BỔ SUNG ngày 14/12/2011:
Ngoài cách dùng Tor trên Firefox đã trình bày ở phần bài viết cũ bên dưới, bạn cũng có thể sử dụng Chromium hoặc Chrome được với Tor. Bằng cách chạy 1 trong 2 lệnh tương ứng như sau:
chromium-browser --proxy-server="socks://localhost:9050"
google-chrome --proxy-server="socks://localhost:9050"
Có điều, trên Mint 11 và Archlinux thì tôi thấy dùng tốt, còn trên Ubuntu 11.10 và Linux Mint 12 lại không dùng được cách này
Tuy nhiên, nội dung chính trong phần bổ sung này là tôi muốn giới thiệu "Stealthy". Đây là tên của một tiện ích mở rộng có cả trên Firefox và Chromium (Chrome). Cách dùng Add-on này tiện hơn hẳn so với Tor, nhưng lại không có các tính năng chuyên sâu như Tor.
Stealthy có biểu tượng hình chiếc máy bay B2 (máy bay ném bom tàng hình của Mỹ). Khi icon này màu đỏ là chưa được bật, còn khi kích vào thì nó sẽ chuyển sang màu vàng và cuối cùng trở thành màu xanh lá cây là Stealthy đã hoạt động.
Lúc này, bạn có thể truy cập các trang Web bị chặn bới nhà mạng hoặc người quản trị. Do Stealthy sẽ giúp bạn đi qua một Proxy trung gian giống Tor. Trường hợp vẫn không truy cập được, bạn nên tắt rồi bật lại Stealthy. Vì nó sẽ chuyển sang một Proxy khác.
Nhưng trước khi dùng Tor hoặc Stealthy, việc đầu tiên bạn nên làm là thay đổi máy chủ DNS (Thay đổi trên modem, trên Wifi hoặc trên Trình quản lý mạng đều được):
Trong 2 DNS tôi đang dùng, thì địa chỉ 202.151.160.12 là của NetNam VN, còn 8.8.8.8 là của Google:
BÀI VIẾT CŨ:
(Có thêm phần hướng dẫn cách sử dụng trang Web http://proxy-list.org)
Mấy ngày nay không truy cập được vào Blogspot của chính mình (do bị nhà mạng VNPT chặn IP), lang thang tình hiểu trên Web rồi cuối cùng đã biết đến Tor
1- Giới thiệu:
Tor là một công cụ VPN, Proxy, lướt Web ẩn danh - Một phần mềm miễn phí giúp bạn bảo vệ chống lại các hình thức giám sát mạng, đe dọa sự tự do cá nhân và riêng tư.
Tor bảo vệ bạn bằng cách chuyển thông tin liên lạc của bạn xung quanh một mạng lưới mở, hình thành bởi các tình nguyện viên (người sử dụng) trên khắp thế giới: nó ngăn cản người khác giám sát việc truy cập Internet của bạn, và nó cũng giúp bạn truy cập các trang web bị chặn. Tor làm việc với các trình duyệt web, trình nhắn tin tức thời, đăng nhập từ xa, và các ứng dụng khác dựa trên giao thức TCP.
Tor có các phiên bản tương thích với các hệ điều hành Linux, Windows và MacxOS. Trong kho của các bản phân phối linux phổ biến như Ubuntu, Fedora, OpenSUSE... đã có sẵn Tor
Trang Web: https://www.torproject.org
Vidalia - Bảng điều khiển khi chạy Tor Browser - Một dự án con của Tor,
kết hợp Tor vào thẳng Firefox, chạy trực tiếp mà không cần cài đặt
Orbot - Một dự án con khác của Tor cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android như điện thoại, máy tính bảng...
2- Thực tế cài đặt và sử dụng trên Linux Mint
(Tương tự với Debian, Ubuntu, Peppermint, Bodhi, Zorin...)
Chỉ việc mở trình quản lý gói Synaptic, chọn gói "tor" và cài đặt
Sau đó mở trình duyệt web Firefox, vào địa chỉ: https://www.torproject.org/torbutton/index.html.en để cài "Torbutton plugin" (bật tắt Tor trên Firefox)
Khởi động lại Firefox ta sẽ thấy nút bật tắt Tor. Bây giờ, nếu trang Web nào bình thường không truy cập được (như Facebook, Blogspot...), thì chỉ cần bật Tor lên là bạn lại truy cập được ngay, tuy tốc độ có bị chậm đi đôi chút:
Muốn tăng tốc lướt Web, ta có thể thay đổi thông số Proxy mặc định sang thông số khác. Ví dụ, có thể sử dụng Http Proxy của bạn "The undertaker" bên forum Ubuntu-VN: 49.212.2.170 Port 3128 (Japan).
Bằng cách kích chuột vào nút Torbutton trên Firefox, chọn "Tùy chỉnh..." rồi nhập thông số Proxy này vào như ảnh dưới (Dòng thứ 2 không cần nhập nếu bạn không sử dụng giao thức SSL):
Nếu có lúc dùng một Proxy tùy chọn mà không truy cập Web được thì ta lại đổi sang Proxy khác, hoặc quay về thiết lập mặc định.
Địa chỉ tham khảo lựa chọn Proxy: http://proxy-list.org/en/index.php
Khi truy cập trang này, đầu tiên bạn phải nhập mã xác nhận phía gần cuối trang, sau đó chọn nguồn Proxy nào gần nhất ở mục "Country:" rồi nhấn nút "Filter Proxy". Và cuối cùng là chọn một Proxy để sử dụng cho Tor. Lưu ý, phía trước dấu ":" là địa chỉ Proxy, còn sau dấu ":" là Cổng
Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=16829
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét