Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

28 (+2) PHẦN MỀM hay trên Linux (28/08/2011)

(Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn, kết hợp với kinh nghiệm thực tế của tác giả)

Bài viết này chỉ đề cập đến những phần mềm có giao diện đồ họa, chứ không đề cập đến loại giao diện dòng lệnh. Phần lớn những phần mềm này có sẵn trong kho của các bản phân phối Linux phổ biến:


1- LibreOffice: Bộ ứng dụng văn phòng (Nhánh rẽ từ OpenOffice)



        - (Tương tự Microsoft Office bên Windows)
        - Giao diện dễ sử dụng.
        - Các thành phần:
                * Công cụ soạn thảo - Writer
                * Công cụ bảng tính - Calc
                * Công cụ tạo thuyết trình - Impress
                * Công cụ tạo biểu đồ, minh họa - Draw
                * Quản lý cơ sở dữ liệu - Base
                * Công cụ vẽ biểu thức toán học - Math
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS và Solaris.
        - Có giao diện Tiếng Việt.
        - Trang Web: http://www.libreoffice.org


2- Mozilla Firefox: Trình duyệt mạng



        - Tương đối ổn định, mạnh mẽ và bảo mật tốt.
        - Có rất nhiều Add-ons bổ xung thêm tính năng cho Firefox.
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS.
        - Trang Web: http://www.mozilla.com/firefox


3- GIMP: Công cụ chỉnh sửa ảnh



        - (Tương tự Photoshop bên Windows)
        - Giao diện dễ sử dụng
        - Có nhiều tính năng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux/Unix, Windows và MacOS
        - Trang Web: http://www.gimp.org


4- VLC: Trình chơi nhạc và Video



        - Chơi được tất cả các định dạng nhạc và video, ngay cả các file có lỗi
        - Chơi được trực tiếp từ file ISO
        - Chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt
        - Cho phép trích xuất âm thanh và hình ảnh
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, *BSD, Windows, MacOS, Syllable
        - Trang Web: http://www.videolan.org/vlc


5- K3b: Trình ghi đĩa CD/DVD



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Nén được đĩa phim VCD và DVD
        - Có nhiều tính năng
        - Trang Web: http://k3b.plainblack.com


6- Pidgin: Trình khách nhắn tin



        - Hỗ trợ nhiều giao thức như Yahoo, Google Talk, MSN, AIM...
        - Trang Web: http://www.pidgin.im


7- Cheese: Chụp ảnh và quay phim với Webcam



        - Dễ sử dụng
        - Trang Web: http://projects.gnome.org/cheese


8- Ekiga: Hội nghị qua truyền hình



        - Có các chức năng nhắn tin, gọi điện và hội nghị Video
        - Hỗ trợ âm thanh chất lượng HD và truyền hình chất lượng DVD
        - Phù hợp với các tiêu chuẩn điện thoại cơ bản (SIP và H.323)
        - Trang Web: http://ekiga.org


9- Shotwell: Quản lý ảnh chụp



        - Cho phép nhập ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số
        - Có các chức năng quản lý và chỉnh sửa ảnh
        - Hỗ trợ chia sẻ ảnh thông qua Facebook, Flickr và Picasa Web
        - Trang Web: http://yorba.org/shotwell


10- Dropbox: Kho lưu và đồng bộ hóa dữ liệu trên Web



        - Cung cấp 2Gb dung lượng miễn phí trên máy chủ
        - Có thể đồng bộ hóa bất kỳ loại file với bất kỳ kích thước
        - Có thể đồng bộ giữa các máy tính Linux, Windows và MacOS
        - Chỉ đồng bộ những phần thay đổi trong file (không đồng bộ lại cả file), nên tiết kiệm thời gian
        - Trang Web: https://www.dropbox.com


11- Chrome: Trình duyệt mạng từ Google



        - Tốc độ lướt Web nhanh
        - Số lượng add-ons cũng đã khá lớn
        - Tính bảo mật cao
        - Giao diện tinh giản tối đa, nhường chỗ trống cho nội dung Web
        - Trang Web: http://www.google.com/chrome


12- GoldenDict: Từ điển mở đa ngôn ngữ



        - Hỗ trợ nhiều định dạng file từ điển như: Babylon (.BGL), StarDict (.ifo/.dict./.idx/.syn), Dictd (.index/.dict(.dz)), ABBYY Lingvo (.dsl, .lsa/.dat)
        - Có chức năng quét từ popup
        - Hỗ trợ các từ điển online dựa trên MediaWiki như Wikipedia, hay Wiktionary
        - Hỗ trợ dạng file âm thanh MP3
        - Tương thích với Linux và Windows
        - Trang Web: http://goldendict.org


13- Banshee: Trình nghe và quản lý đa phương tiện



        - Chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt
        - Giao diện đơn giản và dễ dùng
        - Hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh, hình ảnh
        - Đồng bộ hóa được với nhiều thiết bị media khác như Android, iPod, iPhone
        - Nén nhạc từ CD
        - Nghe nhạc từ Internet Radio...
        - Có nhiều Extension cung cấp thêm tính năng
        - Trang Web: http://banshee.fm


14- Audacity: Trình thu và biên tập âm thanh



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Có nhiều tính năng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux/Unix, Windows và MacOS
        - Trang Web: http://audacity.sourceforge.net


15- Inkscape: Trình vẽ ảnh Vector



        - (Tương tự CorelDraw bên Windows)
        - Hỗ trợ mở nhiều file cùng lúc, mở nhiều View cho mỗi file
        - Hỗ trợ xuất và nhập nhiều định dạng file
        - Trang Web: http://inkscape.org


16- Blender: Công cụ vẽ mô hình 3D



        - (Tương tự 3DMax bên Windows)
        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Có nhiều tính năng mở rộng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS, Solaris và Irix
        - Trang Web: http://www.blender.org


17- OpenShot: Trình biên tập Video



        - Giao diện và tính năng chú trong vào tính đơn giản, thích hợp với người dùng phổ thông
        - Hỗ trợ kéo thả các tập tin cần xử lý vào giao diện làm việc
        - Xem trước hiệu ứng file video với thời gian thực
        - Hỗ trợ nhiều định dạng file (dựa trên FFmpeg)
        - Upload phim lên Youtube
        - Trang Web: http://www.openshot.org
        - Bài viết tham khảo: OpenShot – Công cụ chỉnh sửa video cho Ubuntu
        - Bài viết tham khảo: Đánh giá phần mềm biên tập phim OpenShot


18- Gparted: Công cụ phân vùng ổ cứng



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Đầy đủ các tính năng cần thiết
        - Trang Web: http://gparted.sourceforge.net


19- VirtualBox (FUEL): Công cụ máy ảo



        - Thiết kế kiểu mô-đun
        - Có phần mềm “Guest Additions” cho máy khách Windows và Linux, giúp nâng cao hiệu suất và thêm tính năng cho các máy khách này
        - Hỗ trợ trao đổi dữ liệu giữa máy chủ và máy khách
        - Hỗ trợ chia sẻ USB giữa máy chủ và máy khách
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS, và Solaris
        - Trang Web: http://www.virtualbox.org
        - Bài viết tham khảo: Chạy Windows XP trong Linux - Vài mẹo với VirtualBox


20- Parcellite: Trình quản lý Clipboard



        - Tuy nhẹ mà vẫn đầy đủ các tính năng cơ bản của một trình quản lý Clipboard
        - Trang Web: http://parcellite.sourceforge.net


21- Xournal: Ghi chú vào file PDF

Từ Phan mem hay

        - Tương tự như Microsoft Windows Journal
        - Trang Web: http://xournal.sourceforge.net


22- FireStarter: Tường lửa



        - Quản lý Real time
        - Có các tính năng nâng cao
        - Trang Web: http://www.fs-security.com


23- Childsplay: Bộ ứng dụng trò chơi giáo dục cho trẻ nhỏ



        - Gồm các ứng dụng dạng “học mà chơi, chơi mà học”
        - Trang Web: http://schoolsplay.wikidot.com


24- Multiget: Trình quản lý và tăng tốc download

Từ Phan mem hay

        - Hỗ trợ các giao thức HTTP/FTP
        - Hỗ trợ đa nhiệm (multi-task)
        - Tăng tốc download với khả năng đa luồng (multi-thread), và download cùng lúc trên nhiều máy chủ (multi-server)
        - Hỗ trợ tạm dừng và khôi phục phiên download chưa hoàn thành
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, BSDs, Windows (2000, XP), MacOS
        - Trang Web: http://multiget.sourceforge.net


25- FileZilla: Trình khách FTP



        - Hỗ trợ các giao thức FTP, FTPS (FTP over SSL/TLS) và SFTP (SSH File Transfer Protocol)
        - Hỗ trợ Ipv6
        - Hỗ trợ khôi phục và truyền tải tập tin >4Gb
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, *BSD, Windows, MacOS...
        - Trang Web: http://filezilla-project.org



BỔ SUNG ngày 10/09/2010 - Địa chỉ tham khảo:

- Top 100 of the Best (Useful) OpenSource Applications

- 23 Useful System Applications for Linux

- Common Applications (Archlinux)

- Lightweight Applications (Archlinux)



BỔ SUNG ngày 10/03/2011 - (+2):

Có 2 phần mềm vẽ CAD cho Linux khá ổn (tương lai chắc sẽ rất ổn):

1- DraftSight: Miễn phí, vẽ được cả 2D và 3D, nhưng các tính năng 3D chỉ ở mức cơ bản

2- BricsCad: Khá chuyên nghiệp, vẽ được cả 2D và 3D, nhưng phải mua (bản rẻ nhất 395USD)

Bài viết tham khảo: Vẽ CAD trên Linux



BỔ SUNG ngày 04/08/2011:
26- OGMRip: Trình nén đĩa phim DVD



        - Nguồn nén (đầu vào) có thể từ DVD, file ISO hoặc thư mục có cấu trúc dạng DVD
        - Đầu ra các định dạng file OGM, AVI, MP4, hoặc Matroska
        - Hỗ trợ rất nhiều codec (Vorbis, MP3, PCM, AC3, DTS, AAC, XviD, LAVC, X264, Theora)
        - Tính toán video bitrate cho một kích thước tập tin
        - Chiết xuất ​​phụ đề trong định dạng SRT hoặc VobSub
        - Hỗ trợ các file âm thanh (PCM, MP3, AC3, DTS, AAC, Vorbis) và phụ đề từ bên ngoài(MicroDVD, SubRip, SRT, Sami, VPlayer, RT, SSA, PJS, MPSub, AQT, JacoSub, VobSub)
        - Cung cấp các cấu hình mã hóa tùy biến
        - Có các plugin mở rộng
        - Dựa trên mplayer, mencoder, ogmtools, MKVToolnix, mp4box, oggenc, lame, và faac để thực hiện các nhiệm vụ
        - Trang Web: http://ogmrip.sourceforge.net
        - Bài viết tham khảo: Ripping DVDs in Linux with OGMRip


BỔ SUNG ngày 28/08/2011:
27- Tor: Công cụ VPN, Proxy, lướt Web ẩn danh

Từ Phan mem hay

        - Tor là một phần mềm miễn phí, giúp bạn bảo vệ chống lại các hình thức giám sát mạng, đe dọa sự tự do cá nhân và riêng tư.
        - Trang Web: https://www.torproject.org
        - Bài viết tham khảo: Truy cập trang Web bị chặn (Facebook, Blogspot, WordPress...) bằng Tor trên Firefox


BỔ SUNG ngày 06/09/2011:
28- DeVeDe: Trình tạo các loại đĩa video DVD, VCD

Từ Phan mem hay

        - DeVeDe là một phần mềm miễn phí, giúp tạo các loại đĩa video DVD, VCD, SVCD, CVD và DivX/MPEG-4 (có hỗ trợ phụ đề) cho các thiết bị chơi video gia đình, từ cùng lúc nhiều tệp video.
        - Tương thích với tất cả các loại định dạng video được hỗ trợ bởi Mplayer.
        - Có phiên bản dành cho hệ điều hành Windows.
        - Trang Web: http://www.rastersoft.com/programas/devede.html
        - Bài viết tham khảo: REVIEW: DeVeDe 3.16.8 – DVD made easy!



Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=11679

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

10 lý do con bạn nên sử dụng Linux

Nguồn: http://www.quantrimang.com.vn/hedieuhanh/linux/70200_10-ly-do-con-ban-nen-su-dung-Linux.aspx

Quản Trị Mạng - Rất nhiều bậc cha mẹ cho dù là kỹ sư công nghệ hay chỉ là nhân viên văn phòng, doanh nhân… công việc của họ khi về nhà dường như vẫn có một điểm chung: dạy con học. Một phần trong đó có liên quan tới IT: giữ cho máy tính con bạn dùng được chạy tốt. Đôi khi, công việc này có phần khó khăn đối với những bậc cha mẹ bận công việc kinh doanh hoặc những người có ít kiến thức về công nghệ.

Tuy nhiên, tại sao bạn không làm công việc này đơn giản hơn bằng cách cài đặt Linux trên máy tính dành cho con bạn? Trong bài báo này, chúng tôi sẽ đưa ra 10 lý do tại sao bạn nên làm vậy.




1. Viruses, malware

Lý do này được đặt lên hàng đầu bởi trẻ em rất dễ mở hoặc cài đặt những thứ chúng không nên. Bởi bạn không thể kiểm soát con trẻ 100% thời gian, bạn không thể biết được chúng đã tải những ứng dụng hoặc file đính kèm ở đâu. Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm diệt virus và chống spyware, nhưng liệu những phần mềm này có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề? Khi bạn cho con mình sử dụng hệ điều hành Linux, lo ngại này sẽ được giải quyết.


2. Bảo mật

Điều này có thể giải thích dễ dàng. Nếu bạn không cho con mình mật khẩu Root, chúng không thể sử dụng với đặc quyền root. Đối với bất kì hệ điều hành sudo-based nào, bạn sẽ phải chỉnh sửa lại file /etc/sudoers để thêm đặc quyền phù hợp cho chúng.


3. Giảm chi phí

Giả sử rằng con bạn đang sử dụng một máy tính đã xuống cấp, cần phải cài lại hệ điều hành. Nếu bạn không có bản copy của Windows và gặp vấn đề trong việc mua một bản mới, cũng như khó khăn trong việc mua một số phần mềm mà bạn sẽ phải trả tiền để sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể tránh được những chi phí này với hệ điều hành Linux. Cùng với máy tính này, bạn sẽ không phải trả một khoản phí nào mà vẫn có thể sử dụng bất kì một ứng dụng nào con bạn muốn hoặc cần thiết cho chúng.


4. Các công cụ phù hợp với tuổi

Bạn có biết có những nhóm phần mềm được thiết kế dành riêng cho trẻ vị thành niên và trẻ em? Đó là Sugar, Edubuntu dành cho lứa tuổi từ 3 đến 18, LinuxKidX dành cho trẻ từ 2 đến 15 tuổi, Foresight Kids cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi, cùng với nhiều nhóm khác. Những công cụ này có đồ họa và ngôn ngữ phù hợp cho lứa tuổi mà họ hướng đến. Ngoài ra, một số nhóm phần mềm hướng tới trẻ nhỏ hơn có thể khóa hệ điều hành để chúng chỉ có thể sử dụng một số tác vụ.


5. Netbook

Trẻ nhỏ là những người dùng netbook tuyệt vời bởi tay và ngón tay chúng nhỏ để có thể sử dụng bàn phím nhỏ gọn, cũng như chúng có thể dễ dàng đặt máy trong lòng để sử dụng. Ngoài ra, hệ điều hành Linux thực sự lý tưởng khi chạy trên netbook. Bạn có thể cài đặt một số phần mềm bạn muốn trên netbook, biến chúng thành sự lựa chọn tuyệt vời cho con trẻ.


6. Học viên lanh lợi

Nếu đặt một máy tính chạy hệ điều hành Linux trước mặt trẻ con, bạn sẽ không phải nghe những lời phàn nàn như “sao nó không chạy nhanh hơn?” hay đại loại như vậy bởi trẻ em sẽ nhanh chóng kiểm soát hệ điều hành Linux. Trí óc của trẻ rất nhạy bén, chúng có thể tiếp nhận rất tốt và con bạn sẽ không gặp vấn đề gì trong việc điều chỉnh các thay đổi.


7. Giữ vững “phong độ”

Không đề cập việc hệ điều hành nào được sử dụng nhiều hơn nhưng thực sự Linux được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Rất nhiều quốc gia chủ yếu sử dụng Linux. Vậy nên, tương lai của Linux rất sáng và dường như ngày càng sáng hơn. Vì vậy, tại sao bạn không cho con mình một sự khởi đầu đi trước? Nếu Windows là hệ điều hành thân thiện với người dùng thì trẻ em bỏ ra hầu hết thời gian của chúng trên Linux sẽ không gặp bất kì vấn đề nào khi tiếp cận Windows. Thực tế, sử dụng Linux có thể giúp trẻ em khả năng hiểu biết về hệ điều hành cũng như cách thức hoạt động của máy tính.


8. Cơ hội học hỏi

Mã nguồn mở giúp khuyến khích học hỏi. Nó thực sự giống như: “Mở tôi ra và học hỏi”. Liệu còn cách học hỏi nào cho trẻ em tốt hơn bằng cách đưa cho chúng khả năng thực hành? Bản tính tò mò và mong muốn học hỏi của trẻ em thực sự lớn. Vậy thì chẳng có lý do gì để chúng ta ngăn cản chúng tiếp cận mã nguồn mở. Khi một đứa trẻ có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở và hệ điều hành mã nguồn mở, cơ hội học hỏi là không giới hạn.


9. Bài học từ cộng đồng

Dạy trẻ về giá trị của các phần mềm mã nguồn mở có thể giúp chúng hiểu thêm về cộng đồng. Mặc dù con bạn không có khả năng hiểu, mở code của các ứng dụng chúng đang sử dụng nhưng chúng lại cần có, sử dụng những lợi thế chúng cần để phát triển. Khả năng hiểu biết về mã nguồn mở sẽ giúp con bạn hiểu được ý nghĩa cũng như cách thức hoạt động của của chúng ngay từ khi còn nhỏ. Sử dụng Linux từ khi còn nhỏ cũng là cách gián tiếp dạy trẻ về lợi ích của tình nguyện – điều mà ngay cả người lớn chúng ta cũng phải học.


10. Thông tin đã được lọc

Linux có rất nhiều cách khác nhau để có thể lọc thông tin dành cho trẻ con. Từ DansGuardian cho tới SquidGuard hay những file lọc thông tin thông thường khác, bạn có thể lọc thông tin trong Linux tốt hơn nhiều so với Windows. Với những công cụ này, bạn có thể khóa những gì con bạn có thể và không thể làm (mà không cần dùng tới phần mềm thứ 3). Do vậy, Linux nhanh chóng trở thành môi trường máy tính an toàn cho con bạn.


Lựa chọn của bạn

Bạn có tin Linux là tốt cho con mình? Bạn có nghĩ Linux có thể giúp – hoặc gây cản trở - con bạn học hỏi trên máy tính? Hệ điều hành nào mà bạn cho là lựa chọn tốt nhất cho con bạn? Linux? Windows? OS X? Tất cả đều là lựa chọn của bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn được phần nào. Chúc các bạn vui vẻ!


Lamle (Techrepublic.com)