(Lưu ý: Click vào các bức ảnh để xem lớn hơn)
Từ CrunchBang |
Bức ảnh trên cho thấy CrunchBang với giao diện Openbox chỉ chiếm dụng chưa đến 50Mb RAM (Sau khi cài đặt trên máy ảo VirtualBox với 1Gb RAM), và Menu với những tùy chỉnh tiện dụng từ CrunchBang.
Còn đây là CrunchBang với giao diện Xfce trên máy thật:
Từ CrunchBang |
Giống các Distro Linux phổ biến khác, CrunchBang cũng có chế độ "live" chạy trực tiếp từ đĩa CD hoặc USB. Tuy nhiên, tôi không thành công khi cố gắng tạo USB cho CrunchBang, tuy đã làm theo hướng dẫn trên trang http://crunchbanglinux.org/wiki/statler_usb_installation
Chế độ "live" của CrunchBang có 1 điểm thật đáng khen. Đó là nó hỗ trợ rất nhiều loại card Wifi. Trong đó có cả card Broadcom BCM 4312 trên laptop HP 4515s của tôi. Điều này quả là tiện lợi. Trong số các Distro tôi biết, chỉ có PCLinuxOS là cũng có tính chất này.
Vài hình ảnh cài đặt CrunchBang trên máy ảo:
Từ CrunchBang |
Từ CrunchBang |
Từ CrunchBang |
Từ CrunchBang |
Từ CrunchBang |
Sau khi cài đặt rồi khởi động lại, CrunchBang chào đón ta bằng script: "cb-welcome" với những đề nghị cài đặt và tùy chỉnh thêm cho hệ thống qua 15 bước:
Từ CrunchBang |
- Bước 1 là màn hình Welcome, nếu không muốn chạy script này thì ấn nút "q", còn bất kỳ khi nào muốn khởi động nó thì chỉ cần chạy lệnh "cb-welcome" trong cửa sổ dòng lệnh (Terminal)
- Bước 2 là cập nhật danh sách gói, tức là chạy lệnh "sudo apt-get update"
- Bước 3 là nâng cấp hệ thống, tức là chạy lệnh "sudo apt-get dist-upgrade". Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"
- Bước 4 là cài đặt các gói hỗ trợ In ấn, tức là cài các gói "cups cups-pdf system-config-printer hpijs" và 1 số gói phụ trợ khác. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"
- Bước 5 là cài đặt các gói hỗ trợ Java, tức là cài các gói "sun-java6-jre sun-java6-plugin" và 1 số gói phụ trợ khác. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"
- Bước 6 là cài đặt nhân Linux mới nhất từ kho của CrunchBang (Nhân linux mặc định là từ kho của Debian nên tương đối cũ). Tuy nhiên, trong kho của CrunchBang không có nhân Linux dạng "BigMem" như trong kho của Debian, nên nếu máy tính có nhiều hơn 3Gb RAM mà muốn tận dụng hết thì nên cài CrunchBang 64bit, hoặc nếu dùng CrunchBang 32bit thì chịu khó dùng nhân Linux BigMem cũ từ kho Debian. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"
- Bước 7 là cài đặt bộ công cụ văn phòng OpenOffice.org. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"
- Bước 8 là kích hoạt SSH Client (Có thể tìm hiểu về SSH tại: http://fuse.sourceforge.net/sshfs.html). Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"
- Bước 9 là cài đặt thêm giao diện cho CrunchBang. Nếu hệ thống vừa cài đặt là OpenBox thì giao diện cài thêm là Xfce, và ngược lại. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"
- Từ Bước 10 đến Bước 14 là cài đặt các gói dành cho nhà phát triển. Muốn bỏ qua các bước này thì ấn phím "s"
- Bước 15 là màn hình Finish.
*** VÀI LƯU Ý khi sử dụng CrunchBang:
1- Không nên chạy script "cb-welcome" đầu tiên (ấn phím "q" khi màn hình "cb-welcome" hiện ra lúc mới cài đặt và khởi động vào CrunchBang), mà việc đầu tiên nên làm là lựa chọn Máy chủ - Kho phần mềm tối nhất cho CrunchBang tùy theo từng địa điểm địa lý. Theo tôi, máy chủ tốt nhất cho nền tảng Debian đối với Việt Nam hiện nay là "http://ftp.tku.edu.tw"
Từ CrunchBang |
Sau đó mới chạy lại script "cb-welcome" từ cửa sổ dòng lệnh. Như vậy thì tốc độ các cài đặt sẽ nhanh hơn
2- Không như Ubuntu hoặc Arch Linux, trong kho Debian không có gói "openbox-xdgmenu" nên Menu của Openbox trong CrunchBang không tự động cập nhật mỗi khi cài đặt thêm hay gỡ bỏ bớt phần mềm (Tham khảo: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cau-hinh-openbox-lxpanel-trong-openbox.html). Mà ta phải tự sửa file cầu hình "menu.xml". Nhưng với phần mềm obmenu thì việc đó cũng chẳng khó khăn gì. Và phần mềm này đã được cài sẵn (Settings --> Openbox Config --> GUI Menu Editor):
Từ CrunchBang |
3- Bộ gõ Tiếng Việt "ibus-unikey" đương nhiên là có sẵn trong kho của Debian ("scim-unikey" cũng có sẵn). Sau khi cài nó xong thì cần cấu hình và cho nó tự động khởi động cùng hệ thống. Bạn có thể làm việc này bằng cách chạy lệnh "ibus-setup" trong cửa sổ "Run Dialog" (ấn tổ hợp phím "Alt + F2"), hoặc từ cửa sổ dòng lệnh Terminal. Nhưng nhanh nhất là ấn tổ hợp phím "Alt + F3", gõ vài ký tự đầu cho đến khi lệnh "ibus-setup" hiện ra trên thanh "dynamic menu" (dmenu), dùng phím điều hướng (phím mũi tên) chọn nó rồi ấn Enter:
Từ CrunchBang |
Nhân đây tôi muốn giới thiệu với các bạn về Dynamic Menu vì nó là một công cụ rất tuyệt vời: nhanh, nhẹ mà thật tiện dụng
4- CrunchBang không có gói "jockey-gtk" như Ubuntu để hỗ trợ việc cài các driver nguồn đóng. Nhưng ta tự cài các driver này cũng được, nếu biết cách. Tôi chỉ có kinh nghiệm với 2 phần cứng dưới đây:
- Với card màn hình ATI Raedon HD 3200 thì chỉ cần cài gói "fglrx-control" rồi chạy lệnh "
sudo aticonfig --initial
" trong Terminal là được. Tuy nhiên, sau khi dùng thử driver nguồn đóng đóng này thì tôi thấy rất tệ, nên đã gỡ bỏ nó. Lưu ý là sau khi gỡ bỏ các gói driver ATI-Catalyst còn phải xóa bỏ cả file "/etc/X11/xorg.conf" thì mới xong.- Với card Wifi BCM 4312 của Broadcom thì có thể cài gói "broadcom-sta-common" và gỡ bỏ gói "b43-fwcutter". Nhưng việc này không cần thiết, vì gói "b43-fwcutter" làm việc cũng rất ổn.
(Với card màn hình NVIDIA thì hình như cần cài gói "nvidia-xconfig")
5- Cài máy in Canon LBP2900 hoặc các máy in Canon khác dùng driver CAPT:
Sau khi cài các gói hỗ trợ In ấn thông qua script "cb-wwelcome", tôi đã thử cài máy in Canon LBP2900 bằng script của tác giả Radu như ở đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cai-may-in-canon-lbp-tren-lubuntu-mint.html
Lần đầu tiên tôi đã không thành công với thông báo có 3 lỗi như sau:
- Lỗi 1: "error while loading shared libraries: libcups.so.2: cannot open shared object file: No such file or directory"
Vì Debian không có gói "ubuntu-restricted-extra" nên tôi không biết làm cách nào để xử lý lỗi này
Nhưng vài hôm sau, sau khi cập nhật nâng cấp hệ thống và cài đặt thêm một vài phần mềm, tôi đã chạy lại script nói trên và không còn thấy lỗi trên nữa. Không biết chính xác lý do là gì, có lẽ do một vài gói liên quan đến thư viện "libcups.so.2" đã được cài. Tôi đoán chúng là các gói sau:
Mã:
gstreamer0.10-nice gstreamer0.10-plugins-good gstreamer0.10-x gstreamer0.10-plugins-bad gstreamer0.10-plugins-ugly
- Lỗi 2: "insserv: warning: script 'K01ccpd' missing LSB tags and overrides"
- Lỗi 3: "insserv: warning: script 'ccpd' missing LSB tags and overrides"
Khi mới cài lại lần thứ 2 như đã nói ở trên, tuy lỗi 2 và 3 vẫn xuất hiện nhưng máy in vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, một thời gian sau tự nhiên nó không in được nữa. Tôi đã thử cài lại nhưng không kết quả
Từ CrunchBang |
*** VÀI PHẦN MỀM tôi đã cài thêm:
- Accessories: Tux Commander (tuxcmd tuxcmd-modules)
- Multimedia: Exaile Music Player (exaile), Asunder (Audio CD Ripper), Cheese (sử dụng Webcam), K3b (phần mềm ghi đĩa CD, DVD)
- Network: iceweasel Browser (Firefox), Pidgin (Chát đa phương thức), Skype (Link download: http://www.skype.com/intl/en/get-skype/on-your-computer/linux/post-download/)
(Skype khi mới cài xong thì không chạy được trên giao diện Openbox, nhưng khi sang môi trường Xfce lại chạy được. Sau đó quay về giao diện Openbox thì tự nhiên Skype cũng chạy được luôn)
- Office: OpenOffice.org (cài thông qua script "cb-welcome"), PDFedit, Dropbox (cài thông qua script "cb-dropbox-pipemenu" có sẵn trên Menu của giao diện CrunBang Openbox)
- System: Oracle VM VirtualBox (Tham khảo: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/chay-windows-xp-trong-linux-vai-meo-voi.html), System Information (hardinfo)
Cách thức cài Oracle VM VirtualBox có thể tham khảo thêm ở bài viết "INSTALL VIRTUALBOX 4.0 (STABLE) IN UBUNTU, VIA REPOSITORY": http://www.webupd8.org/2010/12/install-virtualbox-40-stable-in-ubuntu.html
- Game: PlayOnLinux (Game là mục tôi tạo mới trên Menu giao diện Openbox)
- Thêm 2 gói cho Laptop: acpid powernowd
- Vài công cụ bổ trợ: gnome-nettool gpointing-device-settings numlockx
*** Ngoài ra, tôi đã gỡ bỏ "xfce4-power-manager" và thay thế bằng "gnome-power-manager". Vì có như vậy thì tôi mới sử dụng được phím tăng giảm độ sáng màn hình trên Laptop HP 4515s của mình.
Và để "gnome-power-manager" khởi động cùng Openbox phải sửa file "~/.config/openbox/autostart.sh" như sau:
Tìm đoạn văn bản:
## Enable power management
xfce4-power-manager &
Rồi sửa thành:
## Enable power management
gnome-power-manager &
*** Tôi cũng cài thêm "Parcellite", công cụ quản lý clipboard, và cho nó khởi động cùng Openbox bằng cách thêm vào file "~/.config/openbox/autostart.sh" nội dung như sau:
## Launch Parcellite (Clipboard Manager)
(sleep 2s && parcellite) &
(Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=14581)
#!
cam on ban da gioi thieu crunchbang. ninh dang dung thay rat thich. it ton ram
Trả lờiXóabác ơi.
Trả lờiXóaem dùng bản #! 64 bit.
trong phần cb-welcome em đã nâng cấp kernel.
em dùng card nvidia 7300 gs , khi chưa cài driver thì độ phân giải 1280x... .
sau khi cài nvidia-glx :( nó cũng không cải thiện mấy , em cài thêm gói nvidia-settings , khi chạy nó đò quyền root , em vào terminal gõ "sudo nvidia-settings" vẫn không được :( .
em cài gói nvidia-xconfig như bác nói , X) em cũng gõ "sudo nvidia-xconfig" => hậu quả là lần khởi động kế tiếp nó không nhận ra xorg drivers để chạy , dính ở màn hình dòng lệnh không à x_x
Mình chưa có kinh nghiệm sử dụng cạc màn hình NVIDIA nên cũng chịu
Trả lờiXóa