Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Cóp nhặt: Lịch sử Linux & PMNM; 4 nhóm Distro; Hội chứng tẩy não mang tên Microsoft

Lịch sử HĐH Linux và Phần mềm tự do nguồn mở:

(Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong-nghe/2011/01/1223414/mot-so-linux-distro-pho-bien/)

- 1983: Richard Stallman, giáo sư của MIT thành lập dự án GNU phát triển PMTD (Free Software).

- 1985: Richard Stallman thành lập Tổ chức PMTD (Free Software Foundation) bảo trợ cho dự án GNU.

- 1991: Linus Torvalds viết phiên bản đầu tiên của nhân HĐH Linux và xuất bản theo giấy phép PMTD của Stallman là GPL (General Public License). Do đó, Linux trở thành một HĐH tự do. Nhờ những đặc tính của một PMTD, Linux nhanh chóng được hàng ngàn lập trình viên trên toàn thế giới tham gia phát triển. Và từ đó, Linux xuất hiện nhiều distro khác nhau.

- 1998: Tổ chức "Sáng kiến nguồn mở" (Open Source Initiative) được thành lập bởi Eric Raymond, một hacker kỳ cựu với mục đích quảng bá cho thuật ngữ Phần mềm nguồn mở (Open Source Software). Open Source Software được tạo ra vì thuật ngữ Free Software trong tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn giữa 2 khái niệm "Miễn phí" và "Tự do". Phần mềm miễn phí trong tiếng Anh là Freeware khác hoàn toànới PMTD.

(*) Cuối cùng, cả 2 thuật ngữ Phần mềm tự do và Phần mềm nguồn mở đều có những điểm tương đồng rất lớn. Bên cạnh đó, cả 2 thuật ngữ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do vậy, cộng đồng quyết định sử dụng chung thành một thuật ngữ chính thức là FOSS (Free and Open Soure Software - Phần mềm tự do nguồn mở) như là một tên gọi thống nhất.

(*) Về tranh luận GNU/Linux hay Linux: Ban đầu, Linux chỉ là một nhân HĐH, muốn để trở thành một HĐH hoàn chỉnh (theo định nghĩa trong giới lập trình viên) thì nó cần được gộp chung với các công cụ do dự án GNU phát triển. Vì vậy trong cộng đồng FOSS có 2 luồng quan điểm trái chiều bao gồm:

- Vì bản thân nhân Linux một mình KHÔNG đủ để tạo thành một HĐH nên cần sử dụng tên gọi là GNU/Linux.

- Nhân HĐH là thành phần quan trọng nhất cấu trúc tạo nên một HĐH. Do vậy, chỉ cần gọi tắt là HĐH Linux là đủ.

- 2007: Tổ chức Linux Foundation được thành lập với mục đích hỗ trợ việc phát triển nhân Linux. Linux Foundation có nguồn tài chính hỗ trợ khá mạnh từ các tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới nhằm đảm bảo những người phát triển nhân Linux quan trọng có thể làm việc độc lập, không bị "mua chuộc" bởi bất kì công ty nào. Và hiện tại, cộng đồng FOSS và Linux được dẫn dắt bởi 3 tổ chức phi lợi nhuận quốc tế là Free Software Foundation, Open Source Initiative và Linux Foundation.



4 Nhóm Distro Linux - Sự khác nhau giữa các distro chủ yếu dựa vào 2 yếu tố:

(Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong-nghe/2011/01/1223414/mot-so-linux-distro-pho-bien/)

- Thị trường mà distro muốn nhắm đến, ví dụ dành cho máy chủ, doanh nghiệp, siêu máy tính, người dùng đầu cuối…

- Tùy thuộc vào triết lí phần mềm của từng distro mà những người phát triển quyết định gắn bó lâu dài với distro đó hay không.

Các distro phổ biến và phát triển bền vững hiện nay có thể được chia thành 4 nhóm:

(1) Arch (archlinux.org), Gentoo (gentoo.org), Slackware (slackware.com): Các distro nhắm vào người dùng am hiểu về hệ thống Linux. Hầu hết phương thức xây dựng và cấu hình hệ thống đều phải thực hiện qua môi trường dòng lệnh.

(2) Debian (debian.org), Fedora (fedoraproject.org): Các distro cũng nhắm vào những người dùng am hiểu hệ thống, tuy nhiên cung cấp nhiều công cụ hơn cho những người chưa thật sự hiểu rõ hoàn toàn về Linux. Nhóm này tương đối thân thiện với người dùng mới bắt đầu hơn nhóm (1). Tuy nhiên, các distro nhóm này lại có một quy trình phát triển và kiểm tra chất lượng các gói phần mềm cực kì khắt khe so với các distro còn lại. Để trở thành một lập trình viên chính thức của Debian hay Fedora cần phải có thời gian đóng góp khá dài, và phải được chứng nhận bởi các lập trình viên khác. Do vậy, môi trường để lập trình và nghiên cứu ở 2 distro này khá tốt.

(3) Centos (centos.org), RHEL (redhat.com/rhel), SUSE EL (novell.com/linux): Các distro này chủ yếu nhắm vào thị trường doanh nghiệp, cơ quan, thị trường máy chủ… Các dòng distro này có nhiều đặc tính phù hợp cho mảng thị trường đòi hỏi sự ổn định cao như: thời gian ra phiên bản mới thường khá lâu (3 - 5 năm tùy distro); dịch vụ hỗ trợ thương mại cho các công ty, tổ chức sử dụng sản phẩm; ít sử dụng các công nghệ mới nhất (thường kém ổn định) mà tập trung phát triển trên các công nghệ lâu đời và đáng tin cậy hơn.

(4) Ubuntu (ubuntu.com), Open SUSE (opensuse.org): Nhóm các distro nhắm đến người dùng đầu cuối và người mới bắt đầu sử dụng Linux. Đặc tính của các distro này là thời gian phát hành ngắn, ứng dụng liên tục các công nghệ mới với nhiều công cụ đồ họa để cấu hình hệ thống, thiết kế với mục đích dễ dùng, dễ làm quen, không cần đọc tài liệu đối với người mới.

Xét về triết lí phần mềm (software philosophy), nó chỉ đơn giản là bộ các quy tắc, định hướng, mục tiêu mà những người phát triển một phần mềm đặt ra hay đi theo triết lí do người khác đặt ra để phát triển sản phẩm của mình nhưng phải tuân thủ theo các triết lí đó.

Ví dụ triết lí của Microsoft Windows là dễ sử dụng, ít cấu hình thì triết lí của Mac OS X lại là bóng bẩy, thanh lịch... Các distro Linux cũng có những triết lí riêng, ví dụ:

- Nhóm (1) là cấu trúc gọn nhẹ, uyển chuyển để có thể xây dựng một hệ thống hoàn toàn tuân theo ý của mình.

- Nhóm (2) lại nhắm đến việc chuẩn hóa, chuyên môn hóa quá trình phát triển phần mềm nhằm tạo ra một hệ thống hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp và hạn chế lổ hỗng bảo mật.

- Nhóm (3) phát triển theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ hỗ trợ dài hạn, cung cấp sản phẩm có vòng đời kéo dài (lên tới 7 năm).

- Nhóm (4) cung cấp những công nghệ mới nhất, những hiệu ứng đồ họa bắt mắt ngay sau khi cài đặt, không cần phải cấu hình nhiều…



Hội chứng tẩy não mang tên Microsoft:

(Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=241744)

Một bài viết rất hay của Noyes Katherine đăng trên tạp chí PCWorld với những nhận định sâu sắc xoay xung quanh hệ điều hành của Microsoft

Có thể bạn không tin, nhưng có rất nhiều lí do để người dùng Windows chuyển sang Linux như một giải pháp thực sự hợp lý. Tuy nhiên, điều này lại gặp phải trở ngại rất lớn bởi vấn đề mang tên “Hội chứng tẩy não của Microsoft”.

Thật vậy, hầu hết trong chúng ta “lớn lên” với các sản phẩm của Microsoft ở xung quanh nên sẽ thật khó để hình dung ra một phương cách làm việc nào khác. Trên thực tế, đó gọi là "Hội chứng tẩy não của Microsoft" (Microsoft Trained Brain Syndrome) - thuật ngữ được giới thiệu lần đầu tiên bởi một công ty có tên là ERA Computer & Consulting (ERACC). Và mới đây, điều này đã được nhắc lại một lần nữa trong câu chuyện thành công của Linux trên tờ báo First Arkansas News:

“Những người đã sống, làm việc và chơi game trên các mô hình của Microsoft luôn cảm thấy lạc lõng và bối rối khi họ tiếp cận một mô hình khác. Họ sẽ nhiễm cái tư tưởng sai lầm của Microsoft là một chiếc máy tính thì phải làm được những gì, do đó cảm thấy khó khăn khi sử dụng các hệ thống đơn giản như Unix hay Linux. Bởi vậy, họ luôn cố gắng biến các hệ điều hành này tuân theo mô hình Microsoft mà họ quen thuộc, chính điều này đã khiến các vấn đề nảy sinh.” - Trích bài viết của ERACC.


50 triệu virus

Đúng thế, vấn đề nảy sinh từ chính việc sử dụng Windows, là sự thiếu độ tin cậy, bảo mật kém, giá thành cao và cả các phần mềm độc hại tràn lan. Chỉ mới hôm qua, phòng bảo mật IT AV-Test đã chuyển vào kho lưu trữ của họ tới 50 triệu mã độc mới, điều này thực sự là quá mức tưởng tượng.

Ngược lại, Linux cung cấp rất nhiều lợi thế cho người dùng cá nhân và cả doanh nghiệp. Theo đó, nền tảng an toàn hơn, miễn phí và đáng tin cậy, đồng thời Linux càng ngày càng được nhiều công ty, tổ chức lựa chọn. Song, chính bởi vì quá khác so với Windows mà hệ điều hành này có thể trở nên đáng ngại với những người dùng mới. Đó lại là bởi "Hội chứng tẩy não của Microsoft".


Giải quyết vấn đề

Hầu hết chúng ta không thể nhớ những gì trước khi sử dụng Windows. Và kể từ khi sử dụng hệ điều hành của Microsoft, chúng ta càng không nhớ thêm bất cứ điều gì khác. Điều này có nghĩa là chúng ta đã quá mù quáng với những gì mình biết. Hãy chấm dứt điều này!

Bạn hãy mạnh dạn sử dụng Linux một lần, và sau đó sẽ có ngày bạn tự hỏi chính bản thân rằng: "Tại sao ngày xưa mình lại trung thành với Windows?”. Thêm nữa, nếu có ai đó bạn biết đang chịu ảnh hưởng của hội chứng trên, hãy đưa họ dùng thử Linux một lần và giúp họ chấm dứt “chuỗi ngày đau khổ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét