Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Các bản Phân phối Linux tốt nhất đối với tôi (Top 5 ngày 28/8/2011)

6 yếu tố để tôi chọn một hệ điều hành Linux cho nhu cầu của mình:

1- Bộ gõ Tiếng Việt hoạt động tốt (tôi thích dùng bộ gõ iBus-Unikey hơn SCIM-Unikey)

2- Cài dược Driver (mã nguồn đóng) cho các phần cứng của tôi như Card màn hình ATI Radeon HD 3200, Card Wifi Broadcom BCM 4312 và máy in Canon LBP2900

3- Kho phần mềm phong phú. Có thể cài được những phần mềm tôi cần như: FlashPlayer, Oracle VirtualBox VM, PlayOnLinux, Dropbox, Skype...

4- Tương đối ổn định, các phần mềm mới được cập nhật nhanh chóng

5- Ưu tiên những phiên bản nhẹ (tôi thích giao diện LXDE hoặc OpenBox)

6- Phiên bản 64-bit được hỗ trợ đầy đủ, hoặc phiên bản 32-bit hoạt động tốt với tùy chọn nhân linux PAE


Sau nhiều thử nghiệm, với 6 tiêu chí như trên. Tôi thấy các bản Phân phối Linux thuộc họ Ubuntu hoặc họ Archlinux là có khả năng đáp ứng cao nhất. Đứng đầu là các bản Phân phối sau:


*** DANH SÁCH Top 5 Distro, ngày 28/8/2011


1- Linux Mint 11 LXDE (dựa trên Debian, Ubuntu, giao diện LXDE)

- Ưu điểm: Ổn định, khá nhanh và nhẹ; danh mục các phần mềm và các công cụ cài đặt sẵn khá hợp lý; thân thiện với người dùng; bộ gõ Tiếng Việt iBus-Unikey hoạt động tốt với tất cả các bảng mã.

- Nhược điểm: Có 1 phần mềm (tôi tự cài) không tương thích là Multisystem; giao diện mặc định quá sáng.

- Bài viết về Linux Mint 11 LXDE: Vài hình ảnh Mint 11 LXDE - Phiên bản nhẹ của bản phân phối nổi tiếng Linux Mint


2- ArchBang 2011.2 (dựa trên Archlinux, giao diện OpenBox)

- Ưu điểm: Nhanh và rất nhẹ; khả năng tùy biến cao; bộ gõ Tiếng Việt iBus-Unikey hoạt động tốt với tất cả các bảng mã.

- Nhược điểm: Hệ thống có thể gặp trục trặc, đổ vỡ khi nâng cấp hệ thống, nếu bạn không phải là người cẩn thận và nắm vững căn bản về Archlinux.


3- Bodhi Linux 1.1.0 (dựa trên Debian, Ubuntu, giao diện E17)

- Ưu điểm: Bộ cài nhỏ, nhanh và rất nhẹ; giao diện E17 là loại module nên tính tùy biến cao; bộ gõ Tiếng Việt iBus-Unikey hoạt động tốt với tất cả các bảng mã.

- Nhược điểm: Giao diện E17 mặc định không đẹp; cách sử dụng khá lạ lẫm với đa số người dùng; chưa được Việt hóa hoàn toàn.

- Bài viết về Bodhi Linux 1.1.0: Hoàn thiện hệ điều hành Bodhi Linux 1.1.0


4- Zorin OS 5 "Lite" (dựa trên Debian, Ubuntu, giao diện LXDE)

- Ưu điểm: Khá ổn định, nhanh và nhẹ; thân thiện với người dùng; có vài công cụ bổ xung thuận tiện cho người dùng mới từ Windows chuyển sang Linux; giao diện mặc định khá đẹp; bộ gõ Tiếng Việt iBus-Unikey hoạt động tốt với tất cả các bảng mã.

- Nhược điểm: Cách bố trí bảng Menu chưa hoàn toàn hợp lý.

- Bài viết về Zorin OS 5 LXDE: Vài hình ảnh Hệ điều hành Zorin OS 5 "Lite" - Nhẹ, đẹp, ổn định


5- Peppermint OS 2 (dựa trên Lubuntu, Linux Mint, giao diện LXDE)

- Ưu điểm: Nhẹ và rất nhanh (Khởi động nhanh nhất trong 5 Distro ở đây); tích hợp tốt với các ứng dụng nền Web (Chrome Browser); tương đối thân thiện với người dùng; giao diện mặc định đẹp; bộ gõ Tiếng Việt iBus-Unikey hoạt động tốt với tất cả các bảng mã.

- Nhược điểm: Có 2 phần mềm (tôi tự cài) không tương thích là Pitivi và Multisystem.

Trên Peppermint2 thỉnh thoảng tôi gặp lỗi LXPanel bị đơ, khi mở cùng lúc nhiều văn bản với LibreOffice. Lúc đó phải bật LXTerminal lên (Ấn tổ hợp phím Crtl+Alt+T), rồi chạy lần lượt 2 lệnh:

killall lxpanel
lxpanel


- Bài viết về Peppermint OS 2: Ghi chép về Peppermint OS Two - Hệ điều hành Linux Gọn Nhẹ, Tốc Độ và Thú Vị


*** Ngoài lề: Không thể không kể đến Ubuntu và Archlinux. Vì đó là 2 Distro gốc sinh ra các Distro nói trên.

Tuy nhiên, tôi không thích phiên bản chính của Ubuntu, vì không thấy hợp với nó. Tôi chỉ muốn tự xây dựng hệ thống Ubuntu riêng với giao diện OpenBox (Xây dựng từ bản cài đặt Ubuntu Alternate).

Để đơn giản điều này, tôi đang tìm kiếm các distro gần như dùng được luôn như Linux Mint LXDE, Bodhi Linux, Peppermint OS, Zorin OS Lite, Madbox Linux, wattOS hoặc Lubuntu.

Đối với Archlinux thì đương nhiên là phải cài đặt và cấu hình từ đầu. Trong khi đó, nếu thông qua ArchBang để xây dựng hệ thống thì thuận tiện và nhanh hơn nhiều, căn bản thì ArchBang khá phù hợp với nhu cầu của tôi.


*** BỔ SUNG ngày 06/08/2011 về Bộ gõ Tiếng Việt iBus-Unikey:

Để bộ gõ iBus-Unikey sử dụng được với các bảng mã ngoài bảng mã Unicode (mặc định) như "TCVN3" hay "VNI Win", trên các Distro họ Ubuntu từ phiên bản Ubuntu 10.10 trở lên (như Peppermint hoặc Zorin OS chẳng hạn), thì phải làm như sau:

Nhấn chuột phải vào biểu tượng iBus, chọn "Tùy thích". Trong bảng Tùy chọn IBUS vừa hiện ra, ở bên phải dòng chữ "Hiển thị thanh ngôn ngữ" ta chọn vào mục "Khi hoạt động" như hình dưới là được.

Từ Tieng Viet


Gõ Tiếng Việt trên hệ điều hành Zorin-5-Lite với bảng mã TCVN3 bằng bộ gõ iBus-Unikey:

Từ Tieng Viet


(Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=14322)

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Một số CẤU HÌNH bổ sung cho CrunchBang 10

A. *** Cài phần mềm từ kho PPA của Ubuntu:

CrunchBang bây giờ không còn xây dựng dựa trên Ubuntu nữa, nên đa số các phần mềm từ kho của Ubuntu không cài được cho CrunchBang. Tuy nhiên vẫn có 1 số phần mềm của Ubuntu cài được cho CrunchBang. Khả năng cao nhất là các phần mềm không cần thêm các gói phụ thuộc.

Có 2 kho PPA của Ubuntu mà tôi đã dùng được. 1 là PlayOnLinux và 2 là Ubuntu-VN. Tuy nhiên, IBus-Unikey trong kho Ubuntu-VN thì không cài được cho CrunchBang (Scim-Unikey có lẽ cũng không cài được).


1- Thêm kho "PlayOnLinux" từ PPA bằng cách chạy 2 lệnh:

sudo wget http://deb.playonlinux.com/playonlinux_maverick.list -O /etc/apt/sources.list.d/playonlinux.list

sudo apt-key adv --recv-keys --keyserver keyserver.ubuntu.com E0F72778C4676186


Lệnh đầu tiên có thể thay bằng lệnh dưới đây cũng được:

sudo wget http://deb.playonlinux.com/playonlinux_lucid.list -O /etc/apt/sources.list.d/playonlinux.list


Sau đó tiến hành cài đặt bình thường. Có thể cài bằng lệnh sau:

sudo apt-get update
sudo apt-get install playonlinux


Tham khảo: http://www.ubuntuupdates.org/ppas/50


2- Thêm kho "Ubuntu-VN" từ PPA theo 2 bước:

Bước 1 là thêm dòng dưới đây vào file "/etc/apt/sources.list":

deb http://ppa.launchpad.net/ubuntu-vn/ppa/ubuntu TÊN_PHIÊN_BẢN_UBUNTU main

(Lưu ý: thay "TÊN_PHIÊN_BẢN_UBUNTU" bằng "maverick" hoặc "lucid" cũng được)

Bước 2 là thêm khóa của PPA này bằng cách chạy lệnh:

sudo apt-key adv --keyserver keyserver.ubuntu.com --recv-keys 81E7FE09

Tham khảo: https://launchpad.net/~ubuntu-vn/+archive/ppa



B. *** Một số Cấu hình khác:

Đây là 1 số cấu hình của CrunchBang mà tôi đã thực hiện


1- Chỉnh sửa "tint2" (thanh Panen) bằng cách vào "Menu" rồi vào mục: Settings --> tint2 Panel Config --> Edit config file

- Thay đổi kích thước tint2 --> Tìm dòng 63 có nội dung:
panel_size = 98% 28
(Tôi không nhớ ban đầu có đúng là "98% 28" hay không).

Rồi sửa thành:
panel_size = 100% 27


- Cho tint2 tự động ẩn --> Tìm dòng 72 có nội dung:
autohide = 0

Rồi sửa thành:
autohide = 1


2- Thêm PHÍM TẮT bằng cách vào "Menu" rồi vào mục: Settings --> Openbox Config --> Edit rc.xml

Tạo phím tắt "Windows + c" cho phần mềm Máy tính cá nhân SpeedCrunch (tôi cài thêm):

Trong phần [!-- Keybindings for running applications --] (bắt đầu từ dòng 252), tôi thêm vào dưới dòng 319 nội dung như sau:

(Lưu ý, trong Blog này không viết được 2 ký tự "bé hơn" và "lớn hơn". Do đó tôi thay chúng bằng tương ứng bằng 2 ký tự "[" và "]")

[keybind key="W-c"]
[action name="Execute"]
[startupnotify][enabled]true[/enabled][name]Calculator[/name][/startupnotify]
[command]speedcrunch[/command]
[/action]
[/keybind]



3- Chỉnh sửa "Conky" bằng cách vào "Menu" rồi vào mục: Settings --> Conky Config --> Edit conkyrc

Thêm dòng ghi chú cho phím tắt bên trên mới tạo ở phần trên --> Ở dưới mục "SHORTCUT KEYS" tôi thêm 1 dòng:

Super+c$alignr Calculator


4- Thêm ảnh vào "Nitrogen", chương trình quản lý Wallpaper:

Trong thư mục "~/images/wallpapers", mở Cửa sổ dòng lệnh Terminal rồi chạy lệnh:

ln -s /đường_dẫn/thư_mục_chứa_ảnh

(Tức là tạo liên kết từ trong thư mục "wallpapers" tới thư mục chứa ảnh nền của ta)



C. *** Thêm tài khoản "Dropbox" trong CrunchBang theo 2 bước:

Bước 1 là thêm thư mục ".dropbox-2" trong thư mục HOME


Bước 2 là khai báo vào file "~/.bashrc" lệnh tắt như sau:

alias dbox2='HOME=$HOME/.dropbox-2 cb-dropbox-pipemenu --start-dropbox'


Bây giờ, để chạy tài khoản Dropbox thứ 2 này, trong Cửa sổ dòng lệnh Terminal, ta chỉ cần chạy lệnh:

dbox2

(Lưu ý: lần đầu tiên chạy lệnh này sẽ mất thời gian khoảng 15 phút hoặc lâu hơn)



*** Nhân tiện cũng đề cập luôn cách Thêm tài khoản Dropbox cho đa số các Distro Linux khác:

Bước 1 cũng là thêm thư mục ".dropbox-2" trong HOME


Bước 2 là tạo lệnh tắt cho chuỗi lệnh sau:

HOME=$HOME/.dropbox-2 /usr/bin/dropbox start -i


Nếu dùng lệnh tắt là "dbox2" thì dòng khai báo trong file "~/.bashrc" sẽ như sau:

alias dbox2='HOME=$HOME/.dropbox-2 /usr/bin/dropbox start -i'



(Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: hhttp://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=14581&p=128950#p128950)

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Ghi chép về CrunchBang 10 R20110105

Nếu bạn đã thân thuộc với Linux, ưa thích nền tảng Debian, muốn một hệ điều hành gọn nhẹ, tốc độ và tinh tế, thì nhiều khả năng CrunchBang sẽ là Distro làm hài lòng bạn.

(Lưu ý: Click vào các bức ảnh để xem lớn hơn)

Từ CrunchBang

Bức ảnh trên cho thấy CrunchBang với giao diện Openbox chỉ chiếm dụng chưa đến 50Mb RAM (Sau khi cài đặt trên máy ảo VirtualBox với 1Gb RAM), và Menu với những tùy chỉnh tiện dụng từ CrunchBang.


Còn đây là CrunchBang với giao diện Xfce trên máy thật:

Từ CrunchBang


Giống các Distro Linux phổ biến khác, CrunchBang cũng có chế độ "live" chạy trực tiếp từ đĩa CD hoặc USB. Tuy nhiên, tôi không thành công khi cố gắng tạo USB cho CrunchBang, tuy đã làm theo hướng dẫn trên trang http://crunchbanglinux.org/wiki/statler_usb_installation


Chế độ "live" của CrunchBang có 1 điểm thật đáng khen. Đó là nó hỗ trợ rất nhiều loại card Wifi. Trong đó có cả card Broadcom BCM 4312 trên laptop HP 4515s của tôi. Điều này quả là tiện lợi. Trong số các Distro tôi biết, chỉ có PCLinuxOS là cũng có tính chất này.


Vài hình ảnh cài đặt CrunchBang trên máy ảo:

Từ CrunchBang

Từ CrunchBang

Từ CrunchBang

Từ CrunchBang

Từ CrunchBang


Sau khi cài đặt rồi khởi động lại, CrunchBang chào đón ta bằng script: "cb-welcome" với những đề nghị cài đặt và tùy chỉnh thêm cho hệ thống qua 15 bước:


Từ CrunchBang

- Bước 1 là màn hình Welcome, nếu không muốn chạy script này thì ấn nút "q", còn bất kỳ khi nào muốn khởi động nó thì chỉ cần chạy lệnh "cb-welcome" trong cửa sổ dòng lệnh (Terminal)

- Bước 2 là cập nhật danh sách gói, tức là chạy lệnh "sudo apt-get update"

- Bước 3 là nâng cấp hệ thống, tức là chạy lệnh "sudo apt-get dist-upgrade". Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"

- Bước 4 là cài đặt các gói hỗ trợ In ấn, tức là cài các gói "cups cups-pdf system-config-printer hpijs" và 1 số gói phụ trợ khác. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"

- Bước 5 là cài đặt các gói hỗ trợ Java, tức là cài các gói "sun-java6-jre sun-java6-plugin" và 1 số gói phụ trợ khác. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"

- Bước 6 là cài đặt nhân Linux mới nhất từ kho của CrunchBang (Nhân linux mặc định là từ kho của Debian nên tương đối cũ). Tuy nhiên, trong kho của CrunchBang không có nhân Linux dạng "BigMem" như trong kho của Debian, nên nếu máy tính có nhiều hơn 3Gb RAM mà muốn tận dụng hết thì nên cài CrunchBang 64bit, hoặc nếu dùng CrunchBang 32bit thì chịu khó dùng nhân Linux BigMem cũ từ kho Debian. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"

- Bước 7 là cài đặt bộ công cụ văn phòng OpenOffice.org. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"

- Bước 8 là kích hoạt SSH Client (Có thể tìm hiểu về SSH tại: http://fuse.sourceforge.net/sshfs.html). Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"

- Bước 9 là cài đặt thêm giao diện cho CrunchBang. Nếu hệ thống vừa cài đặt là OpenBox thì giao diện cài thêm là Xfce, và ngược lại. Muốn bỏ qua bước này thì ấn phím "s"

- Từ Bước 10 đến Bước 14 là cài đặt các gói dành cho nhà phát triển. Muốn bỏ qua các bước này thì ấn phím "s"

- Bước 15 là màn hình Finish.



*** VÀI LƯU Ý khi sử dụng CrunchBang:


1- Không nên chạy script "cb-welcome" đầu tiên (ấn phím "q" khi màn hình "cb-welcome" hiện ra lúc mới cài đặt và khởi động vào CrunchBang), mà việc đầu tiên nên làm là lựa chọn Máy chủ - Kho phần mềm tối nhất cho CrunchBang tùy theo từng địa điểm địa lý. Theo tôi, máy chủ tốt nhất cho nền tảng Debian đối với Việt Nam hiện nay là "http://ftp.tku.edu.tw"

Từ CrunchBang

Sau đó mới chạy lại script "cb-welcome" từ cửa sổ dòng lệnh. Như vậy thì tốc độ các cài đặt sẽ nhanh hơn


2- Không như Ubuntu hoặc Arch Linux, trong kho Debian không có gói "openbox-xdgmenu" nên Menu của Openbox trong CrunchBang không tự động cập nhật mỗi khi cài đặt thêm hay gỡ bỏ bớt phần mềm (Tham khảo: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cau-hinh-openbox-lxpanel-trong-openbox.html). Mà ta phải tự sửa file cầu hình "menu.xml". Nhưng với phần mềm obmenu thì việc đó cũng chẳng khó khăn gì. Và phần mềm này đã được cài sẵn (Settings --> Openbox Config --> GUI Menu Editor):

Từ CrunchBang

3- Bộ gõ Tiếng Việt "ibus-unikey" đương nhiên là có sẵn trong kho của Debian ("scim-unikey" cũng có sẵn). Sau khi cài nó xong thì cần cấu hình và cho nó tự động khởi động cùng hệ thống. Bạn có thể làm việc này bằng cách chạy lệnh "ibus-setup" trong cửa sổ "Run Dialog" (ấn tổ hợp phím "Alt + F2"), hoặc từ cửa sổ dòng lệnh Terminal. Nhưng nhanh nhất là ấn tổ hợp phím "Alt + F3", gõ vài ký tự đầu cho đến khi lệnh "ibus-setup" hiện ra trên thanh "dynamic menu" (dmenu), dùng phím điều hướng (phím mũi tên) chọn nó rồi ấn Enter:

Từ CrunchBang

Nhân đây tôi muốn giới thiệu với các bạn về Dynamic Menu vì nó là một công cụ rất tuyệt vời: nhanh, nhẹ mà thật tiện dụng


4- CrunchBang không có gói "jockey-gtk" như Ubuntu để hỗ trợ việc cài các driver nguồn đóng. Nhưng ta tự cài các driver này cũng được, nếu biết cách. Tôi chỉ có kinh nghiệm với 2 phần cứng dưới đây:

- Với card màn hình ATI Raedon HD 3200 thì chỉ cần cài gói "fglrx-control" rồi chạy lệnh "sudo aticonfig --initial" trong Terminal là được. Tuy nhiên, sau khi dùng thử driver nguồn đóng đóng này thì tôi thấy rất tệ, nên đã gỡ bỏ nó. Lưu ý là sau khi gỡ bỏ các gói driver ATI-Catalyst còn phải xóa bỏ cả file "/etc/X11/xorg.conf" thì mới xong.

- Với card Wifi BCM 4312 của Broadcom thì có thể cài gói "broadcom-sta-common" và gỡ bỏ gói "b43-fwcutter". Nhưng việc này không cần thiết, vì gói "b43-fwcutter" làm việc cũng rất ổn.

(Với card màn hình NVIDIA thì hình như cần cài gói "nvidia-xconfig")


5- Cài máy in Canon LBP2900 hoặc các máy in Canon khác dùng driver CAPT:

Sau khi cài các gói hỗ trợ In ấn thông qua script "cb-wwelcome", tôi đã thử cài máy in Canon LBP2900 bằng script của tác giả Radu như ở đây: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cai-may-in-canon-lbp-tren-lubuntu-mint.html

Lần đầu tiên tôi đã không thành công với thông báo có 3 lỗi như sau:

- Lỗi 1: "error while loading shared libraries: libcups.so.2: cannot open shared object file: No such file or directory"

Vì Debian không có gói "ubuntu-restricted-extra" nên tôi không biết làm cách nào để xử lý lỗi này

Nhưng vài hôm sau, sau khi cập nhật nâng cấp hệ thống và cài đặt thêm một vài phần mềm, tôi đã chạy lại script nói trên và không còn thấy lỗi trên nữa. Không biết chính xác lý do là gì, có lẽ do một vài gói liên quan đến thư viện "libcups.so.2" đã được cài. Tôi đoán chúng là các gói sau:
Mã:
gstreamer0.10-nice gstreamer0.10-plugins-good gstreamer0.10-x gstreamer0.10-plugins-bad gstreamer0.10-plugins-ugly

- Lỗi 2: "insserv: warning: script 'K01ccpd' missing LSB tags and overrides"
- Lỗi 3: "insserv: warning: script 'ccpd' missing LSB tags and overrides"

Khi mới cài lại lần thứ 2 như đã nói ở trên, tuy lỗi 2 và 3 vẫn xuất hiện nhưng máy in vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, một thời gian sau tự nhiên nó không in được nữa. Tôi đã thử cài lại nhưng không kết quả

Từ CrunchBang



*** VÀI PHẦN MỀM tôi đã cài thêm:

- Accessories: Tux Commander (tuxcmd tuxcmd-modules)

- Multimedia: Exaile Music Player (exaile), Asunder (Audio CD Ripper), Cheese (sử dụng Webcam), K3b (phần mềm ghi đĩa CD, DVD)

- Network: iceweasel Browser (Firefox), Pidgin (Chát đa phương thức), Skype (Link download: http://www.skype.com/intl/en/get-skype/on-your-computer/linux/post-download/)

(Skype khi mới cài xong thì không chạy được trên giao diện Openbox, nhưng khi sang môi trường Xfce lại chạy được. Sau đó quay về giao diện Openbox thì tự nhiên Skype cũng chạy được luôn)

- Office: OpenOffice.org (cài thông qua script "cb-welcome"), PDFedit, Dropbox (cài thông qua script "cb-dropbox-pipemenu" có sẵn trên Menu của giao diện CrunBang Openbox)

- System: Oracle VM VirtualBox (Tham khảo: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/chay-windows-xp-trong-linux-vai-meo-voi.html), System Information (hardinfo)

Cách thức cài Oracle VM VirtualBox có thể tham khảo thêm ở bài viết "INSTALL VIRTUALBOX 4.0 (STABLE) IN UBUNTU, VIA REPOSITORY": http://www.webupd8.org/2010/12/install-virtualbox-40-stable-in-ubuntu.html

- Game: PlayOnLinux (Game là mục tôi tạo mới trên Menu giao diện Openbox)

- Thêm 2 gói cho Laptop: acpid powernowd

- Vài công cụ bổ trợ: gnome-nettool gpointing-device-settings numlockx


*** Ngoài ra, tôi đã gỡ bỏ "xfce4-power-manager" và thay thế bằng "gnome-power-manager". Vì có như vậy thì tôi mới sử dụng được phím tăng giảm độ sáng màn hình trên Laptop HP 4515s của mình.

Và để "gnome-power-manager" khởi động cùng Openbox phải sửa file "~/.config/openbox/autostart.sh" như sau:

Tìm đoạn văn bản:

## Enable power management
xfce4-power-manager &


Rồi sửa thành:

## Enable power management
gnome-power-manager &



*** Tôi cũng cài thêm "Parcellite", công cụ quản lý clipboard, và cho nó khởi động cùng Openbox bằng cách thêm vào file "~/.config/openbox/autostart.sh" nội dung như sau:

## Launch Parcellite (Clipboard Manager)
(sleep 2s && parcellite) &



(Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=78&t=14581)

#!

Cóp nhặt: Lịch sử Linux & PMNM; 4 nhóm Distro; Hội chứng tẩy não mang tên Microsoft

Lịch sử HĐH Linux và Phần mềm tự do nguồn mở:

(Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong-nghe/2011/01/1223414/mot-so-linux-distro-pho-bien/)

- 1983: Richard Stallman, giáo sư của MIT thành lập dự án GNU phát triển PMTD (Free Software).

- 1985: Richard Stallman thành lập Tổ chức PMTD (Free Software Foundation) bảo trợ cho dự án GNU.

- 1991: Linus Torvalds viết phiên bản đầu tiên của nhân HĐH Linux và xuất bản theo giấy phép PMTD của Stallman là GPL (General Public License). Do đó, Linux trở thành một HĐH tự do. Nhờ những đặc tính của một PMTD, Linux nhanh chóng được hàng ngàn lập trình viên trên toàn thế giới tham gia phát triển. Và từ đó, Linux xuất hiện nhiều distro khác nhau.

- 1998: Tổ chức "Sáng kiến nguồn mở" (Open Source Initiative) được thành lập bởi Eric Raymond, một hacker kỳ cựu với mục đích quảng bá cho thuật ngữ Phần mềm nguồn mở (Open Source Software). Open Source Software được tạo ra vì thuật ngữ Free Software trong tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn giữa 2 khái niệm "Miễn phí" và "Tự do". Phần mềm miễn phí trong tiếng Anh là Freeware khác hoàn toànới PMTD.

(*) Cuối cùng, cả 2 thuật ngữ Phần mềm tự do và Phần mềm nguồn mở đều có những điểm tương đồng rất lớn. Bên cạnh đó, cả 2 thuật ngữ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do vậy, cộng đồng quyết định sử dụng chung thành một thuật ngữ chính thức là FOSS (Free and Open Soure Software - Phần mềm tự do nguồn mở) như là một tên gọi thống nhất.

(*) Về tranh luận GNU/Linux hay Linux: Ban đầu, Linux chỉ là một nhân HĐH, muốn để trở thành một HĐH hoàn chỉnh (theo định nghĩa trong giới lập trình viên) thì nó cần được gộp chung với các công cụ do dự án GNU phát triển. Vì vậy trong cộng đồng FOSS có 2 luồng quan điểm trái chiều bao gồm:

- Vì bản thân nhân Linux một mình KHÔNG đủ để tạo thành một HĐH nên cần sử dụng tên gọi là GNU/Linux.

- Nhân HĐH là thành phần quan trọng nhất cấu trúc tạo nên một HĐH. Do vậy, chỉ cần gọi tắt là HĐH Linux là đủ.

- 2007: Tổ chức Linux Foundation được thành lập với mục đích hỗ trợ việc phát triển nhân Linux. Linux Foundation có nguồn tài chính hỗ trợ khá mạnh từ các tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới nhằm đảm bảo những người phát triển nhân Linux quan trọng có thể làm việc độc lập, không bị "mua chuộc" bởi bất kì công ty nào. Và hiện tại, cộng đồng FOSS và Linux được dẫn dắt bởi 3 tổ chức phi lợi nhuận quốc tế là Free Software Foundation, Open Source Initiative và Linux Foundation.



4 Nhóm Distro Linux - Sự khác nhau giữa các distro chủ yếu dựa vào 2 yếu tố:

(Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong-nghe/2011/01/1223414/mot-so-linux-distro-pho-bien/)

- Thị trường mà distro muốn nhắm đến, ví dụ dành cho máy chủ, doanh nghiệp, siêu máy tính, người dùng đầu cuối…

- Tùy thuộc vào triết lí phần mềm của từng distro mà những người phát triển quyết định gắn bó lâu dài với distro đó hay không.

Các distro phổ biến và phát triển bền vững hiện nay có thể được chia thành 4 nhóm:

(1) Arch (archlinux.org), Gentoo (gentoo.org), Slackware (slackware.com): Các distro nhắm vào người dùng am hiểu về hệ thống Linux. Hầu hết phương thức xây dựng và cấu hình hệ thống đều phải thực hiện qua môi trường dòng lệnh.

(2) Debian (debian.org), Fedora (fedoraproject.org): Các distro cũng nhắm vào những người dùng am hiểu hệ thống, tuy nhiên cung cấp nhiều công cụ hơn cho những người chưa thật sự hiểu rõ hoàn toàn về Linux. Nhóm này tương đối thân thiện với người dùng mới bắt đầu hơn nhóm (1). Tuy nhiên, các distro nhóm này lại có một quy trình phát triển và kiểm tra chất lượng các gói phần mềm cực kì khắt khe so với các distro còn lại. Để trở thành một lập trình viên chính thức của Debian hay Fedora cần phải có thời gian đóng góp khá dài, và phải được chứng nhận bởi các lập trình viên khác. Do vậy, môi trường để lập trình và nghiên cứu ở 2 distro này khá tốt.

(3) Centos (centos.org), RHEL (redhat.com/rhel), SUSE EL (novell.com/linux): Các distro này chủ yếu nhắm vào thị trường doanh nghiệp, cơ quan, thị trường máy chủ… Các dòng distro này có nhiều đặc tính phù hợp cho mảng thị trường đòi hỏi sự ổn định cao như: thời gian ra phiên bản mới thường khá lâu (3 - 5 năm tùy distro); dịch vụ hỗ trợ thương mại cho các công ty, tổ chức sử dụng sản phẩm; ít sử dụng các công nghệ mới nhất (thường kém ổn định) mà tập trung phát triển trên các công nghệ lâu đời và đáng tin cậy hơn.

(4) Ubuntu (ubuntu.com), Open SUSE (opensuse.org): Nhóm các distro nhắm đến người dùng đầu cuối và người mới bắt đầu sử dụng Linux. Đặc tính của các distro này là thời gian phát hành ngắn, ứng dụng liên tục các công nghệ mới với nhiều công cụ đồ họa để cấu hình hệ thống, thiết kế với mục đích dễ dùng, dễ làm quen, không cần đọc tài liệu đối với người mới.

Xét về triết lí phần mềm (software philosophy), nó chỉ đơn giản là bộ các quy tắc, định hướng, mục tiêu mà những người phát triển một phần mềm đặt ra hay đi theo triết lí do người khác đặt ra để phát triển sản phẩm của mình nhưng phải tuân thủ theo các triết lí đó.

Ví dụ triết lí của Microsoft Windows là dễ sử dụng, ít cấu hình thì triết lí của Mac OS X lại là bóng bẩy, thanh lịch... Các distro Linux cũng có những triết lí riêng, ví dụ:

- Nhóm (1) là cấu trúc gọn nhẹ, uyển chuyển để có thể xây dựng một hệ thống hoàn toàn tuân theo ý của mình.

- Nhóm (2) lại nhắm đến việc chuẩn hóa, chuyên môn hóa quá trình phát triển phần mềm nhằm tạo ra một hệ thống hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp và hạn chế lổ hỗng bảo mật.

- Nhóm (3) phát triển theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ hỗ trợ dài hạn, cung cấp sản phẩm có vòng đời kéo dài (lên tới 7 năm).

- Nhóm (4) cung cấp những công nghệ mới nhất, những hiệu ứng đồ họa bắt mắt ngay sau khi cài đặt, không cần phải cấu hình nhiều…



Hội chứng tẩy não mang tên Microsoft:

(Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=241744)

Một bài viết rất hay của Noyes Katherine đăng trên tạp chí PCWorld với những nhận định sâu sắc xoay xung quanh hệ điều hành của Microsoft

Có thể bạn không tin, nhưng có rất nhiều lí do để người dùng Windows chuyển sang Linux như một giải pháp thực sự hợp lý. Tuy nhiên, điều này lại gặp phải trở ngại rất lớn bởi vấn đề mang tên “Hội chứng tẩy não của Microsoft”.

Thật vậy, hầu hết trong chúng ta “lớn lên” với các sản phẩm của Microsoft ở xung quanh nên sẽ thật khó để hình dung ra một phương cách làm việc nào khác. Trên thực tế, đó gọi là "Hội chứng tẩy não của Microsoft" (Microsoft Trained Brain Syndrome) - thuật ngữ được giới thiệu lần đầu tiên bởi một công ty có tên là ERA Computer & Consulting (ERACC). Và mới đây, điều này đã được nhắc lại một lần nữa trong câu chuyện thành công của Linux trên tờ báo First Arkansas News:

“Những người đã sống, làm việc và chơi game trên các mô hình của Microsoft luôn cảm thấy lạc lõng và bối rối khi họ tiếp cận một mô hình khác. Họ sẽ nhiễm cái tư tưởng sai lầm của Microsoft là một chiếc máy tính thì phải làm được những gì, do đó cảm thấy khó khăn khi sử dụng các hệ thống đơn giản như Unix hay Linux. Bởi vậy, họ luôn cố gắng biến các hệ điều hành này tuân theo mô hình Microsoft mà họ quen thuộc, chính điều này đã khiến các vấn đề nảy sinh.” - Trích bài viết của ERACC.


50 triệu virus

Đúng thế, vấn đề nảy sinh từ chính việc sử dụng Windows, là sự thiếu độ tin cậy, bảo mật kém, giá thành cao và cả các phần mềm độc hại tràn lan. Chỉ mới hôm qua, phòng bảo mật IT AV-Test đã chuyển vào kho lưu trữ của họ tới 50 triệu mã độc mới, điều này thực sự là quá mức tưởng tượng.

Ngược lại, Linux cung cấp rất nhiều lợi thế cho người dùng cá nhân và cả doanh nghiệp. Theo đó, nền tảng an toàn hơn, miễn phí và đáng tin cậy, đồng thời Linux càng ngày càng được nhiều công ty, tổ chức lựa chọn. Song, chính bởi vì quá khác so với Windows mà hệ điều hành này có thể trở nên đáng ngại với những người dùng mới. Đó lại là bởi "Hội chứng tẩy não của Microsoft".


Giải quyết vấn đề

Hầu hết chúng ta không thể nhớ những gì trước khi sử dụng Windows. Và kể từ khi sử dụng hệ điều hành của Microsoft, chúng ta càng không nhớ thêm bất cứ điều gì khác. Điều này có nghĩa là chúng ta đã quá mù quáng với những gì mình biết. Hãy chấm dứt điều này!

Bạn hãy mạnh dạn sử dụng Linux một lần, và sau đó sẽ có ngày bạn tự hỏi chính bản thân rằng: "Tại sao ngày xưa mình lại trung thành với Windows?”. Thêm nữa, nếu có ai đó bạn biết đang chịu ảnh hưởng của hội chứng trên, hãy đưa họ dùng thử Linux một lần và giúp họ chấm dứt “chuỗi ngày đau khổ”.