Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Linux Mint 12 - Xứng đáng để chờ đợi!

Ai đang dùng Ubuntu 11.04, Ubuntu 11.10 hoặc Fedore 15, v.v... chắc đều biết đến giao diện GNOME 3 (Giao diện trên Ubuntu 11.10 là UNITY, nói chung là không khác GNOME 3 nhiều). Đó là một giao diện đẹp, bóng bẩy, thanh lịch và có chức năng tìm kiếm hiện đại. Tuy nhiên, hiện tại GNOME 3 có một vài vấn đề:

- Khác lạ với thói quen sử dụng máy tính truyền thống
- Đó là một dạng "Ứng dụng trung tâm" (Bạn chuyển đổi giữa các ứng dụng, chứ không phải các cửa sổ ứng dụng)
- Trình bày đa tác vụ chưa tốt (Bạn không thể nhìn thấy các cửa sổ mở, các biểu tượng trên khay hệ thống, v.v...)

Do đó, sau khi đọc thông tin Tiền phát hành chính thức của Linux Mint 12, tôi thấy rất hấp dẫn nên xin tóm tắt lại một số ý chính để các bạn cùng tham khảo:

(Tham khảo: Linux Mint 12 Preview)

1- Giao diện lai giữa GNOME 2 và GNOME 3

Tuy đánh giá cao một số tính năng của GNOME 3, nhưng do nhiều người dùng còn thấy xa lạ và chưa muốn dùng giao diện GNOME 3, nên đội Linux Mint đã quyết định phát triển giao diện MGSE (Mint Gnome Shell Extensions) dựa trên GNOME 3

Nếu muốn trải nghiệm giao diện GNOME 3 tinh khiết, người dùng chỉ cần vô hiện hóa tất cả các thành phần trong MGSE, hoặc có thể tùy chỉnh các thành phần của nó theo ý thích

Các tính năng chính trong MGSE:

- Thanh trạng thái của GNOME 3 nằm trên cùng
- Thanh pa-nen kiểu GNOME 2 nằm dưới cùng
- Menu ứng dụng kiểu truyền thống
- Có "Thanh nhiệm vụ" (Window list)
- Dùng một "task-centric" để truyển đổi giữa các ứng dụng
- Có các biểu tượng trên khay hệ thống (System tray)

Tóm lại, MGSE vẫn có các thành phần tương tự như trên GNOME 2, nhưng bản chất là GNOME 3


2- Có Chế độ "Fallback Mode" cho các máy tính cấu hình đồ họa yếu (Do GNOME 3 đòi hỏi hệ thống phải có khả năng tăng tốc đồ họa)

3- Tích hợp MATE trên DVD cài đặt

MATE là một ngã 3 của GNOME 2.32, nhưng điều đáng giá là MATE không xung đột với GNOME 3, cho nên nó có thể chạy chung với GNOME 3 trên một hệ thống

4- Tích hợp một hoặc nhiều "công cụ tìm kiếm thương mại" như: Ask.com, Google, Amazon, eBay, và Wikipedia phi thương mại.


Xem bài viết này và bình luận trên Diễn đàn Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=99&t=17732

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét