách cấu hình Openbox, bạn nên tham khảo lại.

Bài viết này tôi đề cập đến một số cấu hình cụ thể cho Openbox trên cả 2 Distro là UbuntuArchlinux.


Nhắc lại 1 chút: Như bạn đã biết, Openbox có 3 file cấu hình:

- 1 là ~/.config/openbox/rc.xml
- 2 là ~/.config/openbox/menu.xml
- 3 là ~/.config/openbox/autostart.sh

Với Ubuntu, file "menu.xml" tự động được cập nhật mỗi khi cài đặt hoặc gỡ bỏ các phần mềm (Đó là nhờ có gói openbox-xdgmenu). Cũng vì thế, mà trong kho của Ubuntu không có phần mềm MenuMaker như của Archlinux.

Còn phần mềm Obconf để sửa file "rc.xml", và phần mềm Obmenu để sửa file "menu.xml" thì trong kho của Ubuntu cũng có giống như Archlinux.


Sau đây là các nội dung chính.


1- Thiết lập hình nền (background) với phần mềm Feh:

Để tải một bức ảnh làm nền màn hình, chạy lệnh:

$ feh --bg-scale /đường_dẫn/file_ảnh_nền

(Tham khảo thêm: $ feh -h)



Để Feh tự động load lại ảnh nền màn hình (bức ảnh cuối cùng đã chọn) khi Openbox khởi động, thêm dòng sau vào file "autostart.sh":

sh ~/.fehbg &


2- LXPanel là một thanh panen (thanh công cụ) nhẹ và khá tiện dụng, ta nên khai báo cho nó tự động khởi động, bằng cách thêm vào file "autostart.sh" 1 dòng như sau:

(sleep 1 && lxpanel) &

(Tức là cho nó khởi động trễ 1 chút so với Openbox, để tránh lỗi hiển thị)


Cấu hình cho LXPanel bằng cách click chuột phải vào chính nó, chọn "Panel Settings" rồi vào các Tab cụ thể:

Từ Ubuntu Alternate

Tab "Appearance" cho phép ta chọn ảnh nền, chỉnh độ trong suốt, và chọn màu cho Font chữ:

Từ Ubuntu Alternate

Tab "Panel Applets" cho phép ta thêm bớt các Applet trên LXPanel

Từ Ubuntu Alternate

Riêng Tab "Advanced" cần phải lưu ý, để cấu hình phù hợp với Openbox:

Từ Ubuntu Alternate

Bạn có thể thay "pcmanfm" bằng trình quản lý tệp khác mà bạn thích. Cũng vậy với "sakura", bạn cũng có thể thay nó bằng một trình dòng lệnh khác.

Riêng dòng thứ 3, đó là lệnh sẽ chạy khi bạn chọn mục "Logout" trên Menu của LXPanel. Đối với Openbox, lệnh đó là "openbox --exit"

(Tham khảo: $ openbox --help)


3- Quản lý Theme (chủ đề) trong Openbox:

Openbox chỉ quản lý các khung viền cửa sổ, gồm có đường bao và các nút phóng to, thu nhỏ, nút tắt cửa sổ... Vì vậy mà đương nhiên, Theme của nó sẽ chỉ là Theme của khung viền các cửa sổ:

Từ Ubuntu Alternate

Theme "Shiki-Wise" cho Openbox mà tôi dùng ở trên có thể download tại http://box-look.org/. Sau đó giải nén vào thư mục "~/.themes/" là xong.

Trong AUR của Archlinux cũng có gói "openbox-shiki-colors-themes"


Còn GUI bên trong viền cửa sổ, tùy loại ứng dùng mà ta sẽ cần dùng công cụ quản lý Theme cho phù hợp.

Với các ứng dụng GTK, bạn nên dùng công cụ "LXappearance", cho nhẹ:

Từ Ubuntu Alternate

Theme "Shiki-Wise" cho GTK có sẵn trong kho của Ubuntu (gói tên là "shiki-wise-theme") và AUR của Archlinux (gói tên là "gtk-theme-shiki-colors")


Còn với các ứng dụng KDE, Theme được quản lý bằng công cụ "System Settings":


Từ Ubuntu Alternate


Ubuntu có tách riêng gói System Settings, tên là "systemsettings". Còn Archlinux không có tách riêng gói này. Nó nằm trong nhóm KDEbase-workspace, hoặc KDEmod-minimal.

Nhưng thật ra, Theme mặc định của KDE đã rất đẹp. Cho nên không cần thiết phải cài công cụ này làm gì.


4- Cấu hình để Ibus-Unikey tự động khởi động với Openbox:

Với Archlinux, chỉ cần thêm vào file "~/.bash_profile" 3 dòng như sau là được:

export XMODIFIERS=@im=ibus
export GTK_IM_MODULE=ibus
export QT_IM_MODULE=ibus



Còn với Ubuntu, ta có thể làm điều này bằng cách thêm vào file "~/.config/openbox/autostart.sh" 2 dòng như sau:

ibus-daemon &
(sleep 2 && ibus-gtk) &



5- File "autostart.sh" của tôi:

- Trên Archlinux-Openbox:

# Bắt đầu
# Run the system-wide support stuff
. $GLOBALAUTOSTART

# Programs to launch at startup
sh ~/.fehbg &

# Programs that will run after Openbox has started
(sleep 1 && lxpanel) &
(sleep 2 && parcellite) &
(sleep 2 && xfce4-power-manager) &
# Hết!


(Trình quản lý mạng Wicd tôi đã cho khởi động cùng hệ thống, bằng cách khai báo nó tại mục DAEMONS, trong file /etc/rc.conf của Archlinux)


- Trên Ubuntu-Openbox:

# Bắt đầu
# Run the system-wide support stuff
. $GLOBALAUTOSTART

# Programs to launch at startup
sh ~/.fehbg &
wicd-gtk &
xfce4-power-manager &
ibus-daemon &

# Programs that will run after Openbox has started
(sleep 1 && lxpanel) &
(sleep 2 && parcellite) &
(sleep 2 && ibus-gtk) &
# Hết!



6- Đổi Theme và ảnh nền cho LXDM:

File cấu hình của LXDM là:

/etc/lxdm/default.conf

Trong file này có dòng "gtk_theme=tên_Theme" là để quy định Theme. Nếu muốn dùng Theme Shiki-Wise thì sửa nó thành "gtk_theme=Shiki-Wise"

Và dòng "bg=/đường dẫn/file_ảnh_nền" là để chỉ định ảnh nền. Sửa nó phù hợp với ảnh nền bạn chọn.


7- Reboot và Shutdown trong Openbox:

Bản thân Openbox không có lệnh "reboot" và "shutdown" hệ thống. Bạn có thể chạy 2 lệnh này từ cửa sổ dòng lệnh (với "sudo" hoặc quyền root), hoặc logout ra ngoài và chạy 2 lệnh đó từ trình quản lý đăng nhập (LXDMSLiM đều có 2 lệnh này).

Nếu muốn chạy 2 lệnh này trên cửa sổ dòng lệnh cho nhanh và cũng không muốn nhập password thì bạn làm theo 2 bước dưới đây.

- Sửa quyền SUDO:

$ sudo EDITOR=nano visudo

Thêm vào cuối 2 dòng:

tên_user ALL=NOPASSWD: /sbin/shutdown -h now
tên_user ALL=NOPASSWD: /sbin/reboot


- Thêm 2 dòng quy định lệnh tắt vào file "~/.bashrc" như sau:

alias shutdown='sudo shutdown -h now'
alias reboot='sudo reboot'


Vậy là bạn chỉ cần gõ "reboot" mỗi khi muốn khởi động lại máy, hoặc gõ "shutdown" khi muốn tắt máy, trên một cửa sổ dòng lệnh nào đó, như Sakura chẳng hạn.


Có lẽ đã tạm đủ, hẹn bạn ở những Blog sau.

Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=10968&p=105940#p105940

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Kích hoạt Anti-Aliasing (làm mịn) cho Fonts chữ, trong Openbox và LXDE

Khi sử dụng Openbox, LXDE, hoặc những môi trường giao diện đồ họa thuộc loại nhẹ khác, người dùng cần phải cấu hình, tùy chỉnh một số thứ, thì mới có thể sử dụng chúng thuận tiện và mượt mà gần bằng các môi trường dạng đầy đủ, đồ sộ như KDE hay GNOME.

Bài viết này trình bày cách thức kích hoạt chế độ Anti-Aliasing (khử răng cưa - làm mịn) cho Fonts chữ, trong môi trường Openbox và LXDE, với 2 Distro là Ubuntu và Archlinux.

(Những cấu hình, tùy chỉnh khác sẽ được đề cập trong các Blog sau)


Đối với Archlinux, dù sử dụng Openbox hay LXDE, chỉ cần tạo file "~/.Xdefaults" với nội dung như sau:

# Bắt đầu:

Xft.dpi:       96
Xft.hinting:   true
Xft.hintstyle: hintslight
Xft.antialias: true
Xft.rgba:      rgb

# Hết!



Còn đối với Ubuntu, nếu chỉ dùng Openbox mà không kết hợp với các gói khác từ LXDE như LXPanel chẳng hạn. Thì cũng chỉ tạo file ~/.Xdefaults như với Archlinux là được.

Tuy nhiên, khi sử dụng Openbox kết hợp với các gói từ LXDE, hoặc khi dùng LXDE ta cần phải tạo file "~/.Xresources" cũng với nội dung như trên:

# Bắt đầu:

Xft.dpi:       96
Xft.hinting:   true
Xft.hintstyle: hintslight
Xft.antialias: true
Xft.rgba:      rgb

# Hết!